Khi tuổi tác thay đổi thường kéo theo sự suy giảm các chức năng của hệ thống các cơ quan trong cơ thể khiến cho nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh cao huyết áp, tiểu đường,… là rất cao. Vì vậy việc ăn uống đối với người cao tuổi không chỉ là cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày mà còn có tác dụng ngăn ngừa điều trị các bệnh ở người lớn tuổi. Sau đây là một số gợi ý về các món ăn tốt cho sức khoẻ người cao tuổi, bạn có thể tham khảo để biết cách kết hợp và chế biến ra các món ăn ngon tốt cho sức khoẻ nhé!
Khi tuổi tác thay đổi thường kéo theo sự suy giảm các chức năng của hệ thống các cơ quan trong cơ thể khiến cho nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh cao huyết áp, tiểu đường,… là rất cao. Vì vậy việc ăn uống đối với người cao tuổi không chỉ là cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày mà còn có tác dụng ngăn ngừa điều trị các bệnh ở người lớn tuổi. Sau đây là một số gợi ý về các món ăn tốt cho sức khoẻ người cao tuổi, bạn có thể tham khảo để biết cách kết hợp và chế biến ra các món ăn ngon tốt cho sức khoẻ nhé!
1. Canh bí đỏ đậu xanh thịt
Nguyên liệu:
Bí đỏ 500 g, thịt heo nạc 100 g, đậu xanh đã đãi vỏ 50 g. Hành lá, ngò, dầu, đường, nước mắm, tiêu, bột ngọt… mỗi thứ một ít.
Cách làm:
Bí đỏ gọt vỏ, xắt miếng vừa ăn.Hành lá, ngò lặt rửa sạch, xắt nhỏ. Thịt băm nhuyễn ướp với đầu hành lá giã nhỏ, chút nước mắm, tiêu… Đậu xanh ngâm nước nóng.
Cho một lượng nước đủ dùng vào xoong nấu sôi, dùng muỗng múc từng viên thịt cho vào, vớt bỏ bọt. Nước sôi lại cho đậu xanh, bí đỏ vào nấu vừa mềm. Nêm nước mắm, đường… cho vừa ăn rồi nhắc xuống rắc thêm hành ngò.
2. Măng tây xào tôm
Nguyên liệu:
Măng tây 300 g, Tôm tươi 200 g, tỏi băm, dầu, nước mắm, tiêu… mỗi thứ một ít.
Cách làm:
Tôm rửa sạch lột vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen trên lưng. Ướp chút muối, tiêu… Măng tây rửa sạch, lấy phần non cắt khúc chẻ đôi.
Chần sơ măng qua nước sôi với chút muối rồi vớt ra xả lại nước lạnh để ráo. Phi dầu tỏi thơm để tôm vào xào chin, cho tiếp măng tây vào xào nhanh nêm lại vừa ăn là được. Khi dùng, cho măng xào ra dĩa, rắc tiêu lên.
3. Bông Bí Nhồi Tôm Thịt
Nguyên liệu:
Bông bí 200 g, thịt nạc 100 g, tôm tươi 150 g, hành lá 2 tép, dầu, nước mắm, tiêu, đường… mỗi thứ một ít.
Cách làm:
Dùng kéo cắt bỏ nhụy của bông bí, rửa sạch, để ráo nước. Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen trên lưng rồi xắt hạt lựu. Thịt nạc băm nhuyễn. Hành lá lặt và rửa sạch, xắt nhỏ.
Trộn đều tôm, thịt, hành lá với chút muối, đường, tiêu…Nhồi từ từ tôm thịt vào từng bông bí, đem chiên vàng trong chảo ngập dầu đến khi thấy vàng là được.
4. Dứa Xào Thịt Bò
Nguyên liệu:
Thịt bò 100 g, một trái dứa chín, một củ hành tây, một muỗng súp tỏi băm, hành lá, rau cần, một muỗng súp tỏi băm, dầu, đường, nước mắm, muối, tiêu… mỗi thứ một ít.
