Viêm phúc mạc cấp là một tình trạng cấp cứu khá phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung, tất cả chúng đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh và đòi hỏi điều trị càng sớm càng tốt. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng viêm phúc mạc cấp ? Các phương pháp điều trị bệnh viêm phúc mạc cấp nào hiệu quả nhất hiện nay ? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu bài viết dưới đây.
VIÊM PHÚC MẠC CẤP LÀ GÌ ?
Viêm phúc mạc cấp là tình trạng viêm của lớp mô lót mặt trong thành bụng và bao phủ hầu hết các cơ quan trong ổ bụng ( gọi là phúc mạc) do các tác nhân vi trùng ( vi khuẩn, nấm,..) hoặc không do vi trùng ( axit dạ dày, dịch tụy, ...).
Nhiễm khuẩn phúc mạc thường tiến triển nặng do người bệnh dễ tiếp cận với mầm bệnh có sẵn và dễ lan tỏa ra toàn bộ khoang phúc mạc. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và khẩn cấp cần điều trị ngay lập tức.
TẠI SAO LẠI NGUY HIỂM ?
Viêm phúc mạc cấp là một bệnh lý rất nặng trong ngoại khoa, nếu không xử trí kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 60 - 70%, bởi vì, viêm phúc mạc cấp là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm khuẩn trong ổ bụng, có nhiều loại vi khuẩn, độc tính của chúng rất cao, trong khi đó diện tích của phúc mạc (màng bụng) rất rộng nên khả năng hấp thu chất độc từ các tạng rỗng (dạ dày, ruột...) tràn vào, độc tố (do vi khuẩn tiết ra) rất nhanh dễ dẫn đến sốc và nhiễm độc (sốc nhiễm trùng).
Bệnh nặng còn do sự dễ lây lan khắp ổ bụng bởi nhu động ruột (ruột co bóp đẩy các chất bẩn đi vào ổ bụng). Vì vậy, khi nghi là viêm phúc mạc cấp cần chẩn đoán sớm xử trí đúng, kịp thời nhằm hạn chế tử vong đến mức tối đa.
NGUYÊN NHÂN VIÊM PHÚC MẠC CẤP
Viêm phúc mạc cấp có thể do tiên phát, tức do bệnh nhiễm trùng ở phúc mạc gây ra như: lao phúc mạc, viêm phúc mạc do phế cầu hoặc lậu cầu (chiếm tỉ lệ thấp). Bên cạnh đó viêm phúc mạc thứ phát chiếm tỉ lệ cao hơn cả, đó là viêm phúc mạc do thủng túi mật, mật sẽ thấm vào phúc mạc gây viêm (viêm phúc mạc mật), thủng ruột, tắc ruột, thủng dạ dày, viêm ruột thừa vỡ, chấn thương thủng bụng (do đạn, bom mìn, do tai nạn lao động, tai nạn giao thông...).
Ngoài ra, viêm phúc mạc có thể do viêm phần phụ hoặc áp xe ống dẫn trứng, vòi trứng hoặc vỡ tử cung xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ do không có sự cân xứng giữa khung chậu của người mẹ và kích thước đầu thai nhi hoặc thủng tử cung do nạo phá thai (phụ nữ) cũng là những nguyên nhân gặp nhiều của viêm phúc mạc.
Căn nguyên gây viêm phúc mạc có thể do vi khuẩn hoặc do hóa chất. Viêm phúc mạc do vi khuẩn bởi vì vi khuẩn xâm nhập vào xoang bụng bằng đường mạch máu hoặc là do lây lan từ một ổ nhiễm trùng trong xoang bụng hoặc do thủng vỡ một tạng rỗng (ruột, dạ dày, bàng quang...) dịch và các chất bẩn từ các tạng đó mang theo vi khuẩn đổ vào phúc mạc gây viêm. Vi khuẩn có thể là vi khuẩn lao (do lao phúc mạc), vi khuẩn đường ruột như: E.coli, Proteus, Klebsiella, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn kỵ khí (C. difficil), nếu thủng các tạng rỗng (dạ dày, ruột, bàng quang...).
