Lượng i-ốt thiếu hụt trong quá trình mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc bổ sung i-ốt an toàn bằng các loại thực phẩm là vô cùng cần thiết trong thực đơn mỗi ngày.
Hiện nay trên thế giới, hằng năm, có 18 triệu trẻ sơ sinh chào đời bị chậm phát triển trí tuệ do mẹ bầu thiếu hụt iốt, tức là không bổ sung iốt hay bổ sung không đủ trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Đây là một con số đáng báo động. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý bổ sung iốt đầy đủ trong quá trình mang thai nhé.
Iốt là một chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Nội tiết tố này đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển ổn định, giúp các hoạt động của não, xương, cơ, tim, miễn dịch và chuyển hóa của cả mẹ lẫn con diễn ra bình thường. Trong bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ chia sẻ lý do vì sao mẹ bầu nên bổ sung iốt trong thai kỳ, liều lượng thích hợp và nguy cơ nếu thiếu iốt.
Lượng i-ốt thiếu hụt trong quá trình mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc bổ sung i-ốt an toàn bằng các loại thực phẩm là vô cùng cần thiết trong thực đơn mỗi ngày.
Hiện nay trên thế giới, hằng năm, có 18 triệu trẻ sơ sinh chào đời bị chậm phát triển trí tuệ do mẹ bầu thiếu hụt iốt, tức là không bổ sung iốt hay bổ sung không đủ trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Đây là một con số đáng báo động. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý bổ sung iốt đầy đủ trong quá trình mang thai nhé.
Iốt là một chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Nội tiết tố này đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển ổn định, giúp các hoạt động của não, xương, cơ, tim, miễn dịch và chuyển hóa của cả mẹ lẫn con diễn ra bình thường. Trong bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ chia sẻ lý do vì sao mẹ bầu nên bổ sung iốt trong thai kỳ, liều lượng thích hợp và nguy cơ nếu thiếu iốt.
Vì Sao Phụ Nữ Mang Thai Cần Bổ Sung Đầy Đủ Iot
Một số lý do giải thích cho việc mẹ bầu cần hấp thụ đủ iốt là:
+ Iốt cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu hụt có thể làm giảm khả năng hoạt động ở những bộ phận này
+ Iốt giúp điều hòa sự trao đổi chất của bé yêu
+ Cơ thể bạn sản xuất thêm khoảng 50% hormone tuyến giáp để giúp thai nhi phát triển tuyến giáp bình thường và khỏe mạnh. Nếu không, tình trạng thiếu hụt có thể dẫn đến hiện tượng bướu cổ của người mẹ và thai nhi (tuyến giáp mở rộng bất thường) hoặc suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
+ Ngoài ra, nếu thai nhi có tuyến giáp kém phát triển có thể gây ra hiện tượng chỉ số IQ thấp cũng như gặp vấn đề về phát triển hoặc khuyết tật học tập
+ Bổ sung iốt không đủ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, thai chết lưu và tử vong ở trẻ sơ sinh
+ Mức độ iốt cực kỳ thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của em bé, ví dụ như đần độn
+ Theo một nghiên cứu, không đủ lượng iốt cần thiết trong thai kỳ có liên quan với tăng nguy cơ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em. ADHD được liên kết với các tình trạng rối loạn hành vi, rối loạn thách thức chống đối, lo lắng, trầm cảm, rối loạn phổ tự kỷ…
Dù bổ sung iốt là điều cần thiết nhưng bạn phải biết được mình nên nạp vào bao nhiêu, không được nhiều hay ít hơn lượng quy định được khuyến nghị.
Bổ Sung Iốt Như Thế Nào Mới Hợp Lý?
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mức bổ sung iốt hàng ngày được đề xuất cho phụ nữ mang thai là 220mcg. Nếu không hấp thụ đủ lượng iốt cần thiết mỗi ngày, bạn có thể bù đắp lại bằng cách ăn những thực phẩm giàu iốt hoặc những loại thuốc bổ sung dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Tác Hại Khi Mẹ Bầu Bổ Sung Iốt Quá Nhiều
Một nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu hấp thụ iốt quá giới hạn, em bé chào đời sẽ mắc chứng suy giáp bẩm sinh. Khi không được điều trị, suy giáp sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu thần kinh nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, quá nhiều iốt cũng gây nên các tác động xấu như:
+ Bướu cổ do tuyến giáp mở rộng bất thường
+ Viêm tuyến giáp và ung thư tuyến giáp
+ Cảm giác nóng rát ở cổ họng, miệng và dạ dày
+ Sốt, tiêu chảy và đau dạ dày
+ Buồn nôn và ói mửa
+ Mạch yếu và hôn mê (trường hợp hiếm gặp)
Để giữ an toàn, hãy hạn chế lượng iốt bằng cách dựa vào các nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tự nhiên.
