Rau xanh và trái cây luôn được coi là loại thực phẩm lành tính và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì cần phải lưu ý tới một số loại rau, quả không được sử dụng nhiều trong thời gian thai kì. Bởi nếu không sẽ dễ dẫn tới các tình trạng xuất huyết trong, động thai và nặng nhất là sảy thai.
Để tránh nguy cơ sinh non, co bóp tử cung, sảy thai, các thai phụ cần lưu ý không nên ăn những loại rau quả dưới đây.
Rau xanh và trái cây luôn được coi là loại thực phẩm lành tính và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì cần phải lưu ý tới một số loại rau, quả không được sử dụng nhiều trong thời gian thai kì. Bởi nếu không sẽ dễ dẫn tới các tình trạng xuất huyết trong, động thai và nặng nhất là sảy thai.
Để tránh nguy cơ sinh non, co bóp tử cung, sảy thai, các thai phụ cần lưu ý không nên ăn những loại rau quả dưới đây.
1. Mướp Đắng (Khổ Qua)
Nhiều kết quả nghiên cứu hiện nay đã khẳng định tình trạng sẩy thai có thể xảy ra nếu thai phụ ăn nhiều mướp đắng.Trong mướp đắng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh, và vị đắng của quả gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần.
Ngoài ra, ăn nhiều mướp đắng cũng gây tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hoá. Do đó, các nhà khoa học cảnh báo, phụ nữ có thai nên tránh ăn quá nhiều mướp đắng.
2. Rau Sam
Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Tuy nhiên, người có thai cần hạn chế việc sử dụng rau sam bởi rau này có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
3. Ngải Cứu
Ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm nên có tác dụng tốt trong việc điều hoà tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng. Tuy ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, việc lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.
4. Rau Ngót
Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… Trong rau ngót có chứa vitamin K, một loại vitamin hiếm trong giới thực vật. Đồng thời trong rau ngót còn có một lượng đạm thực vật, sắt, mangan và vitamin A.
Tuy nhiên, trong rau ngót có chứa Papaverin, một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Việc sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
5. Rau Chùm Ngây
Nghiên cứu khoa học cho thấy, lá và hoa của rau chùm ngây có chứa gấp 7 lần lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối.
Đây hẳn là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho người đang mang thai. Nguyên nhân là do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.
6. Rau Răm
Rau răm là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Rau răm khi ăn sống sẽ có tác dụng giúp ấm bụng, tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt, trong rau răm có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
7. Quả Thơm (Dứa)
Dứa là loại quả đứng đầu danh sách những loại trái cây bà bầu không nên ăn, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì. Bởi Dứa có chứa bromelain - một chất làm mềm tử cung, thậm chí có thể làm hại đến bào thai, gây sảy thai. Ngoài ra, một số chị em ăn nhiều dứa hoặc uống nước ép dứa khi mang thai cũng có nguy cơ bị tiêu chảy hoặc dị ứng do rát lưỡi.
Dứa không được khuyến khích dùng cho bà bầu 3 tháng đầu nhưng rất tốt cho bà bầu sắp đến ngày dự sinh vì nó làm mềm tử cung và gây ra những cơn co thắt tử cung giúp thai phụ có cuộc chuyển dạ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
8. Đu Đủ Xanh
Đu đủ xanh có chứa rất nhiều enzymes (trong mủ) có thể tạo nên các cơn co thắt tử cung, dễ gây sảy thai. Hơn nữa, loại quả này còn chứa prostaglandin và oxytocin, những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Đó là lý do bà bầu không nên ăn đu đủ xanh, nhất là 3 tháng đầu.
Theo các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ, đu đủ xanh có chất gây sảy thai. Thử nghiệm chất chiết xuất từ nhựa đu đủ (papain, PLE) trên tử cung chuột cho thấy, nhựa đu đủ khiến tử cung bị co bóp và mạnh nhất là thời kỳ sau của thai kỳ, có thể gây ra phù và xuất huyết nhau thai, những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể dẫn tới sinh non.
