Vôi hóa cột sống là một bệnh lý phổ biến về cột sống mà rất nhiều người mắc phải, vậy bạn đã biết những nguyên nhân dẫn đến vôi hóa cột sống chưa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới của Thuocthang.com.vn để biết chính xác và chi tiết nhất về nguồn thông tin hữu ích của căn bệnh này nhé !
Bệnh vôi hóa cột sống (hay còn gọi là bệnh vôi hóa các đốt sống hoặc gai cột sống) là một loại bệnh lý về xương khớp thường xảy ra với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể tình trạng vôi hóa cột sống là sự ảnh hưởng trực tiếp đến dây chằng, sự thoái hóa tùy mức độ của các dây chằng liên kết các thân đốt sống và các đĩa đêm giữa các đốt sống.
Tình trạng trên là do hàm lượng canxi lắng đọng một cách bất thường tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau khiến chúng bám vào hệ thống dây chằng ở thân đốt sống và hình thành nên các mấu xương (mấu gai xương) khiến cột sống hình thành các mấu gai bất thường ở các vị trí khác nhau.
Vôi hóa cột sống là bệnh lý phức tạp với mức độ diễn biến và tình trạng phát triển của bệnh khác nhau mấu chốt là do vị trí hình thành và kích thước các gai xương. Khi các gai xương mọc vị trí trước cột sống hoặc một bên cột sống sẽ gây nên sự đau nhức, khó khăn vận động và những biến chứng nặng nề hơn rất nhiều so với gai xương mọc tại các vị trí khác.
Vôi hóa cột sống là bệnh của mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu xảy ra ở nhóm người thuộc lứa tuổi trung niên (trên 40 tuổi) với khả năng mắc bệnh lên đến 65%. Ngoài ra theo các số liệu thống kê cụ thể các trường hợp hợp bị vôi hóa cột sống cho thấy tỉ lệ nam mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn tỉ lệ nữ mắc bệnh. Số lượng phụ nữ mắc bệnh vôi hóa cột sống sau thời kỳ mãn kinh chiếm tới hơn 50% số phụ nữ còn lại.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VÔI HÓA CỘT SỐNG
1. Yếu Tố Tuổi Tác Khiến Bạn Mắc Vôi Hóa Cột Sống
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn mắc phải các bệnh lý về xương khớp, trong đó có vôi hóa cột sống xuất phát từ yếu tố tuổi tác. Hơn nữa, vôi hóa cột sống xuất phát từ nguyên nhân thoái hóa cột sống nên các yếu tố tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong quyết định mức độ bệnh.
Khi tuổi tác càng cao, hệ thống xương khớp của bạn càng trở nên thoái hóa do vận động quá nhiều và cơ thể không còn khả năng sản xuất ra các chất tái tạo hoạt động của xương khớp. Có tới hơn 60% bệnh nhân mắc chứng vôi hóa cột sống ở trên độ tuổi 40 và số người già mắc chứng bệnh này càng cao.
2. Chấn Thương Cột Sống Là Nguyên Nhân Gây Vôi Hóa Cột Sống
Yếu tố chấn thương cũng là một trong những yếu tố hàng đầu khiến bạn mắc phải chứng bệnh vôi hóa cột sống. Khi bị chấn thương tùy theo mức độ, các khớp xương sẽ tự hồi phục lại theo sự phát triển và hình thành xương mới khác nhau. Một số biến đổi nhất định có thể khiến xung quanh các đốt sống bị biến đổi và gây nên sự vôi hóa, xuất hiện gai xương. Đặc biệt khi chấn thương gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận sau:
Chấn thương khiến đĩa sun và xương sống hao mòn, biến dạng khiến chúng gồ ghề không như hình dáng ban đầu và hình thành các gai xương.
Chấn thương khiến đĩa liên sống bị biến dạng xẹp xuống, ảnh hưởng đến dây chằng khiến đốt sống hu hỏng, thiếu hụt và chùng hoặc giãn không theo quy luật, điều này khiến các khớp chuyển động nhiều hơn và hình thành gai xương.
Sự chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống dây chằng trong ống sống khiến chúng dày lên và biến chứng hình thành các gai xương.
3. Sự Lắng Đọng Canxi Bất Thường
Một trong những nguyên nhân chính khác khiến bạn mắc vôi hóa cột sống chính là do sự lắng đọng canxi tùy mức độ ở xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là theo thời gian tuổi tác.
Hàm lượng canxi lắng đọng và tích dần ở các dây chằng, gân ngay cạnh các đốt sống, cụ thể canxi lắng đọng dưới dạng calcipyrophosphat. Lâu ngày sự lắng đọng canxi này sẽ khiến hệ thống dây chằng dày lên và hình thành các gai xương tại vị trí lắng đọng canxi với hình thù khác nhau như xương đốt sống, đĩa sụn, hệ thống dây chằng bám quanh khớp, sụn khớp. Khi hình thành các gai xương này là trường hợp vôi hóa cột sống canxi hóa.
