Mang thai 3 tháng đầu cơ thể của mẹ bầu sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi từ sinh lý, nội tiết tố và thể trạng kèm theo đó là những cơn ốm nghén khiến mẹ bầu khó chịu, không thể ăn uống. Vậy mẹ bầu cần ăn uống những gì để đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt.
Để tốt cho sức khỏe mẹ bầu cũng như cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, mời bạn đọc và các mẹ cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé 3 tháng đầu thai kỳ nhé!
1. Vì sao cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống được hình thành, song song với quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,... đều hoàn thiện.
Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,... Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì có thể gây dị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.
2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và nền tảng phát triển tối ưu cho bé. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn cần đặc biệt tập trung vào những chất dinh dưỡng sau.
2.1 Axit folic
Axit folic, còn được gọi là vitamin B9, là vi chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi, giúp thai nhi tổng hợp AND trong 3 tháng đầu và còn giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh cũng như dị tật tim, sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ…
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung lượng axit folic khoảng 400-600mcg/ngày. Nguồn bổ sung axit folic mà mẹ bầu nên chú ý để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày là gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, cà chua, cam…
2.2 protein
Protein rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, protein còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,... trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 - 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày.
2.3 Canxi
Mẹ bầu cần bổ sung 800 – 1000mg canxi trong 3 tháng đầu và tăng dần vào các quý tiếp theo. Vì vậy, những thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, sữa dê, sữa bột… chính là một trong những đáp án cho câu hỏi “dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu”. Chỉ khi được bổ sung đủ canxi, bé cưng trong bụng mẹ mới có thể hình thành và xây dựng hệ xương, răng vững chắc. Thiếu canxi, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, tăng nguy cơ mắc dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp…
2.4 Sắt
Sắt giữ nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng, đồng thời giúp phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, chất này còn góp phần cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu nên nếu thiếu sắt, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao, kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non, bé sinh thiếu cân.
Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc… Lượng sắt mẹ bầu cần bổ sung trong thời gian này là khoảng 45-90mg/ ngày.
2.5 Chất xơ
Phụ nữ có nguy cơ cao bị táo bón khi mang thai, ăn nhiều chất xơ có tác dụng giảm thiểu nguy cơ đó. Ăn nhiều chất xơ trong thai kỳ cũng giúp làm giảm nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ, một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp ở mẹ bầu trong thời gian mang thai.
2.6 Kẽm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển bình thường, tính toàn vẹn của tế bào, và một số chức năng sinh học bao gồm chuyển hóa axit nucleic và tổng hợp protein. Vì tất cả các chức năng này đều tham gia vào quá trình tăng trưởng và phân chia tế bào, nên kẽm rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.
2.7 Vitamin C
Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả,...;
Vitamin C còn giúp thúc đẩy sự phát triển xương và mô ở thai nhi đang phát triển, tăng cường hấp thu sắt và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Hàm lượng vitamin C bổ sung mỗi ngày theo khuyến nghị là 85mg.
2.8 Kali
Kali khi kết hợp với natri giúp cơ thể bạn duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp đồng thời hỗ trợ điều chỉnh huyết áp. Hàm lượng kali bổ sung mỗi ngày theo khuyến nghị là 2900mg.
3. Thực phẩm các mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu không chú ý trong vấn đề ăn uống thì mẹ bầu có thể phải đối diện với nguy cơ sảy thai. Một số loại thực phẩm dưới đây có thể gây sảy thai hoặc không tốt cho thai nhi, thai phụ cần chú ý kiêng cẩn thận nhé.
Dứa: Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong 3 tháng đầu mang thai có thể khiến thai chết lưu. Nguyên nhân vì dứa chứa các bromelain - nguyên nhân gây co thắt ở phụ nữ mang thai, dẫn tới sảy thai;
Cua: Nên hạn chế ăn cua quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi chúng có thể làm tử cung co lại, gây xuất huyết bên trong hoặc thậm chí là thai chết lưu. Ngoài ra, cua có hàm lượng cao cholesterol, không tốt cho sức khỏe của thai phụ;
Lô hội (nha đam): Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nên tránh sử dụng nước ép lô hội vì nó có thể gây xuất huyết vùng chậu dẫn tới sảy thai.
Hạt mè (vừng): Là loại thực phẩm thai phụ không nên ăn quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hạt vừng khi kết hợp sử dụng với mật ong có thể dẫn tới sảy thai. Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn hạt vừng đen trong giai đoạn cuối của thai kỳ để sinh con dễ dàng hơn.
Gan động vật: Gan động vật có chứa nhiều vitamin A nhưng các bà bầu chỉ nên ăn 1 - 2 lần/tháng. Nguyên nhân là vì nếu ăn gan động vật quá nhiều sẽ dẫn tới tích tụ nhiều retinol có thể gây hại cho thai nhi.
Đu đủ: Đu đủ xanh hoặc ương có chứa các enzyme có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung gây sảy thai.
Chùm ngây: Tuy rất giàu vitamin, kali và sắt nhưng chùm ngây lại có chứa alpha sitosterol có hại cho phụ nữ mang thai vì có thể dẫn tới sảy thai. Đó là lý do thai phụ trong 3 tháng đầu không nên ăn loại rau này.
Chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng: Có chứa vi khuẩn listeria có hại cho phụ nữ mang thai;
Thực phẩm sống: Rau, quả chưa rửa kỹ, rau mầm sống, thịt chưa được nấu chín,... vì một loại ký sinh trùng là toxoplasma sống trên rau, thịt chưa được rửa kỹ, nấu chín có thể gây hại cho sự phát triển tâm thần của thai nhi;
Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Các bà bầu đang mang thai 3 tháng đầu không nên ăn một vài loại cá và động vật giáp xác như cá kiếm, cá kình, cá ngừ, cá thu,... vì chúng có hàm lượng thủy ngân rất cao. Thay vào đó, thai phụ nên chọn tôm, cá cơm, cá hồi, cá rô phi,... vì chúng chứa ít thủy ngân, được chứng minh an toàn đối với phụ nữ mang thai. Đồng thời, thai phụ cũng không nên ăn hải sản tươi sống vì chúng có thể tồn tại vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé;
Các chất kích thích: Cà phê, rượu, bia và các chất chứa cồn làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi hoặc khiến trẻ chậm phát triển;
Muối: Giảm muối trong thực đơn đối với những thai phụ đang bị phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để phòng ngừa nguy cơ tai biến khi sinh.
Hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp cho các mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang bầu nhé !
Danh Trường
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.