Bánh nếp đậu xanh cách làm giữ được hương vị truyền thống

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Bánh nếp là một trong những món ăn tuổi thơ vô cùng bình dị và dân dã của nhiều người Việt Nam. Bánh nếp đậu xanh vừa mềm vừa dẻo khi ăn có vị mằn mặn và độ ngọt vừa phải nên ngon miệng mà không ngấy.

Bánh nếp đậu xanh cách làm giữ được hương vị truyền thốngBánh nếp đậu xanh cách làm giữ được hương vị truyền thống

Vậy dinh dưỡng của bánh nếp đậu xanh như thế nào? Nguồn gốc và nguyên liệu ra sao? Cách làm như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết này của | thuocthang.com.vn để hiểu rõ hơn nhé.

1. Nguồn gốc về bánh nếp và nguyên liệu

Bánh nếp từ lâu đã không còn xa lạ với người việt. Bánh nếp còn được người miền Nam gọi bằng cái tên bánh ít, bởi hương vị và cách chế biến vô cùng giản dị, đậm chất thôn quê. Đồng thời thể hiện trong đó sự tự hào về quê hương, đất nước. Có thể thấy, chiếc bánh nếp tuy nhỏ bé nhưng ẩn chứa bên trong vô vàn ý nghĩa cao đẹp.

Không chỉ nguyên liệu, công đoạn chế biến bánh hỏi cũng vô cùng đơn giản và không quá cầu kỳ. Ngoài phần vỏ bánh được chế biến mặc định từ bột gạo nếp, nguyên liệu chế biến bánh nếp sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng khu vực, vùng miền, kiểu bánh, Đối với bánh nếp ngọt, phần nhân bánh sẽ bao gồm đậu xanh, dừa tươi (khô), đường. Với bánh nếp mặn, nhân bánh sẽ không thể thiếu đậu xanh, thịt mỡ, muối tiêu, nấm hương , để nâng cấp cho màu sắc và hương vị, người ta có thể thêm tôm, thịt vào phần nhân của bánh nếp.

Thêm vào đó, phần bột làm bánh nếp có thể là bột ướt được xay nhuyễn từ gạo ngâm hoặc bột khô được xay trực tiếp từ hạt gạo khô, sau đó đem pha với nước. Để bánh nếp có màu sắc đẹp mắt, người làm bánh có thể thêm màu thực vật như màu xanh của lá nếp, màu xanh lam của hoa đậu biếc, màu đỏ của hạt gấc, Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, người ta sẽ chia đều vỏ bánh và nhân bánh thành những khối hình tròn vừa ăn, cứ một phần bột sẽ kết hợp với một phần nhân.

2. Dinh dưỡng bánh nếp

Trong một chiếc bánh nếp nhân ngọt, thông thường sẽ chứa khoảng 250 kcal.

 

dinh-duong-banh-napDinh dưỡng của bánh nếp

 

Bên cạnh đó, bánh nếp còn chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào. Nổi bật trong đó là khoáng chất canxi, chất đạm, vitamin E, B, Việc ăn bánh nếp đúng cách cũng mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, cụ thể như:

+ Giàu chất xơ không tan, tốt cho hệ tiêu hóa.

+ Gạo nếp có tính ẩm, vị ngọt nhẹ tự nhiên nên có thể giúp người ăn ấm bụng, giải quyết cơn đói nhanh chóng.

+ Bánh nếp phù hợp cho người bị bệnh tiểu đường, bị nôn nao, tiêu chảy,

+ Chất vitamin E tự nhiên trong gạo nếp mang lại nhiều lợi ích đối với quá trình tiêu hóa, chăm sóc làn da của chị em, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

3. Cách làm bánh nếp nhân đậu xanh

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

+ 300g bột nếp

+ 200g đậu xanh

+ 50g dừa sấy

 

chuan-bi-nguyen-lieu-banh-nYpNguyên liệu bánh nếp đậu xanh

 

+ Đường, muối

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh sau khi mua về bạn cho vào thau, ngâm với nước ấm trong 1 giờ đồng hồ. Sau khi ngâm xong, đậu bung vỏ, bạn đãi hết vỏ và rửa lại với nước sạch.

Bạn cũng có thể sử dụng đậu xanh đã cà vỏ sẵn nếu không có thời gian ngâm, nhưng đậu xanh còn vỏ mang về tự ngâm sẽ có mùi vị ngon hơn.

Lá chuối sau khi rửa sạch, bạn mang đi phơi một lúc để lá hơi héo, như vậy lá sẽ mềm và dễ gói bánh hơn.