Cách làm:
Thịt bò thái lát mỏng ướp với chút đường, muối, tiêu, dầu ăn, để 15 phút cho thấm. Dứa gọt vỏ, bỏ hết mắt, chẻ làm 4, bỏ lõi rồi xắt miếng vừa ăn. Củ hành tây lột vỏ, rửa sạch, xắt múi. Hành lá, rau cần lặt rửa sạch, xắt khúc ngắn.
Bắc chảo phi dầu tỏi thơm cho thịt bò vào xào với lửa lón. Thịt chín thì trút ra dĩa. Rửa sạch chảo bắc lại lên bếp để phi tỏi cho vàng. Trút dứa vào xào qua. Cho thêm củ hành vào xào chung. Nêm vừa ăn. Chờ cho dứa và củ hành chín rồi trút thịt bò, cần, hành lá vào đảo đều nhắc xuống.
5. Canh Mướp Nấm Rơm Bún Tàu
Nguyên liệu:
Thịt heo nạc 100 g, hai trái mướp khía, 30 g nấm rơm, 30 g bún tàu, hành lá, ngò, dầu, đường, nước mắm, muối, tiêu… mỗi thứ một ít.
Cách làm:
Thịt heo băm hoặc xay nhuyễn, ướp với chút nước mắm, tiêu, đầu hành lá băm. Nấm rơm gọt chân, ngâm nước muối loãng, cắt đôi. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng xéo vừa ăn. Bún tàu ngâm nước cho mềm rồi cắt khúc. Hành ngò lặt rửa sạch, xắt nhỏ.
Bắc nước đủ dùng, nấu cho sôi. Vo thịt thành từng viên rồi cho từ từ vào nồi. Chờ nước sôi lại trút nấm rơm, mướp vào nấu chín. Nêm vừa ăn. Sau đó cho bún tàu vào nấu sôi, nhắc xuống, rắc thêm hành, ngò, tiêu.
6. Đậu phụ Hấp
Đậu phụ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng trong đó chủ yếu là protein, có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng bệnh loãng xương, chống lão hoá. Món ăn từ đậu phụ được coi là sở thích của người cao tuổi từ lâu và cũng là món chứa nhiều thành phần dinh dưỡng,do đó những thực phẩm được chế biến phối hợp với đậu phụ luôn được được đưa vào thực đơn hàng ngày Món đậu phụ hấp nấm hương có mùi vị thịt từ nấm ,vị béo ngậy từ đậu phụ ,vị bùi từ cà rốt đem lại cảm giác mới lạ thơm ngon cho bữa ăn hàng ngày
Nguyên liệu
+ 4 miếng đậu hũ non
+ 6 nấm hương lớn
+ 12 lát cà rốt
+ 300g củ cải
+ ¼ muỗng cà phê đường
+ ¼ muống cà phê bột năng
+ ½ muỗng canh dầu
+ 1 lát gừng đập nát
+ Nước xốt
+ 1 ít dầu mè , và gia vị
+ 1/2 muỗng canh bột bắp
+ ¾ tách nước dùng (hoặc nước)
Cách thực hiện :
Bước 1 : Nấm hương ngâm nước ,cắt bỏ chân để ráo ,ướp gia vị và hấp 10 phút ,xắt đôi khi nấm đã nguội
Bước 2 : Đậu phụ rửa sạch ,xắt mỗi miếng thành 3 phần
Bước 3 :Xếp đậu hũ ,nấm và cà rốt ,xen ké trên đia ,hấp khoảng 5 phút chắt hết nước ra
Rau cải cắt khúc ,rửa sach,luộc lên để trang trí
Bước 4 :Đun sôi 2 muỗng canh dầu ,hòa với nước xốt ,rót lên đĩa đậu
Món ăn đã được chế biến xong đậ đà hương vị cho thực phẩm ăn chay đầy đủ chất dinh dưỡng ,không chứa những chất béo độc hại .Vì sức khỏe mọi người ta yêu thương .