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm phúc mạc gồm:
+ Lọc màng bụng: Viêm phúc mạc thường gặp phổ biến ở những người đang thực hiện liệu pháp lọc màng bụng.
+ Bệnh lý khác: Các bệnh lý sau có thể tăng nguy cơ viêm phúc mạc: Xơ gan, viêm ruột thừa, bệnh Crohn, loét dạ dày, viêm túi thừa và viêm tụy.
+ Tiền sử viêm phúc mạc: Nếu bạn đã từng bị viêm phúc mạc thì khả năng bị lại cao hơn những người chưa từng bị.
TRIỆU CHỨNG VIÊM PHÚC MẠC CẤP
Các triệu chứng của viêm phúc mạc cấp rất khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng phổ biến gồm:
+ Đau bụng liên tục, lúc đầu khu trú, sau lan tỏa
+ Nôn ói, nấc cụt
+ Bí trung đại tiện, đôi khi lại tiêu chảy
+ Cơ cứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc
+ Nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, lưỡi bẩn, môi khô, thở nhanh nông, hơi thở hôi
Lơ mơ, nói nhảm, lo lâu thảng thốt, lúc tỉnh lúc mê, mắt trũng sâu, mặt hốc hác, mạch nhanh, hạ thân nhiệt, thiểu niệu hoặc vô niệu.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng viêm phúc mạc cấp dựa vào thăm khám thực thể và các kỹ thuật cận lâm sàng:
+ Nếu bệnh nhân trẻ, khỏe, đến khám sớm, bác sĩ khám thường thấy co cứng thành bụng với các biểu hiện như: khi ấn vào bụng thấy cứng như gỗ, bụng không tham gia nhịp thở, các khối cơ thẳng nổi rõ. Khi gõ có thể phát hiện hơi tự do trong khoang phúc mạc, nghe thấy giảm nhu động ruột, có dấu hiệu Douglas phồng và đau. Nếu người bệnh đến tháng muộn, có thể không còn biểu hiện co cứng thành bụng, bệnh nhân có triệu chứng tắc ruột, bụng đề kháng, tổng trạng thay đổi,...
+ Xét nghiệm lâm sàng: bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái, Hematocrit tăng do mất nước, rối loạn điện giải, ure máu tăng cao,...Chụp phim X-quang có thể thấy các dấu hiệu đặc trưng cho từng nguyên nhân gây viêm phúc mạc như hình mức nước, mức hơi trong tắc ruột, liềm hơi dưới hoành trong thủng ổ loét dạ dày tá tràng,...
+ Chọc dịch ổ bụng là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán viêm phúc mạc. Soi và cấy dịch ổ bụng để xác định vi khuẩn gây bệnh.
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM PHÚC MẠC CẤP
Nếu không điều trị, viêm phúc mạc cấp có thể gây nhiễm trùng ngoài khoang phúc mạc:
+ Du khuẩn huyết (vi khuẩn đi vào máu);
+ Nhiễm trùng huyết (sepsis). Sepsis diễn biến rất nhanh, đe dọa tính mạng bằng bệnh cảnh shock và suy cơ quan.
+ Viêm phúc mạc cấp là một bệnh lý ngoại khoa rất nặng, tỷ lệ tử vong cao. Vì viêm phúc mạc là quá trình cuối của nhiễm khuẩn trong ổ bụng, do đó khi có các biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị sớm nhất.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC CẤP
Viêm phúc mạc cấp là một bệnh lý nặng, nếu không được xử lý kịp thời bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao. Với viêm phúc mạc nguyên phát, có thể điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh theo kinh nghiệm, sau khi có kết quả kháng sinh đồ thì điều trị theo kháng sinh đồ. Thời gian điều trị 5-14 ngày tùy theo sự đáp ứng của người bệnh.
Đối với viêm phúc mạc cấp thứ phát, nguyên tắc điều trị là kết hợp hồi sức tích cực và phẫu thuật ngoại khoa. Điều trị nội khoa giúp hồi sức, cung cấp năng lượng, giảm bớt tình trạng nhiễm trùng, dự phòng chống sốc và suy đa cơ quan. Trong khi phẫu thuật ngoại khoa giúp loại bỏ nguyên nhân và làm sạch ổ nhiễm trùng.
