Đậu nành tự nhiên có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật (phytoestrogen) có cấu trúc tương tự như estrogen. Do đó đã từng có tin đồn cho rằng ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư nhất định đặc biệt là ung thư vú vì estrogen có liên quan tới sự phát triển của các bệnh ung thư nhạy cảm với estrogen như ung thư vú.
Đậu nành tự nhiên có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật (phytoestrogen) có cấu trúc tương tự như estrogen. Do đó đã từng có tin đồn cho rằng ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư nhất định đặc biệt là ung thư vú vì estrogen có liên quan tới sự phát triển của các bệnh ung thư nhạy cảm với estrogen như ung thư vú.
Hiện nay, cũng có rất nhiều thông tin thất thiệt cho rằng đậu nành là nguyên nhân gây ung thư vú và vô sinh, các chuyên gia đã lên tiếng phản bác. Theo BS. Nguyễn Lê, chuyên ngành ung bướu, bệnh viện Quân y 103 khẳng định đây là những thông tin không có cơ sở. Các nghiên cứu chính thống chưa bao giờ đề cập điều này, bệnh nhân ung thư cũng chưa bao giờ được khuyến cáo hạn chế ăn đậu nành. Đậu nành rất lành, tốt cho cơ thể. Bởi vì, Để làm tăng estrogen trong cơ thể cần vô vàn hoạt chất khác trong các loại thức ăn khác. Còn phytoestrogen trong đậu nành có hàm lượng vô cùng nhỏ nên không thể tác động lên estrogen toàn cơ thể.
BS Lê khuyến cáo người tiêu dùng không nên hoang mang vì thực tế những nghiên cứu độc lập ít có giá trị, không mang tính đại diện.
TS.BS Nguyễn Tiến Quang, bệnh viện K nói thêm, một nghiên cứu để được công bố rộng rãi cần phải có những phân tích cộng gộp. Ví dụ có 20 nghiên cứu ủng hộ, 20 nghiên cứu phản bác, sau đó sẽ phân tích gộp 40 cái (multi analysis) xem độ mạnh của nghiên cứu như thế nào nên về mặt khoa học, các nghiên cứu độc lập chỉ mang tính chất tham khảo.
Cũng liên quan đến vấn đề này, GS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam đã lên tiếng phản bác.
GS Đức cho biết, một vài nghiên cứu cho rằng mầm đậu nành có chứa estrogen sinh học nhưng đây không phải nguyên nhân gây ung thư.
Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Duy Hiển, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K nêu 2 số liệu đối chiếu: "Tỉ lệ ung thư vú Việt Nam hiện là 29,9/100.000 dân, còn tại Mỹ là 129/100.000 người. Chúng ta ăn đậu nành hàng nghìn năm nay nhưng người Mỹ họ không dùng, tại sao ung thư vú vẫn cao như vậy?".
Ông cũng nói rõ, Tổ chức phòng chống ung thư vú lớn nhất thế giới Susan G. Komen đã từng bỏ ra 3,3 triệu USD để nghiên cứu đậu nành với ung thư vú nhưng không tìm thấy mối tương quan.
“Một số nghiên cứu tìm thấy mầm đậu nành có chứa một chất tương tự như estrogen - gọi là estrogen sinh học nhưng nó không có bằng chứng gây ung thư”, ông Tuyên nhấn mạnh.
Theo ông Tuyên, với ung thư vú, đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân trực tiếp. Còn các yếu tố hàng đầu gây nguy cơ là hút thuốc lá, uống rượu bia, không nuôi con bằng sữa mẹ....
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia phân tích thêm, đậu nành rất tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh giúp lập lại cân bằng nội tiết, duy trì chuyển hoá, giúp cân bằng rối loạn lipit trong máu ở những người mỡ máu cao.
“Estrogen trong đậu nành là từ nguồn thảo dược, tác dụng rất yếu không cao như nội tiết tố nguồn động vật dùng trong các liệu pháp điều trị hormone thay thế. Các tài liệu xưa nay đều nói nếu cùng nồng độ, thì nguồn estrogen thực vật yếu hơn nguồn từ động vật 500-1.000 lần”, PGS.TS Lâm khẳng định.
Để làm rõ những hoài nghi xung quanh lợi ích hay nguy cơ đến từ việc sử dụng đậu nành, nhóm nghiên cứu (dưới sự tài trợ của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ) đã khảo sát mối liên hệ giữa lượng isoflavone trong khẩu phần ăn và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong một quần thể đa sắc tộc gồm 6235 phụ nữ châu Mỹ Latinh và châu Úc có ung thư vú. Họ đã sử dụng dữ liệu thu thập về các phụ nữ và chế độ ăn uống trong vòng 5 năm cả trước và sau khi được theo dõi bệnh ung thư vú.