4. Các Bệnh Lý Về Xương Khớp Gây Ra Vôi Hóa Cột Sống
Các bênh lý khác về xương khớp rất dễ khiến chúng biến dạng và gây nên tình trạng vôi hóa cột sống. Một số loại bênh lý phổ biến và thường có biến chứng gây nên vôi hóa cột sống gồm:
Viêm khớp cột sống mãn tính khiến bề mặt khớp biến dạng, gồ ghề không được như ban đầu và hình thành các gai xương khiến phần xương này bị vôi hóa.
Thoái hóa xương khớp là một trong những căn bệnh hàng đầu gây nên vôi hóa cột sống do chúng khiến mất dần hai đầu xương do không sản sinh ra được sụn và lớp bao đầu xương mới. Do vậy bề mặt khớp gồ ghề khiến chúng hình thành các gai xương.
Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến đĩa đệm biến dạng hình thành các gai xương
Bệnh béo phì cũng là nguyên nhân khiến các đĩa đệm bị chèn ép khiến mắc các bệnh lý đĩa đệm và hình thành các gai xương.
DẤU HIỆU CỦA BỆNH VÔI HÓA CỘT SỐNG BẠN CẦN BIẾT
1. Đau Vùng Cổ Hoặc Thắt Lưng Là Biểu Hiện Vôi Hóa Cột Sống Đầu Tiên
Triệu chứng phổ biến nhất của mọi loại bệnh về xương khớp nói chung là đau nhức, đối với vôi hóa cột sống (gai cột sống) thì các biểu hiện đau nhức là biểu hiện xuyên suốt và cơ bản nhất trong suốt quá trình biến diễn biến từ giai đoạn nhẹ ban đầu đến giai đoạn tiến triển bệnh ở giữa và giai đoạn cuối của vôi hóa cột sống.
Nguyên nhân chính gây ra các cơn đau do bệnh nhân mắc chứng vôi hóa cột sống chính do sự hình thành các gai xương ở vị trí khác nhau khiến chúng lồi ra và tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với hệ thống gân cơ, dây chằng, hệ thống rễ thần kinh xung quanh bộ phận mọc gai xương.
Trong giai đoạn đầu gai xương còn nhỏ, chỉ xuất hiện cố định một đến hai cái tại vị trí cổ (gai xương đốt sống cổ) hoặc gai xương lưng (gai xương đốt sống lưng, gai xương cột sống thắt lưng). Do kích thước gai xương nhỏ nên sự chèn ép và va chạm chưa nhiều, trong giai đoạn này nếu bệnh nhân không hoạt động gây nên sự chèn ép cọ xát thì bệnh nhân không cảm thấy quá đau đớn mà chỉ đau nhẹ, đau râm ran cùng với sự nhức mỏi tại vị trí vùng cổ hoặc vùng thắt lưng hình thành gai xương.
2. Tê Và Mất Cảm Giác Tại Cột Sống Thắt Lưng Hoặc Cột Sống Cổ
Sau một giai đoạn đau kéo dài nhất định, với kích thước gai xương lớn dần lên gây nên sự chèn ép nặng đến nghiêm trọng tùy theo diễn tiến bệnh nhanh chậm ở từng bệnh nhân mà vôi hóa cột sống thắt lưng gây ra những biến chuyển về cảm giác khác ở người bệnh. Thông thường khi một đợt đau do gai xương vôi hóa cột sống gây ra thì sẽ có lúc bệnh nhân cảm thấy mất cảm giác do tê liệt gây ra.
Sự tê liệt gây mất cảm giác đau và bệnh nhân không còn cảm nhận được cảm giác tại vùng gai cột sống là do sự chèn ép lên hệ thống dây chằng, gân, đặc biệt là sự chèn ép lên hệ thống dây thần kinh tại vị trí gai cột sống khiến chúng tê liệt và không nhận được tín hiệu cảm giác.
3. Lây Lan Cơn Đau Lên Toàn Bộ Hệ Thống Các Chi
Trong giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối của vôi hóa cột sống, tùy theo mức độ vôi hóa cột sống diễn tiến nhanh hay chậm mà các cơn đau lây lan ra khắp cơ thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Cụ thể trong giai đoạn này, các cơn đau sẽ lan đến phần vai rồi lan xuống hai cánh tay, toàn bộ cơn đau lan nhanh xuống dọc xương sống lưng tới tận cột sống xương cùng và nhanh chóng chuyển xuống chi theo mạch hệ thống dây thần kinh cảm giác trong cơ thể. Do vậy, vôi hóa cột sống được xem là một trong những loại bệnh lý điển hình nhất với dấu hiệu đau, bệnh nhân thường rất khổ sở và bị ảnh hưởng nặng nề bởi căn bệnh này do các chứng đau cấp tính, nặng đột ngột của nó gây ra.
Đối với vôi hóa cột sống cột sống cổ (vôi hóa đốt sống cổ) thì các cơn đau lây lan nhanh chóng và trầm trọng khiến phần hai và hai chi trên (hai cánh tay) nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hạn chế hoặc mất chức năng hoàn toàn.