9. Quả Đào
Đào có vị ngọt nhưng tính nóng. Khi ăn đào mẹ bầu có nguy cơ bị xuất huyết do nóng trong. Vỏ đào chứa nhiều long, nếu ăn không gọt vỏ thì có thể gây dị ứng, ngứa rát và phát ban. Vì thế, trong những tháng đầu của thai kì, chị em nên hạn chế ăn loại quả này, nếu ăn thì phải gọt vỏ cẩn thận và chỉ ăn 1 – 2 miếng.
10. Quả Nhãn
Nhãn tươi hay đã được sấy khô (long nhãn) thì cũng đều là loại trái cây ngon và có tác dụng an thần, bổ máu, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên, bà bầu cần hạn chế ăn nhãn vì loại quả này có tính nóng, dễ gây táo bón, đau bụng dưới, ăn nhiều có thể gây động thai hoặc sảy thai.
11. Táo Mèo
Táo mèo có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc tính của táo mèo là có vị chua chua, ngọt ngọt nên được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Tuy nhiên, táo mèo không thích hợp với bà bầu do có chất gây co bóp tử cung dẫn tới sinh non hoặc sẩy thai.
12. Quả Ổi
Ổi không hề lành tính với mẹ bầu như nhiều người vẫn nghĩ. Thực tế ổi là loại trái cây có công dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, làm đẹp da nhưng phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn ổi vì nó có tính nóng. Nếu ăn thì cần gọt vỏ và nên ăn ít, tốt nhất là bà bầu có thể chế biến ổi thành dạng nước ép để sử dụng.
13. Quả Mận
Mặc dù mận chứa khá nhiều chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, kali, phốt pho… nhưng các mẹ bầu cũng cần hạn chế sử dụng, bởi ăn nhiều mận rất dễ bị táo bón, xuất huyết và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, quả mận cũng nằm trong diện những loại trái cây bà bầu không nên ăn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì.
14. Quả Nho
Quả nho có chứa lượng lớn resveratrol – một chất độc nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Ăn nhiều nho cũng có thể gây mất nước, tiêu chảy. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng bà bầu cần tránh ăn nho trong 3 tháng cuối thai kì.
15. Quả Dưa Hấu
Dưa hấu tuy nhiều nước cũng chứa một lượng đường lớn, nếu thường xuyên ăn dưa hấu dễ khiến mẹ bầu bị tăng lượng đường trong máu dẫn tới nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Thêm nữa, khi ăn dưa hấu ướp lạnh, chị em còn có nguy cơ bị đau bụng tiêu chảy.
16. Quả Vải
Mẹ bầu vẫn có thể ăn một vài quả vải trong ngày nhưng chỉ thỉnh thoảng nên ăn, không nên ăn thường xuyên. Bởi vải có tính nóng, dễ làm mẹ bầu nổi mụn, rôm sảy. Bên cạnh đó những chị em có tiền sử tiểu đường, thừa cân béo phì không nên ăn vải vì trong quả vải chứa hàm lượng đường rất cao.
17. Chuối Tiêu
Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai nên ăn các loại chuối tây quả nhỏ sẽ lành hơn là ăn chuối tiêu. Đặc biệt, bà bầu không được ăn chuối tiêu khi đang đói bụng vì chuối có chứa nhiều magiê. Ăn chuối khi đói sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng magiê và canxi trong máu gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
18. Quả Dừa
Uống nước dừa khi mang thai vừa giúp bạn bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể, vừa tăng cường các loại vitamin, dưỡng chất có lợi. Đặc biệt, nhiều mẹ bầu bị thiếu ối cũng được khuyến cáo nên uống nước dừa. Tuy Nhiên, Uống nước dừa khi mang thai không phải lúc nào cũng tốt. Thậm chí, nếu uống nước dừa không đúng cách, mẹ bầu có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.
