Đau lưng là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, do thói quen xấu gây nên như: đi, đứng, nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khoảng 80% các trường hợp đau lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc có ý thức phòng bệnh.
Đau lưng có hai loại nguyên nhân cơ bản sau đây: do tác động cơ học và do hiện tượng viêm.
Đau lưng do tác động cơ học: đây là loại đau lưng hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống... Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm, bởi hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động). Khi cột sống bị thoái hóa, triệu chứng đau lưng được thể hiện khá sớm và cũng chính vì có hiện tượng đau lưng rất khó chịu mà buộc người bệnh phải đi khám. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống còn có những nguyên nhân thuộc về cơ học như mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng...
Đau lưng do hiện tượng viêm: trong các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu... Cũng có nhiều trường hợp đau lưng nhưng lại do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng...), viêm dạ dày - tá tràng, viêm đường tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)... Các loại bệnh kiểu này thường gây đau lưng một cách âm ỉ và cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu). Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.
Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn mách bạn 4 cách giảm đau lưng hiệu quả ở người cao tuổi.
1. Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày
Những người bị đau lưng nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này đơn giản bắt đầu từ việc uống đủ nước mỗi ngày.
Bữa ăn của người cao tuổi nên có nhiều thức ăn đa dạng thuộc đủ các nhóm khác nhau như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, rau, trái cây... nhưng chia thành nhiều bữa nhỏ (bữa phụ) để dung nạp tốt hơn. Lưu ý chế độ ăn giàu canxi giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh thực phẩm giàu canxi, bổ sung vitamin K cũng giúp cho xương chắc khỏe. Các vitamin này có nhiều trong bông cải xanh, rau bina và các loại rau lá xanh đậm khác.
2. Vận động đúng cách
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, tăng tuổi thọ cho con người. Với người cao tuổi, nó còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp và tim mạch. Trước khi tham gia tập thể dục, người cao tuổi cần phải tự lượng sức mình để lựa chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình, điều quan trọng và cần thiết là các người cao tuổi tự xét xem mình có vấn đề gì về sức khỏe không? Nếu có vấn đề sức khỏe nên đến khám và hỏi ý kiến bác sĩ để việc tập luyện được an toàn và hiệu quả. Đối với người cao tuổi chưa bao giờ tập thể dục thể thao thì nên bắt đầu tập nhẹ và tăng dần phù hợp với sức mình, sau khi khỏe hơn mới dần tăng thêm thời gian và nhịp độ luyện tập.
Người cao tuổi có thể đi bộ nhẹ nhàng, đây là một trong những bài tập dễ thực hiện nhất. Ngoài ra, khi ngồi người cao tuổi có thể thay đổi liên tục vị trí của đôi chân, khi thì co chân, khi thì thả về sau, đung đưa chân... nghĩa là giúp chân luôn di chuyển để máu lưu thông dễ dàng.
3. Ngủ đúng tư thế
Người cao tuổi đi ngủ không nên gối quá cao có thể khiến cột sống bị tổn thương và cơ bắp trở nên căng thẳng. Do đó, hãy chọn những chiếc gối vừa tầm đủ để ngủ ngon mà vẫn không phải lo về nguy cơ đau lưng. Nếu nằm ngủ sai tư thế gây thiếu máu đến nuôi màng hoạt dịch, gân, cơ, xương khớp bởi mạch máu bị chèn ép. Điều lưu ý, người cao tuổi hay nằm nhiều điều này thực sự không tốt. Nằm trên giường trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên các đốt sống lưng. Trên thực tế, lưng sẽ trở nên kém linh hoạt. Vì vậy, hãy ra khỏi giường và sinh hoạt như bình thường nếu cơn đau không quá nghiêm trọng.
4. Các bài tập thể dục giảm đau nhức lưng ở người cao tuổi
- Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.
- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, giơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm 5 động tác liên tiếp cho mỗi chân.
- Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác mười lần.
- Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhịp đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử động năm lần.
- Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 - 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm năm lần mỗi chân.
Bên cạnh đó Việc điều trị sớm, đúng phương pháp, đúng phác đồ sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn hẳn là chẩn đoán muộn và điều trị muộn, điều trị mang tính chất cầm chừng. Nếu đau thắt lưng do nguyên nhân cột sống thì ngoài điều trị thuốc Tây y, vật lý trị liệu người ta còn có thể kết hợp Đông y như châm cứu, bấm huyệt hoặc dùng thuốc.
Mrs Ngọc Nguyễn
Khi nói đến y học dân gian tại Việt Nam, cây xương sáo (Cissus nodosa) trở thành một phần quan trọng của bảo tồn và chăm sóc sức khỏe xương khớp. Với lá và thân cây xanh mát, cây xương sáo không chỉ là một nguồn cung cấp chất chống viêm hiệu quả mà còn chứa đựng nhiều khoáng chất quan trọng, làm nền tảng cho những bài thuốc dân gian truyền thống.
Bác sĩ cao khả anh có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh ngoại tổng quát, liên quan đến các bộ phận: Hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ chấn thương chỉnh hình, cột sống, hệ Cơ - Xương - Khớp.
Khi nhắc đến bọ cạp chúng ta thường rất sợ hãi bởi nếu vô tình bị chúng cắn nhẹ sẽ bị sốt nhiều ngày nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bò cạp có thể dung để điều trị rất hiệu quả các bệnh thấp khớp, viêm mãn tính, liệt nữa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván …
Đỗ trọng là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Đỗ trọng sở hữu nhiều công dụng nổi bật, chẳng hạn như cải thiện tình trạng liệt dương, hư thận, thoát vị đĩa đệm hoặc tê bì gân xương,… Bên cạnh đó ngày nay mọi người thường dùng để đỗ trọng để ngâm rượu.
Hạt gấc (mộc miết tử) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị đắng, tính ôn, tác dụng giảm đau và chống viêm. Đặc biệt, hạt gấc ngâm rượu mang tới cho người dùng vô số tác dụng chữa bệnh, nhất là những bệnh lý liên quan tới xương khớp.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.
Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.
Xương khớp là căn bệnh mà ai cũng không thể tránh khỏi đặc biệt với lứa tuổi trung niên trở ra. Sinh hoạt, tập luyện, trái gió trở trời, tuổi tác cao, bệnh tật … khiến các khớp xương sưng viêm và đau nhức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng này.
Cách ngâm rượu chuối hột không hề khó, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu cần thiết và qua vài bước đơn giản bạn có ngay bình rượu chuối đúng chuẩn giúp trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh xương khớp. Hãy theo dõi thông tin trong bài viết để biết chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm cũng như sử dụng sao cho đúng cách.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.