Theo y học cổ truyền, một trong những cách để điều tiết cơ thể là dùng thực phẩm để điều chỉnh cân bằng âm dương, cân bằng tạng phủ. Đó là những loại thực phẩm phù hợp với cơ thể theo từng mùa, thích ứng với khí hậu, thời tiết.
Tiết trời oi bức, con người dễ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, nhất là với người già, trẻ em. Để loại bỏ các bệnh thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là các bệnh phát sinh do nhiệt, bên cạnh việc thực hiện một chế độ sinh hoạt điều độ hợp lý thì dinh dưỡng là một phần không thể thiếu. Để giải nhiệt trong những ngày đón nhận cái nóng đầu tiên của mùa hè cần chọn những thực phẩm mang tính mát, có công dụng thanh nhiệt. Một số thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn giải nhiệt tốt, tinh thần minh mẫn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Theo y học cổ truyền, một trong những cách để điều tiết cơ thể là dùng thực phẩm để điều chỉnh cân bằng âm dương, cân bằng tạng phủ. Đó là những loại thực phẩm phù hợp với cơ thể theo từng mùa, thích ứng với khí hậu, thời tiết.
Tiết trời oi bức, con người dễ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, nhất là với người già, trẻ em. Để loại bỏ các bệnh thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là các bệnh phát sinh do nhiệt, bên cạnh việc thực hiện một chế độ sinh hoạt điều độ hợp lý thì dinh dưỡng là một phần không thể thiếu. Để giải nhiệt trong những ngày đón nhận cái nóng đầu tiên của mùa hè cần chọn những thực phẩm mang tính mát, có công dụng thanh nhiệt. Một số thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn giải nhiệt tốt, tinh thần minh mẫn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
1. MƯỚP ĐẮNG (KHỔ QUA)
Mang tính hàn, có tác dụng làm sáng mắt, giải khát, giải nhiệt, bổ khí. Khổ qua dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp.
Người ta thường dùng khổ qua dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt hầm, hoặc thái ra, phơi khô, dùng thay trà có tác dụng thanh nhiệt. Tuy nhiên, do vị đắng của nó mà có người không dùng được.
2. CÀ CHUA
Chua có vị ngọt chua, mát, giúp tiêu hóa thức ăn tích tụ, giải khát, cải thiện nóng nực, buồn bực do cơn khát, miệng khô mang lại. Ngoài ra, Chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng...../.
Cách sử dụng: Lấy 10 quả cà chua nhỏ, rửa sạch, nửa quả kiwi gọt vỏ chia miếng vuông nhỏ và 500ml sữa chua chất béo thấp. Cho tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với hạt, sau đó lấy ra uống giúp thanh nhiệt chặn khát.
Cách dùng này có công dụng giảm nhiệt tim và bảo vệ dạ dày đường ruột. Dầu mỡ có thể nâng cao tỉ lệ hấp thụ của lycopene trong cà chua, cũng có thể thêm 5g vừng đen vào.
Nếu không quen cảm giác dính của sữa chua có thể cho 100ml nước xay cùng cũng được.
3. BÍ, BẦU
Cũng là món ăn rất tốt trong mùa nóng bởi nó tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng. Có thể dùng nấu canh hoặc ép lấy nước uống. Bầu chứa vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải khát.
Canh bầu nấu với tôm là một món ăn dân dã nhưng lại có công dụng giải nhiệt và bồi bổ rất tốt.
4. CỦ SEN
Của Sen có vị ngọt mát, giúp thanh nhiệt chặn khát, nhuận phổi ích âm
Cách sử dụng: Đầu tiên lấy một ít hạt sen thêm 600ml nước nấu sôi ở lửa lớn, sau đó thêm vào 30g sen củ đã chia thành miếng nhỏ, nấu ở lửa nhỏ 10 phút, cuối cùng cho vào nửa quả lê đã chia thành miếng nhỏ, thêm đường phèn vừa lượng để tạo vị, hầm thêm 5 phút nữa là được.
Cách dùng này giúp giảm khí nóng, cải thiện miệng khô, miệng hôi, giúp thanh tâm an thần và ngủ ngon.
Củ sen thuộc tinh bột, người có trọng lượng cơ thể quá nặng hoặc huyết áp cao ăn củ sen nên giảm lượng các tinh bột khác như cơm, mỳ.