Hồi Sức Tích Cực
Bệnh nhân sẽ được truyền dịch, điện giải để bù nước, điện giải. Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, đảm bảo hô hấp, thân nhiệt,... Kháng sinh loại mạnh, phổ rộng, nếu có kháng sinh đồ thì sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Phẫu Thuật
Nguyên tắc của điều trị ngoại khoa là mổ càng sớm càng tốt trên cơ sở hồi sức tích cực. Có những trường hợp phải vừa hồi sức vừa mổ. Các phương pháp can thiệp rất khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm phúc mạc. Trong mỗi nguyên nhân lại có nhiều phương pháp điều trị, việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào tình trạng xoang bụng và thể trạng bệnh nhân.
+ Phương pháp chọc dò kết hợp dẫn lưu ổ bụng: là phương pháp chẩn đoán kết hợp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là nhẹ nhàng, ít xâm hại, hiệu quả cao trong một số trường hợp đặc biệt. Thường được áp dụng trong các trường hợp áp xe ổ bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau như ruột thừa, túi thừa, áp xe gan vỡ,...
+ Phẫu thuật nội soi: có các ưu điểm như ít xâm lấn, bệnh nhân nhanh hồi phục, ít biến chứng, ít để lại sẹo,...Phẫu thuật nội soi được chỉ định trong nhiều trường hợp như: viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm phần phụ, thủng tạng rỗng, viêm đường mật, áp xe gan vỡ, vết thương thấu bụng, chấn thương, xoắn ruột hoại tử,...
+ Phẫu thuật mở bụng: mở bụng để xử lý thương tổn vẫn giữ vai trò quan trọng trong điều trị viêm phúc mạc, nhưng việc chỉ định loại phẫu thuật này đang ngày càng ít đi do sự phát triển của các kỹ thuật ít xâm lấn khác. Chỉ định mở bụng xử lý thương tổn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (bệnh nhân viêm phúc mạc toàn thể nặng do thủng tạng, do biến chứng của phẫu thuật trước đó hoặc do không thể can thiệp qua nội soi,...) và tình trạng bệnh nhân (bệnh nhân có chống chỉ định với phẫu thuật nội soi).
Khi thực hiện phẫu thuật viêm phúc mạc cấp cần chọn đường vào (đường rạch da hay vị trí trocar) thích hợp, giúp dễ tìm nguyên nhân và dễ xử lý thương tổn, làm sạch xoang bụng thuận lợi và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Tiến hành đánh giá thương tổn, xử lý nguyên nhân và làm sạch xoang bụng. Sau đó dẫn lưu và đón bụng.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tiếp tục điều trị nội khoa hồi sức sau mổ. Chế độ dinh dưỡng theo bệnh cảnh và phương pháp phẫu thuật. Nếu tình trạng sau phẫu thuật ổn định, khuyến khích bệnh nhân vận động sớm.
CÁCH PHÒNG NGỪA VIÊM PHÚC MẠC
Thông thường, viêm phúc mạc liên quan tới lọc màng bụng do vi khuẩn ở gần catheter. Nếu bạn đang lọc màng bụng, hãy làm như sau để tránh viêm phúc mạc:
+ Rửa tay, bao gồm bên dưới móng tay và giữa các ngón tay của bạn, trước khi chạm vào ống thông;
+ Làm sạch vùng da xung quanh ống thông với chất diệt khuẩn hàng ngày;
+ Lưu trữ các dụng cụ, vật tư lọc màng bụng ở nơi sạch sẽ;
+ Đeo khẩu trang phẫu thuật trong lúc thay dịch lọc;
+ Không ngủ với thú nuôi;
+ Nói chuyện với đội ngũ chăm sóc chạy thận về cách chăm sóc thích hợp cho ống thông thẩm phân phúc mạc của bạn.
Viêm phúc mạc cấp là một bệnh lý nguy hiểm, để lại di chứng nặng nề và có nguy cơ tử vong cao. Do đó khi thấy có những dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám.
Nguyễn Ngọc
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.