Canh sườn bỏ củ sen bổ dưỡng, thơm ngon, được ưa chuộng trong những bữa ăn hàng ngày. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sườn bò và củ sen cùng những lợi ích của hai thực phẩm này kết hợp với nhau tạo nên món canh thanh mát và bồi bổ cho sức khỏe.
Vậy nguồn dinh dưỡng và lợi ích của canh sườn bò củ sen như thế nào? Cách nấu canh sườn bò củ sen như thê nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của | thuocthang.com.vn để tìm hiểu chi tiết nhé.
1. Dinh dưỡng và lợi ích sườn bò
Một khẩu phần xương sườn khoảng 3 lạng chứa 23,5 gram protein hoàn chỉnh, nó đóng vai trò là nguồn cung cấp tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể. Protein giúp bạn duy trì các mô khỏe mạnh, bao gồm xương và da của bạn. Một chế độ ăn uống giàu protein, kết hợp với tập thể dục thường xuyên, cũng giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ. Sườn bò tơ cũng chứa chất béo khoảng 12 gram chất béo, bao gồm 4.5 gram chất béo bão hòa. Chất béo là một nguồn năng lượng tuyệt vời cho tế bào của bạn, nhưng bạn nên ăn xương sườn có kiểm soát, tránh ăn quá nhiều chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Calo: Có khoảng 300 calo trong khoảng 1 lạng sườn thịt bò. Hơn hai phần ba lượng calo đó, hay 219 calo, xuất phát từ chất béo. Protein chiếm khoảng 83 calo.
Vitamin: Sườn bò cũng là một nguồn cung cấp tốt của một số vitamin quan trọng,1 lạng sườn bò tơ chứa 2 mcg vitamin B12, đáp ứng hơn 80 phần trăm khẩu phần được khuyến cáo hàng ngày. Cùng một khẩu phần sườn bò như vậy cũng có 0,2 mg riboflavin trong 16% lượng chất cần hàng ngày, 3,9 mg niacin. Các vitamin khác với số lượng thấp hơn bao gồm vitamin E, vitamin K, thiamine, folate và acid pantothenic. Sườn bò tơ có khả năng hỗ trợ hệ thống chức năng thần kinh vì chúng chứa vitamin B-5 và choline. Cả hai chất dinh dưỡng này giúp cơ thể sản xuất ra các phân tử tế bào não, được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh, truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh. Vitamin B-5 còn hỗ trợ sản xuất melatonin, một loại hoocmon kiểm soát chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Tiêu thụ 3 gram xương sườn bò tơ làm tăng lượng vitamin B-5 của bạn lên 1,2 miligam.
Khoáng chất: Một số khoáng chất cần thiết cũng được tìm thấy ở xương sườn thịt bò, 1 lạng sườn bò tơ chứa bao gồm 5 mg kẽm và 18,4 mcg selenium đáp ứng 33 phần trăm lượng chất dinh dưỡng hàng ngày được khuyên dùng. Cùng một phần đó cung cấp 2 mg sắt đáp ứng 25 phần trăm lượng ăn hàng ngày, và 147 mg phốt pho . Một lượng nhỏ các khoáng chất khác, bao gồm canxi, magiê, kali, natri, đồng và mangan cũng được tìm thấy ở sườn thịt bò.
2. Dinh dưỡng và lợi ích củ sen
Củ sen là phần thân rễ ăn được của cây sen. Đây không chỉ là một thực phẩm mà còn là vị thuốc Đông Y bổ dưỡng. Củ sen thường được chế biến nhiều món ngon khác nhau. Trong 100 g củ sen tươi chứa 79,10 g nước và 74 kcal năng lượng; 2,6g protein; 17,23g carbohydrate, 44mg vitamin C; 0,25mg vitamin B6,…. và còn nhiều khoáng chất khác.