7. Cháo Cá Hồi
Cá hồi chứa nguồn omega-3 dồi dào, giúp giảm thiểu tối đa các bệnh liên quan đến mắt và tăng cường trí não ở trẻ nhỏ. Giúp giảm cholesterol và huyết áp, chống lão hóa ở người cao tuổi. Mỗi tuần nên ăn một bát cháo cá hồi để tăng cường sức khỏe.
Nguyên liệu:
- 40gr gạo tẻ, 40gr gạo nếp
- 1 bộ xương gà nhỏ hoặc 2-3 cái xương đùi gà
- 400gr fillet cá hồi
- ½ củ hành tây (50gr) – bổ múi cau
- Gừng, rượu trắng, hành khô, tỏi, hành lá
- Gia vị
Cách làm :
Bước 1: Xương gà rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước lạnh (khoảng 400-500ml). Bật lửa to, đợi nước sôi thì vớt hết bọt. Cho hành và gừng vào, hạ nhỏ lửa ninh xương. Sau khi ninh xong thì lọc lấy nước dùng.
Bước 2: Trong lúc ninh xương gà thì chuẩn bị nốt các nguyên liệu còn lại:
- Cá hồi rửa sạch, thấm khô, thái lát, không cần lát mỏng vì dễ làm cá bị vụn khi nấu. Ướp cá hồi với rượu, chút bột nêm (hoặc muối) và hạt tiêu. Có thể thêm khoảng ½ thìa café (2gr) bột gừng, hoặc một ít gừng băm nhỏ để giúp khử bớt mùi tanh của cá.
- Rang gạo: Dùng chảo không dính, để lửa vừa, rang gạo đến khi gạo thơm, có màu hơi vàng một chút, mất khoảng 10-15 phút
Bước 3: Cho nước dùng gà vào nồi. Đun sôi rồi đổ gạo vào. Quấy đều. Hạ nhỏ lửa, ninh đến khi cháo chín nhừ. Nêm gia vị cho vừa ăn. Trong quá trình nấu thi thoảng quấy cháo để cháo khỏi sát đáy nồi, tránh bị khê.
Bước 4: Xào cá hồi: Phi thơm hành khô và tỏi. Cho cá đã ướp vào xào. Cá hồi bản thân mùi vị tự nhiên của nó đã ngon rồi, cho nên nếu các mẹ mua được cá tươi thì có lẽ chỉ nên xào chín tái là ngon nhất.
Bước 5: Cá hồi sau khi xào xong có thể cho vào nồi cháo rồi trộn đều, hoặc ăn riêng. Múc cháo ra bát, rắc thêm hành xanh và múc cá hồi lên trên. Dùng nóng với tiêu xay, bột ớt, có thể thêm ít hành khô phi giòn, thì là hoặc rau răm thái nhỏ.
8. Gà Hầm Hạt Sen
Vào những ngày tiết trời đông lạnh, những món hầm luôn là sự lựa chọn hàng đầu của chị em nội trợ để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình và những người lớn tuổi, vì hương vị thơm ngon, bổ dưỡng và ấm áp của món ăn. Không những thế, món ăn này còn là sự lựa chọn phù hợp để bạn bồi bổ sức khỏe cho người bệnh hay đóng góp vào thực đơn của những bữa tiệc nhỏ, những buổi gặp mặt bạn bè của gia đình.
Nguyên liệu
- Gà tơ đã làm sạch: 1 con, khoảng 0,8 – 1kg
- Hạt sen tươi: 100g
- Nấm hương khô: 50g; 1 ít táo tàu khô
- Nấm rơm: 100g; - Hành khô, tỏi: 50g;
- Hành lá, ngò rí: 50g;
- Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, dầu ăn, tiêu, ớt bột, rượu trắng
Cách làm:
Bước 1: Ướp thịt gà với 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa muối, 1 thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu, ½ thìa ớt bột, 1 thìa rượu trắng, 2 thìa dầu ăn trong 1 tiếng để gà ngấm đều gia vị,
Bước 2: Sau khi gà đã ngấm đều gia vị, cho gà, hạt sen, nấm hương vào nồi. Đối với món hầm bạn nên sử dụng nồi đất, hoặc nồi gang dày thì món hầm sẽ ngon và nhanh nhừ hơn nhé. Đổ vào nồi 1,2 lít nước rồi bắc lên bếp, bật lửa to, đậy kín nắp hầm với lửa nhỏ khoảng 45-60 phút.