Đối với vôi hóa cột sống thắt lưng (vôi hóa đốt sống lưng) thì cơn đau nhanh chóng lan đến xương cùng và gây đau nhức, tê liệt hai chi khiến bệnh nhân đi lại rất khó khăn.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân có những biểu hiện đau nhức râm ran, cơn đau co giật thường xuyên xảy ra, nhất là vào buổi tối khuya và sáng sớm mới ngủ dậy. Không cử động cũng khiến các cơn đau nặng xuất hiện do gai xương lớn hơn và chèn đè đến các bộ phận xung quanh, nhất là dây thần kinh cảm giác.
4. Yếu Cơ Bắp Ở Tay Và Chân Là Dấu Hiệu Vôi Hóa Cột Sống Nặng
Trong giai đoạn cuối của bệnh vôi hóa cột sống, nếu không được điều trị nhanh chóng và kịp thời thì hệ thống cơ bắp trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Đặc biệt khi bạn xuất hiện các cơn đau ở bắp tay, bắp chân lan ra do vôi hóa cột sống thì rất có khả năng trong một thời gian ngắn chúng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Nguyên nhân khiến hệ thống cơ bắp bị yếu đi ảnh hưởng đến chức năng là do dây thần kinh bị chèn ép do đau xương khiến hệ thống cơ bắp không có dây thần kinh chủ lực nâng đỡ và bị yếu dần đi.
5. Mất Kiểm Soát Tiểu Tiện Và Đại Tiện
Một trong những biểu hiện, biến chứng và dấu hiệu khác khi vôi hóa cột sống năng chính là sự mất kiểm soát đường tiểu tiện và đại tiện ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hệ thống ống tủy của người bị vôi hóa cột sống nặng bị thu hẹp, khiến họ mất cảm giác và rối loạn trong việc nhận biết cơ thể muốn đi tiểu tiện hoặc đi đại tiện.
CÁCH ĐIỀU TRỊ VÔI HÓA CỘT SỐNG
Nếu gai không gây đau thì không cần điều trị, nhưng nếu bị đau nặng thì cần lưu ý một số biện pháp sau đây:
- Giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp.
- Nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen.
- Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp. Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm.
- Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác.
- Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.
- Vật lý trị liệu, xoa bóp, tập các bài tập cho xương khớp nhẹ nhàng, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.
- Sử dụng các bài thuốc đông y có tác dụng chống viêm, giảm đau và bổ can thận.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH VÔI HÓA CỘT SỐNG HIỆU QUẢ NHẤT
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi.
- Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
- Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.
- Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
- Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ.
- Tránh chơi thể thao quá sức và các chấn thương ở vùng cột sống.
Nhìn chung, bệnh vôi hóa cột sống chủ yếu do ngoại cảnh và môi trường sống tác động lên. Vì vậy lời khuyên cho mọi người là nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, có cách sinh hoạt hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ không còn lo ngại về bệnh này. Khi có bệnh cần chữa kịp thời, tránh để tình trạng bệnh trở nên mãn tính. Hãy Luôn Theo dõi Thuocthang.com.vn của chúng tôi mỗi ngày để biết nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Nguyễn Ngọc
Khi nói đến y học dân gian tại Việt Nam, cây xương sáo (Cissus nodosa) trở thành một phần quan trọng của bảo tồn và chăm sóc sức khỏe xương khớp. Với lá và thân cây xanh mát, cây xương sáo không chỉ là một nguồn cung cấp chất chống viêm hiệu quả mà còn chứa đựng nhiều khoáng chất quan trọng, làm nền tảng cho những bài thuốc dân gian truyền thống.
Bác sĩ cao khả anh có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh ngoại tổng quát, liên quan đến các bộ phận: Hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ chấn thương chỉnh hình, cột sống, hệ Cơ - Xương - Khớp.
Khi nhắc đến bọ cạp chúng ta thường rất sợ hãi bởi nếu vô tình bị chúng cắn nhẹ sẽ bị sốt nhiều ngày nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bò cạp có thể dung để điều trị rất hiệu quả các bệnh thấp khớp, viêm mãn tính, liệt nữa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván …
Đỗ trọng là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Đỗ trọng sở hữu nhiều công dụng nổi bật, chẳng hạn như cải thiện tình trạng liệt dương, hư thận, thoát vị đĩa đệm hoặc tê bì gân xương,… Bên cạnh đó ngày nay mọi người thường dùng để đỗ trọng để ngâm rượu.
Hạt gấc (mộc miết tử) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị đắng, tính ôn, tác dụng giảm đau và chống viêm. Đặc biệt, hạt gấc ngâm rượu mang tới cho người dùng vô số tác dụng chữa bệnh, nhất là những bệnh lý liên quan tới xương khớp.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.
Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.
Xương khớp là căn bệnh mà ai cũng không thể tránh khỏi đặc biệt với lứa tuổi trung niên trở ra. Sinh hoạt, tập luyện, trái gió trở trời, tuổi tác cao, bệnh tật … khiến các khớp xương sưng viêm và đau nhức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng này.
Cách ngâm rượu chuối hột không hề khó, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu cần thiết và qua vài bước đơn giản bạn có ngay bình rượu chuối đúng chuẩn giúp trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh xương khớp. Hãy theo dõi thông tin trong bài viết để biết chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm cũng như sử dụng sao cho đúng cách.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.