Tác dụng của củ sen:
Cải thiện hệ tiêu hóa: Trong củ sen có chứa nhiều chất xơ, làm giảm các triệu chứng táo bón cũng như hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Ăn củ sen thường xuyên giúp nhuận tràng, cải thiện hệ tiêu hóa đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Củ sen bảo vệ sức khỏe tim mạch: Vitamin nhóm B trong củ sen giúp bảo vệ tim, giảm các cơn đau tim. Chúng còn kiểm soát tốt cường độ homocysteine trong máu đây là nguyên nhân chính dẫn đến đau tim. Chất kali còn điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp.
Tăng cường khả năng miễn dịch: Vitamin C trong củ sen giúp sản xuất tế bào bạch cầu. Vitamin C là thành phần cấu tạo nên collagen giúp duy trì sức mạnh của mạch máu, da,.. Vitamin C là chất xúc tác tăng cường miễn dịch.
Giảm stress: Vitamin B6 trong củ sen có khả năng sản sinh ra serotonin và dopamine là 2 loại hoocmon hạnh phúc. Chúng có ảnh hưởng tích cực đến não và giúp giảm stress, căng thẳng.
Củ sen bổ máu: củ sen có nhiều sắt và đồng, giúp sản sinh tế bào hồng cầu, giảm tình trạng thiếu máu, tăng cường lưu lượng máu trong cơ thể.
Ngoài ra, củ sen còn có nhiều công dụng khác như điều trị mất ngủ, giải độc gan, bổ máu, hỗ trợ giảm cân,…
3. Cách làm canh sườn bò củ sen
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
+ 600gr sườn bò
+ 150gr củ sen
+ 50gr táo tàu
+ 50gr kỷ tử
+ 20gr đẳng sâm
+ 1 nhánh tiêu xanh
+ 1 ít ngò gai, cần tàu
+ 1 ít gừng
+ Gia vị: 1 gói gia vị phở bò nêm sẵn, muối, rượu trắng,..
3.2 Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế sườn bò
Sườn bò mua về bạn dùng dao lóc phần mỡ trên sườn bò, rồi rửa sạch với muối, rượu trắng và dùng gừng chà lên sườn bò để sườn bò được sạch. Sau đó rửa lại với nước và để ráo. Bạn ướp sườn bò với 1 muỗng canh gia vị phở bò nêm sẵn, trộn đều và ướp trong 15 phút.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác
Củ sen bạn lột vỏ, rửa sạch và cắt thành các khoanh tròn dày khoảng 1/2 đốt tay.
Đẳng sâm bạn ngâm mềm trong 5 - 10 phút, rồi vớt để ráo và cắt thành các khúc dài khoảng 1/2 ngón tay.
Cần tàu, ngò gai bạn rửa sạch và cắt khúc khoảng 1/2 đốt tay.
Táo tàu, kỷ tử ngâm mềm trong 5 - 7 phút và vớt ra để ráo.
Bước 3: Nấu canh sườn bò củ sen
Bạn cho vào nồi áp suất 1.7 lít nước lọc và cho phần gia vị phở bò nêm sẵn còn lại vào, tiếp đến lần lượt là sườn bò, củ sen, táo tàu đã ngâm mềm, 1 nhánh tiêu xanh, đẳng sâm và đun sôi.
Khi nước sôi, bạn vớt sạch bọt rồi đậy nắp lại và nấu trong 20 phút. Sau 20 phút, bạn nhấc nhẹ van áp suất để cân bằng áp suất trong nồi và tắt bếp, ủ canh thêm 15 phút để canh chín mềm.
Sau 15 phút, bạn kiểm tra áp suất trong nồi bằng cách nhấc van áp suất lên, không thấy khí thoát ra nữa thì bạn mở nắp và cho kỷ tử vào là hoàn thành.
Canh sườn bò củ sen thơm ngon là sự kết hợp của các loại nguyên liệu bổ dưỡng như sườn bò, củ sen, táo tàu, đẳng sâm,... nước canh sau khi nấu chín thì có vị ngọt thanh vô cùng, sườn bò chín mềm vừa vị rất dễ ăn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc tham khảo và thực hiện thành công món sườn bò củ sen nhé. Chúc bạn ngon miệng!.
Danh Trường
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Ðể tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, để bệnh nhân lựa chọn.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.