Sử Dụng Thực Phẩm Chức Năng Bổ Sung Iốt Có An Toàn Không?
Hầu hết các bác sĩ nhận định dùng bổ sung iốt bằng thực phẩm chức năng trong khi mang thai là an toàn. Thêm vào đó, không dễ hấp thụ được lượng iốt cần thiết chỉ bằng chế độ ăn uống nên có thể dùng thực phẩm chức năng để bổ sung.
+ Những phụ nữ đang cố gắng thụ thai, mang thai hoặc cho con bú có thể uống khoảng 150mcg thực phẩm chức năng để bổ sung iốt mỗi ngày, đặc biệt là nếu họ không thể nhận lượng khoáng chất cần thiết.
+ Nếu bạn đã được bổ sung iốt do có vấn đề ở tuyến giáp từ trước, hãy thông báo với bác sĩ.
+ Hầu hết vitamin prenatal đều chứa iốt. Nếu không, bạn có thể dùng thực phẩm bổ sung chứa kết hợp iốt và folate.
+ Không nên ăn rong biển hoặc thực phẩm bổ sung iốt có nguồn gốc rong biển vì chúng có chứa một lượng iốt khác nhau và có thể chứa thủy ngân, gây nguy hiểm cho bé.
Một Số Loại Thực Phẩm Nhiều Iot Tốt Cho Sức Khỏe Phụ Nữ Mang Thai
1. Tảo Biển
Đứng đầu trong danh sách Top 10 thực phẩm chứa nhiều i-ốt cho bà bầu phải kể đến chính là tảo biển. Trong đó, 100g tảo bẹ có khoảng 1mg i-ốt còn 100g tảo khô có tới 1.8mg i-ốt.
Hàm lượng này vượt quá mức nhu cầu 0.22 – 0.25mg i-ốt/ ngày của bà bầu nên việc sử dụng tảo biển cần liều lượng hợp lý, tránh ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả hai mẹ con.
2. Rau Chân Vịt, Rau Bina
Trong các loại thực vật, rau chân vịt là loại chứa i-ốt ở mức cao. Cứ 100g rau chân vịt có khoảng 0.164mg i-ốt. Do vậy, bà bầu nên bổ sung rau chân vịt trong thực đơn hằng ngày để cung cấp đủ i-ốt cho quá trình mang thai.
3. Rau Cần
Có khoảng 0.16mg i-ốt/100g rau cần. Với hàm lượng này, rau cần xứng đáng là thức ăn giàu i-ốt cho bà bầu.
4. Cua, Ghẹ Biển
Chứa lượng i-ốt ở mức vừa phải nhưng cua, ghẹ biển không chỉ giúp bà bầu bổ sung khoảng 0.1mg i-ốt mà còn có thêm canxi, protein và một số khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.
5. Cá Biển
Hầu hết các loại cá biển đều chứa hàm lượng i-ốt tự nhiên tốt cho sức khỏe bà bầu. Trong đó, 100g cá thu cung cấp khoảng 0.08mg i-ốt, 100g cá tuyết cung cấp khoảng 0.1mg i-ốt cho cơ thể khi mang thai.
6. Cải Thảo
Cứ 100g cải thảo thì có khoảng 0.098mg i-ốt. Tuy hàm lượng không quá nhiều nhưng cải thảo vẫn là thức ăn giàu i-ốt cho bà bầu mỗi ngày.
7. Trứng Gà
Bên cạnh 0.097mg i-ốt/100g trứng gà, các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, protein, canxi, chất chống oxy hóa có trong trứng gà cũng góp phần cải thiện sức khỏe và hoạt động não bộ của thai nhi.
8. Khoai Tây
Khoai tây là thực phẩm bổ sung i-ốt an toàn, đồng thời, cung cấp thêm nhiều chất xơ, kali và các vitamin khác. Bà bầu nên bổ sung khoai tây vào chế độ ăn mỗi ngày.
9. Sữa
Bà bầu uống sữa không chỉ bổ sung canxi, vitamin D, mangan, folate, phốt pho, kali, magie… mà còn cung cấp thêm i-ốt đáp ứng nhu cầu cơ thể trong quá trình mang thai.
10. Muối I-Ốt
Muối biển tự nhiên không có nhiều i-ốt nhưng muối đã được bổ sung i-ốt có hàm lượng 7.6mg i-ốt/100g. Vì thế, bà bầu nên sử dụng muối i-ốt trong quá trình nấu ăn, nêm nếm gia vị hằng ngày với liều lượng vừa phải, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu i-ốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.
Lưu Ý:
Cũng như người bình thường, nếu chế độ ăn hằng ngày thiếu hoặc thừa i-ốt, tuyến giáp của bà bầu sẽ mất cân bằng các hormone dẫn đến các căn bệnh về tuyến giáp.
Để đảm bảo sức khỏe, hãy thay đổi chế độ, thực đơn dinh dưỡng có các thực phẩm chứa nhiều i-ốt cho bà bầu để cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé!
Chúc bà bầu luôn khỏe và vượt cạn thành công!
Nguyễn Ngọc
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi mà còn giúp an thai và mang đến một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc chọn lựa thực phẩm bổ sung vào cơ thể không hề dễ dàng bởi không phải thực phẩm nào cũng tốt cho cơ thể.
Thực đơn cho phụ nữ sau sinh cần đảm bảo cung cấp thêm năng lượng giúp các mẹ khỏe mạnh và lợi sữa để cho con bú. Để đảm bảo các yếu tố trên, các mẹ sau sinh cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Mang thai 3 tháng đầu cơ thể của mẹ bầu sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi từ sinh lý, nội tiết tố và thể trạng kèm theo đó là những cơn ốm nghén khiến mẹ bầu khó chịu, không thể ăn uống. Vậy mẹ bầu cần ăn uống những gì để đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt.
Rau xanh và trái cây luôn được coi là loại thực phẩm lành tính và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì cần phải lưu ý tới một số loại rau, quả không được sử dụng nhiều trong thời gian thai kì. Bởi nếu không sẽ dễ dẫn tới các tình trạng xuất huyết trong, động thai và nặng nhất là sảy thai.
Để tránh nguy cơ sinh non, co bóp tử cung, sảy thai, các thai phụ cần lưu ý không nên ăn những loại rau quả dưới đây.
Chè hạt sen đậu xanh là một món chè được mọi người ưa thích và nhiều người biết đến. Hạt sen và đậu xanh là hai nguyên liệu được mọi người sử dụng rất nhiều để nấu chè vì nó rất mát và bổ dưỡng. Đậu xanh có thể trị nhiều bệnh cho cả trẻ em và người lớn, giúp da dẻ hồng hào, thanh nhiệt tốt. Hạt sen giúp an thần, ngủ ngon, trị đau đầu, thiếu máu Sự kết hợp của hai loại thực phẩm trong cách nấu chè hạt sen đậu xanh giúp cho món chè có tác dụng bồi bổ, thanh nhiệt các bạn nhé. Hôm nay Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu chè hạt sen đậu xanh thanh nhiệt, giải độc này nhé.
Nhiều người quan niệm rằng, muốn bồi bổ sức khỏe thì phải tìm đến những thực phẩm khan hiếm, đắt đỏ, hoặc những vị thuốc đặc biệt, điều này không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi những thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể có những tác dụng tốt không kém gì thuốc quý, hãy thử tham khảo phân tích sau đây của chuyên gia.
Phụ nữ sau sinh mổ ăn được trái cây gì để vết mổ nhanh lành nhưng vẫn phải đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú là điều mà nhiều chị em đắn đo suy nghĩ. Sau khi sinh mổ, các mẹ bầu thường dễ bị suy kiệt và mất sức. Do đó, việc ăn uống đầy đủ để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhanh phục hồi và giúp vết thương mau lành là việc vô cùng cần thiết.
Trong thời gian mang thai, nhiều chị em bị đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, hoặc thai kích ngược lên trên, hoặc thai sa thấp xuống dưới, hoặc âm đạo có thể ra ít dịch màu hồng nhạt hoặc ra vài giọt máu thì gọi là động thai, Đông y gọi bào trở...
Nguyên nhân có thể là sự bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai, mẹ bị sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết, các bệnh về tử cung...
Khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngay, nếu không hết các triệu chứng phải đi khám thai để được chẩn đoán và điều trị. Chị em nên ăn những món cháo, canh thuốc bổ thận, an thai để tăng cường sức khỏe, khí huyết sung mãn.