Kết quả cho thấy tỷ lệ nghịch giữa tần suất sử dụng đậu nành và tỷ lệ tử vong.
Cụ thể, sau thời gian theo dõi trung bình 9,4 năm, ghi nhận có tất cả 1224 ca tử vong. Phụ nữ có tỷ lệ phần trăm isoflavone trong chế độ ăn kiêng cao nhất (≥1.5 mg/ngày) có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 21% so với phụ nữ có tỷ lệ thấp nhất (<0.3 mg/ngày, khoảng tin cậy 95% , P cho xu hướng <0,01).
Phân tích phân tầng cho thấy, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn giàu isoflavone chỉ có ý nghĩa thống kê trên những phụ nữ ung thư vú âm tính (không nhạy cảm) với thụ thể hormone (estrogen và progesterone), và đối với phụ nữ không được điều trị bằng liệu pháp hormone trong quá trình điều trị ung thư vú. Không tìm thấy mối liên hệ tương tự ở những phụ nữ dương tính (nhạy cảm) với thụ thể hormone (estrogen và progesterone) và những người được điều trị bằng nội tiết tố.
Nói tóm lại, sự giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân phần lớn chỉ giới hạn ở những phụ nữ ung thư vú âm tínhvới thụ thể hormone và những phụ nữ không được điều trị bằng thuốc kháng estrogen như tamoxifen.
Trong một thông cáo báo chí của mình, Tiến sĩ Zhang phát biểu: "Dựa trên kết quả của chúng tôi, chúng tôi không thấy tác động bất lợi của việc ăn đậu nành trên những phụ nữ được điều trị bằng nội tiết", như một lần nữa khẳng định quan điểm nói trên. Ngoài ra, Tiến sĩ Zhang cũng bổ sung: "Ở những phụ nữ có ung thư vú âm tính với thụ thể hormone, các sản phẩm từ đậu nành có thể có tác dụng bảo vệ", bởi kết quả của nghiên cứu cho thấy có sự liên kết yếu hơn nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê cho khẳng định này.
Mặc dù không tham gia nghiên cứu, Tiến sĩ Omer Kucuk, thuộc viện nghiên cứu ung thư Winship, đại học Emory, đã rất hào hứng với kết quả này. Ông viết trong bài xã luận của mình: "Giờ đây chúng ta có bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm từ đậu nành không chỉ ngăn ngừa ung thư vú mà còn có lợi cho những phụ nữ bị ung thư vú. Vì vậy chúng tôi đã có thể khuyên phụ nữ ăn nhiều đậu nành vì lợi ích sức khoẻ của họ". Ông cho biết thêm rằng việc sử dụng các thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là ngăn ngừa nhiều bệnh khác, như bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới chỉ giới hạn ở thực phẩm từ đậu nành chứ không đề cập đến các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung.Tiến sĩ Kucuk viết: "Mặc dù chế độ ăn uống giàu đậu nành là lành mạnh và an toàn nhưng việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung isoflavone có nguồn gốc từ đậu nành là một vấn đề khác vì nó chưa được đánh giá trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn” . “Do đó, hiện tại, thực phẩm chức năng bổ sung chưa được khuyến cáo sử dụng trên các bệnh nhân ung thư vú”.
Ngọc Nguyễn
Óc heo tiềm thuốc bắc từ lâu được xem là bài thuốc giúp tăng cường sinh lực và cải thiện sức khỏe. Trong óc heo chứa những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt…Từ đó có tác dụng trong việc bồi bổ xương khớp, hạn chế chứng đau đầu, hoa mắt và suy nhược thần kinh. Với trẻ em có tác dụng phát triển trí não nhờ hàm lượng lipit và DHA dồi dào.
Canh sườn bỏ củ sen bổ dưỡng, thơm ngon, được ưa chuộng trong những bữa ăn hàng ngày. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sườn bò và củ sen cùng những lợi ích của hai thực phẩm này kết hợp với nhau tạo nên món canh thanh mát và bồi bổ cho sức khỏe.
Bánh nếp là một trong những món ăn tuổi thơ vô cùng bình dị và dân dã của nhiều người Việt Nam. Bánh nếp đậu xanh vừa mềm vừa dẻo khi ăn có vị mằn mặn và độ ngọt vừa phải nên ngon miệng mà không ngấy.
Sinh tố dừa là thức uống ngon miệng, thanh mát và đầy dinh dưỡng trong những ngày hè oi bức hay những khi trời trở lạnh. Sinh tố dừa hòa quyện giữa vị mát lạnh của đá bào và vị béo ngậy của dừa sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn giải nhiệt.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Bữa sáng là một bữa ăn vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với những người gầy muốn tăng cân thì bữa sáng lại càng quan trọng. Quá trình ăn sáng đầy đủ sẽ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cũng chính là cách thúc đẩy quá trình tăng cân nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.