5. MÍA
Mía có vị ngọt mát, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, chặn khát, cải thiện nhiệt phổi và buồn bực khó chiu của tim.
Viêm nhiệt là bệnh thường gặp khi thời tiết nắng nóng với các triệu chứng như sốt cao, mất nước, miệng và họng khô rát, táo bón, tiểu tiện sẻn đỏ,… Ăn mía có thể đẩy lùi tình trạng trên. Ngoài ra, mía còn hữu ích cho người nôn ọe hay ngộ độc rượu. Vì vậy, hãy thưởng thức ngay một cốc nước mía mát lạnh ngày hè ngay nhé!
Hoặc có thể nấu mía cũng với đậu xanh
Cách Làm: 20g đậu xanh rửa sạch, thêm 400ml nước , nấu sôi bằng lửa lớn rồi vặn lửa nhỏ, nấu 40 phút cho tới khi mềm nhuyễn thì tắt bếp, đổ nước đi, sau đó cho 500ml nước mía vào trong đỗ xanh vừa nấu là được.
Cách sử dụng này có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra còn giúp cải thiện táo bón, giảm nhiệt phổi gây ra ho và đau ngứa họng vv.
Thành phần của mía có đường nên khi nấu chú ý độ ngọt, nhiệt lượng khoảng 1 thìa canh là được. Người bị bệnh tiểu đường hoặc trọng lượng cơ thể quá nặng khi dòng món này nên giảm lượng cơm trong ngày.
6. RAU CẦN
Rau cần có đặc tính mát hơi hàn, vị ngọt đắng, trừ ôn, thanh ruột, giảm nhẹ lửa nóng mạnh mẽ ở tim.
Cách sử dụng: Lấy 150g khoảng 1 cây rau mùi rửa sạch chia nhỏ, lấy 1 quả táo bỏ vỏ chia nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, thêm 350-500ml nước và mật ong vừa lượng xay nhuyễn lấy ra uống.
Cách sử dụng này có tác dụng giảm khí nóng, giảm huyết áp. Khi uống không lọc cặn, chia uống thành 2 bữa trong 2 ngày, không nên uống quá lượng trong 1 ngày.
Rau cần thuộc loại rau xanh natri thấp, kali cao, có ích phòng chống bệnh huyết quản tim, tuy nhiên người bị bệnh thận hạn chế kali nên tư vấn ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.
7. DƯA CHUỘT
Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, được dùng rất phổ biến trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế biến thành dưa muối cả quả.
Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn.
8. CỦ CẢI
Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
9. ĐẬU PHỤ
Vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, bổ trung, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, có thể chần ăn sống, kho với bột nghệ, rán hoặc nhồi thịt, sốt hoặc nấu canh với cà chua...
Đậu phụ còn chế biến thành những món ăn vị thuốc để chữa bệnh, có tới 100 vị thuốc như canh đậu phụ rau dền, canh đậu phụ dưa chuột, canh đậu phụ mộc nhĩ, đậu phụ cá trạch, đậu phụ nấm, đậu phụ chân giò...
10. CÀ RỐT
Vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, can, phế, kiện tỳ, tiêu thực, bổ can, sáng mắt, hạ khí, trị ho, thanh nhiệt, giải độc. Ăn sống hay chín đều có tác dụng bổ máu, người già yếu, trẻ em ăn cà rốt rất tốt vì nó giúp dạ dày tiêu hóa, chữa chứng mắt khô, cam tích ở trẻ. Những người phế nhiệt ho hen, ho gà dùng cà rốt sấy vắt giã lấy nước cốt uống. Cà rốt thường nấu với xương lợn, xương bò, làm nộm với đu đủ, su hào, làm các món xào với gan, tim, thịt bò và ngâm giấm ăn sống.
11. RAU MUỐNG
Theo y học hiện đại, ăn rau muống giúp ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm nhiễm, mát máu, giải nhiệt ở miệng và phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
Một đĩa rau muống luộc, bát nước rau được vắt thêm chanh hay dầm vài quả sấu là món ăn rất tốt cho sức khoẻ trong những ngày hè oi bức.