Bước 3: Nấu đậu xanh

Đậu xanh đã đãi vỏ bạn cho vào nồi, đổ nước vào vừa ngập mặt đậu, đun đến khi sôi thì tắt bếp, đổ đậu ra và rửa lại với nước.

Sau đó, bạn đổ đậu đã nấu vào nồi, thêm vào ⅓ muỗng cà phê muối, thêm nước vào gần ngập mặt đậu, đun với lửa vừa đến khi nước gần cạn thì đậy nắp lại tiếp tục đun trong 3 đến 5 phút là đậu chín.

Sau đó bạn cho phần đậu đã nấu chín mềm ra tô, dùng muỗng hoặc nĩa để tán đậu, tán đến khi đậu trở nên nhuyễn mịn. Nếu có máy xay sinh tố, bạn có thể trực tiếp cho vào máy để xay nhuyễn đậu

Bước 4: Xào nhân bánh

 

cach-lam-banh-nep-dau-xanhCách làm bánh nếp đậu xanh

 

Bạn cho phần đậu đã tán nhuyễn vào chảo cùng 150g đường, bắc chảo lên bếp để lửa nhỏ đồng thời đảo đều hỗn hợp. Sau đó, bạn tiếp tục cho vào chảo 50g dừa sợi, tiếp tục vừa đun vừa đảo đều tay đến khi hỗn hợp nhân sệt lại, khi đảo có cảm giác hơi nặng, không dính tay thì tắt bếp, cho ra đĩa để nguội.

Bước 5: Làm bột bánh

Trong lúc chờ nhân bánh nguội, bạn tiến hành nhào bột để gói bánh. Bạn cho vào thau 300g bột nếp, 50g đường, nửa muỗng cà phê muối, dùng muỗng trộn đều rồi rót từ từ nước ấm vào và tiến hành nhồi bột.

Bạn nhồi đến khi bột trở nên dẻo mịn, không dính ra tay là đạt chuẩn. Tiếp theo, bạn để bột nghỉ trong 30 phút.

Bước 6: Tạo hình bánh

Khi nhân đậu xanh dừa sau đã nguội, bạn đeo găng tay thực phẩm vào, bắt đầu lấy nhân ra vo thành những viên tròn bằng nhau, lượng nhân nhiều ít tùy theo sở thích.

Bột sau khi đã nghỉ đủ, bạn chia bột thành từng phần bằng nhau, số lượng tương đương với số nhân bánh.

Bạn vo viên phần bột bánh, rồi nhẹ tay ấn dẹp bột ra, đặt nhân bánh vào giữa miếng bột rồi ép sát nhân vào bột, nắn xoay tròn đến khi bột bao gọn nhân vào trong, khép kín miệng bột lại là hoàn thành.

Bước 7: Gói bánh

 

hYp-banhCách hấp bánh nếp nhân đậu xanh

 

Bạn sẽ sử dụng 2 lớp lá chuối để gói bánh. Đặt 2 lớp lá chuối chồng lên nhau, lớp trên cùng bạn thoa một ít dầu để bánh sau khi nấu không bị dính vào vỏ.

Bạn đặt viên bánh vào giữa lá chuối, gấp đôi lá lại dọc theo chiều gân lá rồi gấp mép lá vào trong.

Tiếp theo, bạn gấp chéo một đầu lá, rồi gập đầu đó vào trong bánh, làm tương tự với đầu còn lại. Nếu cảm chưa đủ độ chắc chắn, bạn có thể dùng dây buộc bánh lại.

Bước 8: Hấp bánh

Bạn đặt bánh đã gói vào xửng và hấp với lửa vừa trong khoảng 30 phút là bánh chín. Bánh nếp nhân đậu xanh dừa đã hoàn thành, bạn chỉ cần cho bánh ra đĩa, chờ nguội bớt và thưởng thức thôi nhé.

Bánh nếp nhân đậu xanh sau khi đã chín sẽ có mùi thơm đặc trưng của nếp và lá chuối, bột nếp dẻo mềm bao lấy phần nhân đậu xanh dừa ngọt thơm, bùi béo kết hợp độ sần sật của dừa sấy. Hương vị giản dị, mộc mạc mà đậm đà của bánh nếp. Hy vọng rằng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tham khảo và thực hiện thành công công thức trên nhé. Chúc bạn ngon miệng!.

Danh Trường

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.

19/05/2018

Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.

19/05/2018

Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.

19/05/2018

Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...

19/05/2018

Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.

Xem nhiều

Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.

Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.

Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.

Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.

Mứt vỏ bưởi không chỉ là món ngon ngày tết được yêu thích mà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa một số căn bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, chán ăn. Những người có bệnh về gan cũng nên sử dụng mứt vỏ bưởi. 

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.