Bước 3: Khi thấy gà vừa chín nhừ, các mẹ cho nấm rơm vào và nêm thêm 1 thìa hạt nêm, ½ thìa muối, 1 thìa bột ngọt, ½ thìa đường sao cho vừa ăn. Không nên sử dụng nước mắm để nêm nhé vì như thế món hầm sẽ bị chua.
Bước 4: Cho hành lá, ngò rí và ½ thìa tiêu vào rồi tắt bếp
Tuy nhiên, với người lớn tuổi, cần phải hầm cho thịt gà thật mềm, hạt sen thật bùi để dễ tiêu hóa.
9. Cháo Bo Bo, Bí Đao
Món ăn này có tác dụng thanh phế hóa đàm. Thích hợp làm một trong các món ăn cho người già bị bệnh tiểu đường kèm viêm phổi, phát nhiệt, ho nhiều đờm, ho khó khăn. Và món ăn này chỉ phát huy tác dụng của nó khi bí đao được bảo quản tươi, giữ được các chất vitamin có trong bí đao.
Nguyên liệu:
- 150g phi-lê thịt gà.
- 100g gạo.
- 100g bo bo.
- 100g hạt đậu Hà Lan.
- Rau mùi, tiêu.
- 1 thìa súp hạt nêm.
- 2 thìa cà phê đường.
- 1 lít nước dùng.
Cách làm:
Bước 1: Rang gạo trong chảo dầu nóng, để nguội. Sau đó cho gạo và bo bo vào nước dùng nấu nhừ.
Bước 2: Thịt gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với chút hạt nêm, tiêu. Khi cháo gần nhừ, cho thịt gà, hạt đậu Hà Lan vào, nấu đến khi hạt đậu chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn.
10. Cháo Tổ Yến Thịt Bằm
Người cao tuổi thường có sức đề kháng kém, rất hay mắc bệnh. Yến sào giúp bổ sung thêm năng lượng, tăng cường miễn dịch, tốt cho trí óc, thực sự là món ăn bồi dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Có rất nhiều cách chế biến tổ yến như chưng đường phèn, nấu chè hạt sen, hầm gà… Trong đó, món cháo tổ yến thịt bằm là món ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa chế biến đơn giản.
Cháo tổ yến thịt bằm là một trong số nhiều món ăn từ tổ yến rất bổ dưỡng cho người lớn tuổi. Và đặc biệt món ăn này cũng rất tốt cho trẻ em, phụ nữ có thai để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Nguyên liệu:
+ Tổ yến sào tinh chế: khoảng 20gr.
+ Thịt lợn xay: 100gr.
+ Gạo: 1 chén (trộn chung gạo nếp và gạo tẻ).
+ Nước lọc: 100ml
+ Các loại nguyên liệu khác: dầu ăn, dầu mè, gừng, rượu trắng, nước tương và gia vị.
Cách làm:
Gạo đem vo sạch, sau đó để cho ráo nước. Nên rang gạo sơ qua trước khi nấu cháo sẽ khiến cháo ngon hơn.
Cho dầu vào chảo, phi hành tỏi cho thơm rồi cho thịt vào xào, nêm nếm vừa đủ.
Tổ yến làm sạch, chưng cách cách thủy từ 25-30 phút. Nên chưng tổ yến trong bát sứ có nắp đậy.
Cho gạo vào nồi, đổ nước, bắc lên bếp nấu cháo. Khi cháo nhừ, cho tổ yến đã chưng cùng thịt xào vào nấu thêm 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Múc cháo ra bát và thưởng thức. Nên ăn khi còn nóng sẽ đạt được nhiều hiệu quả nhất.
Hoàng Quyên
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Ðể tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, để bệnh nhân lựa chọn.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.