Mang thai 3 tháng đầu, bầu nên hạn chế uống nước dừa, bởi nước dừa có tính hàn rất dễ gây sảy thai trong những tháng đầu của thai kì, và nhất là những mẹ bầu nghén nặng bởi nước dừa có thể là nguyên nhân làm tình trạng ốm nghén thêm tồi tệ. Hơn nữa, với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, uống nước dừa thường xuyên có thể làm cân nặng tăng vượt mức cần thiết trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Nguyễn Ngọc
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi mà còn giúp an thai và mang đến một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc chọn lựa thực phẩm bổ sung vào cơ thể không hề dễ dàng bởi không phải thực phẩm nào cũng tốt cho cơ thể.
Thực đơn cho phụ nữ sau sinh cần đảm bảo cung cấp thêm năng lượng giúp các mẹ khỏe mạnh và lợi sữa để cho con bú. Để đảm bảo các yếu tố trên, các mẹ sau sinh cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Mang thai 3 tháng đầu cơ thể của mẹ bầu sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi từ sinh lý, nội tiết tố và thể trạng kèm theo đó là những cơn ốm nghén khiến mẹ bầu khó chịu, không thể ăn uống. Vậy mẹ bầu cần ăn uống những gì để đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt.
Chè hạt sen đậu xanh là một món chè được mọi người ưa thích và nhiều người biết đến. Hạt sen và đậu xanh là hai nguyên liệu được mọi người sử dụng rất nhiều để nấu chè vì nó rất mát và bổ dưỡng. Đậu xanh có thể trị nhiều bệnh cho cả trẻ em và người lớn, giúp da dẻ hồng hào, thanh nhiệt tốt. Hạt sen giúp an thần, ngủ ngon, trị đau đầu, thiếu máu Sự kết hợp của hai loại thực phẩm trong cách nấu chè hạt sen đậu xanh giúp cho món chè có tác dụng bồi bổ, thanh nhiệt các bạn nhé. Hôm nay Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu chè hạt sen đậu xanh thanh nhiệt, giải độc này nhé.
Nhiều người quan niệm rằng, muốn bồi bổ sức khỏe thì phải tìm đến những thực phẩm khan hiếm, đắt đỏ, hoặc những vị thuốc đặc biệt, điều này không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi những thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể có những tác dụng tốt không kém gì thuốc quý, hãy thử tham khảo phân tích sau đây của chuyên gia.
Phụ nữ sau sinh mổ ăn được trái cây gì để vết mổ nhanh lành nhưng vẫn phải đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú là điều mà nhiều chị em đắn đo suy nghĩ. Sau khi sinh mổ, các mẹ bầu thường dễ bị suy kiệt và mất sức. Do đó, việc ăn uống đầy đủ để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhanh phục hồi và giúp vết thương mau lành là việc vô cùng cần thiết.
Trong thời gian mang thai, nhiều chị em bị đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, hoặc thai kích ngược lên trên, hoặc thai sa thấp xuống dưới, hoặc âm đạo có thể ra ít dịch màu hồng nhạt hoặc ra vài giọt máu thì gọi là động thai, Đông y gọi bào trở...
Nguyên nhân có thể là sự bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai, mẹ bị sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết, các bệnh về tử cung...
Khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngay, nếu không hết các triệu chứng phải đi khám thai để được chẩn đoán và điều trị. Chị em nên ăn những món cháo, canh thuốc bổ thận, an thai để tăng cường sức khỏe, khí huyết sung mãn.
Nước uống tốt cho bà bầu ngoài nước khoáng còn nhiều thức uống khác giúp bà bầu thanh lọc và sảng khoái cơ thể và cung cấp dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt với bà bầu trong 3 tháng đầu như uống nước dừa, sinh tố, chanh tươi … có thể hạn chế được những cơn ốm nghén, buồn nôn, nôn ói hiệu quả.
Sau đây là các loại nước uống tốt cho sức khỏe của bà bầu mà Không mất nhiều thời gian để chế biến, vì vậy các mẹ bầu hãy thực hiện để thưởng thức ly giải khát, bổ dưỡng trong những ngày hè nóng bức để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho bạn và thai nhi.