12. CỦ ĐẬU
Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc khi say rượu; là thức ăn lý tưởng của mùa hè, có thể gọt vỏ ăn sống, ép lấy nước uống hoặc làm nộm, xào thịt, nấu canh.
13. RAU MỒNG TƠI
Tên khác là lạc quỳ. Có 2 loại xanh và tía. Loại tía tốt hơn, có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát. Với dược năng là lưu thông huyết mạch, lợi tiểu, nhuận trường.
Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ. Được dùng để luộc hay nấu canh ăn rất ngon.
14. RAU MÁ
Còn gọi liên tiền thảo, có vị thơm, đắng, không độc, tính mát. Với dược năng cầm máu, giải nhiệt, sát khuẩn, lợi tiểu. Trị sốt rét nóng nhiều, máu cam, thổ huyết, khí hư, huyết bạch, tả lỵ. Giúp sáng mắt, trị các chứng nhọt độc, sang lở, hốt hoảng, gan nhiệt. Trị phụ nữ đau bụng máu. Bổ gan, điều hòa tạng phủ.
15. RAU DIẾP CÁ
Ngoài tác dụng lợi tiêu hóa, trị táo bón, rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, rất hữu hiệu trong việc giải nhiệt ngày hè.
Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu và sát trùng. Với tác dụng đó, diếp cá làm mát huyết trong cơ thể nên có thể trị được mụn nhọt, mẩn ngứa.
Rau diếp cá có thể được dùng để hạ nhiệt cho trẻ sốt mà không muốn dùng Tây y, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược.
16. DƯA HẤU
Không là lạ gì khi dưa hấu xuất hiện trong danh sách các thức ăn giải nhiệt cơ thể tốt nhất mùa hè. “Thiên nhiên bạch hổ thang” là mỹ từ được người xưa đặt cho món này để ca ngợi tác dụng thanh nhiệt không hề thua kém gì bạch hổ thang – một trong những bài thuốc điển hình về thanh nhiệt tả hỏa.
Không là lạ gì khi dưa hấu xuất hiện trong danh sách các thức ăn giải nhiệt cơ thể tốt nhất mùa hè. “Thiên nhiên bạch hổ thang” là mỹ từ được người xưa đặt cho món này để ca ngợi tác dụng thanh nhiệt không hề thua kém gì bạch hổ thang – một trong những bài thuốc điển hình về thanh nhiệt tả hỏa.
17. CỦ NĂNG
Củ Năng có tính hàn, vị ngọt, lành tính, có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm môi miệng, viêm đường hô hấp, viêm dạ dày và ruột, tiêu đờm, tiêu thực. Chính vì vậy, danh sách thức ăn giải nhiệt cơ thể không thể thiếu loại thực phẩm này.
Nếu lưỡi của bạn đỏ tấy, họng đau rát, miệng hay khô, táo bón hay say rượu thì mã thầy là loại quả đầu tiên bạn nên nghĩ đến. Bạn cần gọt sạch vỏ nếu muốn ăn sống quả này, đồng thời còn có thể ép củ mãu thấy, lấy nước uống giải khát, vô cùng có lợi.
18. CHANH
Chanh là loại thực phẩm đa năng, phổ biến trong nhiều lĩnh vực, vừa làm gia vị, vừa vắt lấy nước uống, vừa có công dụng làm đẹp, trị bệnh. Loại quả này có vị chua, tính bình, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, thanh nhiệt, giải khát hiệu quả.
Với những người máu nhiệt, thường bị nóng trong người, gây ra ợ nóng, nôn nấc, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, không ngon miệng thì hãy dùng chanh ngậm với muối. Phổ biến nhất vẫn là vắt nước chanh tươi, ngâm thành chanh muối hoặc phơi khô thành ô mai.
19. NƯỚC DỪA
Sẽ thật thiếu sót nếu trong danh sách này thiếu đi loại trái cây này. Dừa có vị ngọt tính bình, nước mát, bổ dưỡng, sở hữu công dụng cung cấp năng lượng, tăng cường thể lực, khu phong, ích khí, giải khát hiệu quả.
Bên cạnh phần nước, bạn cùng đừng bỏ qua phần cùi dừa bổ dưỡng. Phần này của dừa thơm ngon, giòn giòn, thường được chế biến thành các món kem, sinh tố,… Ăn cùi dừa tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ bài tiết.
Kỳ Duyên
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: