Loãng xương là căn bệnh khó điều trị và thường để lại hậu quả xấu như: gãy xương, lún xương, gù vẹo cột sống… làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh.
Bình thường có 2 quá trình đồng thời xảy ra tác động trực tiếp lên xương của con người đó là tạo xương và hủy xương. Khi còn trẻ, quá trình tạo xương chiếm ưu thế, xương ngày một phát triển, các bè xương to ra.
Đến tuổi trưởng thành, hai quá trình tạo và hủy xương cân bằng với nhau, xương luôn cứng chắc.
Tuy nhiên, ở người lớn tuổi, quá trình tạo xương giảm, hủy xương tăng lên. Hậu quả là các bè xương mỏng đi, số lượng bè cũng giảm, tạo ra các khoang rỗng bên trong xương, các khoáng chất như canxi, phospho cũng bị rửa trôi đi, hàm lượng chất khoáng trong xương giảm đi, xương trở nên nhẹ hơn. Tình trạng này của xương được gọi là loãng xương hoặc xốp xương. Và Độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương.
Loãng xương là căn bệnh khó điều trị và thường để lại hậu quả xấu như: gãy xương, lún xương, gù vẹo cột sống… làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh.
Bình thường có 2 quá trình đồng thời xảy ra tác động trực tiếp lên xương của con người đó là tạo xương và hủy xương. Khi còn trẻ, quá trình tạo xương chiếm ưu thế, xương ngày một phát triển, các bè xương to ra.
Đến tuổi trưởng thành, hai quá trình tạo và hủy xương cân bằng với nhau, xương luôn cứng chắc.
Tuy nhiên, ở người lớn tuổi, quá trình tạo xương giảm, hủy xương tăng lên. Hậu quả là các bè xương mỏng đi, số lượng bè cũng giảm, tạo ra các khoang rỗng bên trong xương, các khoáng chất như canxi, phospho cũng bị rửa trôi đi, hàm lượng chất khoáng trong xương giảm đi, xương trở nên nhẹ hơn. Tình trạng này của xương được gọi là loãng xương hoặc xốp xương. Và Độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương.
Các Biểu Hiện Của Bệnh Loãng Xương Ở Người Cao Tuổi
Quá trình loãng xương diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì, chỉ tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện bệnh. Sau đây là một số biểu hiện chính của bệnh:
- Đau nhức các đầu xương: đau nhức, mỏi dọc các xương dài; đau nhức như châm chích toàn thân; đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.
- Đau cột sống, đau quanh cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.
- Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ (do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).
- Các triệu chứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, ra mồ hôi.
Những Thực Phẩm Có Tác Dụng Phòng Tránh Loãng Xương
Các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được, đặc biệt là thông qua chế độ ăn uống lành mạnh.
Canxi là một khoáng chất tăng cường sự vững chắc cho xương và răng. Vitamin D giúp hấp thu canxi và cải thiện sức khỏe xương. Vì vậy để duy trì sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương cần ăn uống hợp lý. Dưới đây là những loại thực phẩm giúp bạn phòng ngừa loãng xương.
1. Sữa Chua
Sữa chua rất giàu vitamin D. Một cốc sữa chua mỗi ngày góp phần đáp ứng nhu cầu canxi và tăng cường sức khỏe xương. Ăn sữa chua hàng ngày cũng ngăn ngừa loãng xương.
2. Sữa
Sữa là nguồn canxi tốt nhất. Sử dụng sữa thường xuyên giúp đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể. Đồng thời sữa cũng cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
3. Sữa Từ Các Loại Hạt
Ngoài các loại sữa động vật, sữa hạt như sữa đậu nành, hạnh nhân, sữa dừa… cũng là nguồn bổ sung canxi cho cơ thể.
Hãy kiểm tra kỹ bảng ghi thành phần dưỡng chất với mỗi loại thực phẩm để biết hàm lượng canxi.
4. Đậu Phụ
Protein thực vật có rất nhiều trong đậy phụ. Ngoài ra đây cũng là ‘siêu thực phẩm’ giúp củng cố xương.
Một nửa cốc đậu phụ có thể chứa tới hơn 400 milligrams canxi.
Chất isoflavones, có rất nhiều trong đậu nành, còn giúp cho loại thực phẩm này trở thành ‘trợ thủ’ giúp phụ nữ tuổi mãn kinh chống lại các căn bệnh về xương.
5. Hạnh Nhân
Dùng nửa cốc hạnh nhân mỗi ngày bổ sung 18% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể. Và hạnh nhân còn rất nhiều chất ka-li cũng như đạm thực vật, không chỉ tăng cường sức khỏe xương mà còn giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe tim.
6. Súp Lơ Xanh
Súp lơ xanh là một loại thực phẩm tuyệt vời với hàm lượng vitamin K và canxi phong phú. Do vậy, nó rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của xương. Bổ sung súp lơ xanh vào chế độ ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa loãng xương và cải thiện hệ miễn dịch.
7. Ăn Nhiều Các Loại Quả Có Vitamin C
Cam, chanh, bưởi… là những loại quả giầu vitamin C – dưỡng chất được chứng minh giúp ngăn ngừa tình trạng giảm mật độ xương.
Một quả bưởi chứa tới 91 milligram vitamin C, tức là toàn bộ lượng vitamin C mà cơ thể bạn cần mỗi ngày. Hoặc Một cốc nước cam buổi sáng sớm là cách tuyệt vời để bạn bắt đầu ngày mới. Nước cam rất giàu vitamin C. Chúng cũng chứa nhiều canxi giúp tăng cường sức khỏe xương. Một quả cam cung cấp khoảng 6% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.
8. Rau Có Lá Màu Xanh Đậm
Các loại rau có lá màu xanh đậm như súp lơ xanh, đậu ve, rau bina, các loại rau cải… đều chứa nhiều canxi và vitamin K phong phú, Do vậy nó rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của xương. Bổ sung súp lơ xanh và các loại rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa loãng xương và cải thiện hệ miễn dịch.
Một bát rau cải nấu chín chứa 200 milligram canxi, tương đương 20% lượng canxi trung bình một người trưởng thành cần tiêu thụ/ngày.
9. Khoai Lang – Món Ăn Giúp Củng Cố Hấp Thu Vitamin D
Cùng với canxi, một số dưỡng chất khác đóng vai trò quan trọng giúp xương chắc khỏe. Ma-giê ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin D – chất dẫn truyền để cơ thể có thể hấp thu canxi.
Ka-li có tác dụng trung hòa a-xít, ‘kẻ thù’ gây sụt giảm canxi trong xương.
Một cách đơn giản để bổ sung ma-giê và ka-li là ăn khoai lang.
Có nhiều cách để chế biến món ăn này: luộc, nướng, chiên… Bạn chỉ cần lưu ý không thêm muối, đường… trong quá trình chế biến để giữ nguyên dưỡng chất.
Một củ khoai lang cỡ trung bình chứa 31 milligram ma-giê và 542 milligram ka-li.
10. Các Loại Cá
Cá hồi và những loại cá nhiều chất béo khác là một nguồn bổ sung dưỡng chất cho xương rất tuyệt vời.
Không chỉ dồi dào vitamin D, chúng còn giúp cơ thể tăng cường canxi, omega-3 – một a xít béo tốt cho xương.
Bạn nên chọn cá hồi đóng hộp vì trong quá trình chế biến cả phần xương cá rất giầu canxi cũng được nghiền để đưa vào sản phẩm
11. Các Loại Quả Sấy Khô
Các loại quả sấy khô như mận khô có thể là một món ăn vặt lành mạnh và rất tốt cho xương.
Nghiên cứu thấy rằng những người ăn hoa quả sấy hằng ngày, cùng với lượng canxi và vitamin D bổ sung cho cơ thể, họ có được hệ thống xương chắc khỏe do được tăng cường mật độ xương.
12. Lựa Chọn Đường Nâu Thay Cho Đường Trắng
Đường trắng đã qua chế biến không chứa canxi, tuy nhiên đường nâu (đường mật mía) lại chứa tới 41 milligram canxi/muỗng canh.
Bạn có thể dùng đường nâu để nướng bánh, nấu chè hoặc thậm chí là trang trí lên các món sữa chua, cháo yến mạch, cho vào sinh tố hoa quả.
Hoàng Quyên
Óc heo tiềm thuốc bắc từ lâu được xem là bài thuốc giúp tăng cường sinh lực và cải thiện sức khỏe. Trong óc heo chứa những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt…Từ đó có tác dụng trong việc bồi bổ xương khớp, hạn chế chứng đau đầu, hoa mắt và suy nhược thần kinh. Với trẻ em có tác dụng phát triển trí não nhờ hàm lượng lipit và DHA dồi dào.
Canh sườn bỏ củ sen bổ dưỡng, thơm ngon, được ưa chuộng trong những bữa ăn hàng ngày. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sườn bò và củ sen cùng những lợi ích của hai thực phẩm này kết hợp với nhau tạo nên món canh thanh mát và bồi bổ cho sức khỏe.
Bánh nếp là một trong những món ăn tuổi thơ vô cùng bình dị và dân dã của nhiều người Việt Nam. Bánh nếp đậu xanh vừa mềm vừa dẻo khi ăn có vị mằn mặn và độ ngọt vừa phải nên ngon miệng mà không ngấy.
Sinh tố dừa là thức uống ngon miệng, thanh mát và đầy dinh dưỡng trong những ngày hè oi bức hay những khi trời trở lạnh. Sinh tố dừa hòa quyện giữa vị mát lạnh của đá bào và vị béo ngậy của dừa sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn giải nhiệt.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Bữa sáng là một bữa ăn vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với những người gầy muốn tăng cân thì bữa sáng lại càng quan trọng. Quá trình ăn sáng đầy đủ sẽ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cũng chính là cách thúc đẩy quá trình tăng cân nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.