Mùa mưa là khoảng thời gian thích hợp để muỗi sinh sôi nảy nở. Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà loài côn trùng này còn ẩn chứa nhiều căn bệnh gây hại đến sức khỏe của người lớn lẫn trẻ nhỏ, nhưng vì sức đề kháng của trẻ thường rất yếu nên nếu chẳng may mắc phải bệnh sẽ vô cùng nguy hiểm.
1. Sử Dụng Tinh Dầu Đuổi Muỗi Cho Bé
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, loài muỗi không thích đến gần những nơi có mùi của bạc hà, vỏ quýt và lá đinh hương, hoa oải hương . Do đó, để muỗi không lại gần bé, bạn có thể lấy vỏ quýt, lá hạc hà phơi khô, hay một túi hoa oải hương nhỏ bỏ vào túi lưới và để ở các góc phòng hoặc những vị trí bé hay ngồi chơi. Cách làm này không chỉ khiến muỗi bay xa mà còn đem đến cho không gian nhà bạn mùi hương dễ chịu, thoáng đãng.
2. Cho Bé Mặc Quần Áo Dài, Sáng Màu
Những phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa muỗi đốt đó là che chắn cơ thể. Khi cho con chơi ngoài trời, bạn nên cho bé bận những quần áo dài tay có màu sáng với họa tiết đơn giản, vì muỗi dễ bị thu hút bởi những vật màu đen. Ngoài ra, bạn hãy cho bé mặc trang phục càng rộng rãi càng tốt. Loại trang phục này sẽ đem lại hai lợi ích cho bạn: một là chúng đem lại sự thoải mái cho bạn trong điều kiện thời tiết nóng ẩm mà muỗi thường sinh sôi. Hai là, đôi khi muỗi có thể đốt xuyên qua lớp quần áo ôm sát làn da của bé, đặc biệt nếu chất liệu của trang phục mà bạn sử dụng thuộc loại mỏng.
Trước khi cho bé đi ngủ, các mẹ đừng quên lấy găng tay và vớ mặc vào cho bé để muỗi không chích được.
3. Tắm Cho Bé Hằng Ngày
Nhiều nghiên cứu cho thấy, loài muỗi rất dễ bị hấp dẫn bởi mùi mồ hôi trên cơ thể người. Do đó, bạn nên tắm cho bé thật sạch sẽ và thay những bộ quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi để giữ cho cơ thể bé luôn được thơm tho và khô ráo.
4. Luôn Mắc Màn Cho Bé Ngủ
Mỗi buổi trưa và tối trước khi bé đi ngủ, các mẹ nên có thói quen mắc màn cho con, dù là ở trong phòng kín có máy lạnh. Việc làm như vậy sẽ ngăn cản không cho muỗi tiếp xúc vào da thịt của bé trong khi đang ngủ. Nên chú ý là sử dụng màn lành lặn, không có một vết rách dù là nhỏ nhất vì muỗi có thể chui vào và “tấn công” bé yêu của bạn đấy.
5. Bôi Thuốc Chống Muỗi Cho Bé
Trước khi cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời, các mẹ nên bôi thuốc chống muỗi lên bề mặt da của bé. Nên chọn những loại có mùi cam, sả hoặc bạc hà vì muỗi không chịu được những mùi này, tránh chọn mùi quá nồng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Cứ cách 3 tiếng 1 lần là mẹ lại thoa dung dịch lên người bé, chú ý tránh tiếp xúc với mắt và miệng của trẻ.
Tuy nhiên không được thoa những loại kem này lên người trẻ sơ sinh vì lúc này da của các bé còn rất mỏng và cực kì nhạy cảm nên có thể gây kích ứng da.
6. Kiểm Soát Môi Trường Trong Nhà Bạn
Một số yếu tố môi trường có thể cải thiện được và giúp căn nhà của bạn không bị côn trùng xâm nhập. Bạn có thể kiểm soát ngôi nhà của mình bằng các biện pháp như sử dụng quạt hay làm đầy các khu vực chứa nước để nó không còn là nơi thích hợp cho muỗi sinh sản.
Sửa và thay thế bất kỳ chiếc cửa sổ hoặc cửa ra vào nào bị hỏng. Đóng cửa sổ, sử dụng quạt đứng hoặc quạt trần trong phòng của bé nói riêng và nhà bạn nói chung. Quạt làm cho muỗi khó có thể di chuyển đúng hướng trong không khí.
Loại bỏ mọi khu vực nước ứ đọng trong nhà và ngoài sân vì nó có thể thu hút muỗi đến và sinh sản. Dọn dẹp phòng tắm, những nơi chứa nhiều đồ đạc, lấp các vũng nước và che chắn khu vực hồ bơi.
7. Sử Dụng Lưới Chống Muỗi
Muỗi sinh sôi rất nhiều vào mùa mưa, nếu phụ huynh không để ý có thể khiến trẻ bị muỗi đốt. Nguy hiểm hơn cả là mắc phải những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Ngoài những cách trên, bạn có thể sử dụng thêm lưới chống muỗi để tăng thêm phần hiệu quả, ngăn chặn muỗi bay vào nhà.
8. Giữ Con Bạn Tránh Xa Các Khu Vực Có Nhiều Muỗi
Các khu vực bụi rậm và những nơi có khả năng chứa nước như các vũng nước đọng hay ao hồ sẽ thu hút muỗi đến và khuyến khích chúng sinh sản tại đó.
Hãy đảm bảo bé nhà bạn luôn ở cách xa các khu vực thu hút muỗi như: thùng rác, vũng nước hoặc các ao hồ nước, luống hoa hay vườn cây ăn quả.
9. Mắc Màn Trên Nôi Của Trẻ Khi Đưa Trẻ Ra Ngoài
Nếu bạn đi ra ngoài hoặc khu vực nơi bạn sinh sống có rất nhiều muỗi, hãy cân nhắc tới việc đặt một tấm màn mỏng quanh khu vực bé nằm.
Hãy chắc chắn rằng, bạn mua một tấm màn với lỗ đủ nhỏ để muỗi không thể bay xuyên qua. Mắc màn bảo vệ bé trên xe đẩy, ghế ngồi trên xe ô tô, xe cũi hoặc trên giường cũi.
10. Đốt Nến Chiết Xuất Từ Sả
Có nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng tinh dầu chiết xuất từ sả có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của muỗi nói riêng cũng như các loài côn trùng khác nói chung. Hãy cân nhắc việc đốt các cây nến có chiết xuất từ sả ở các khu vực ngoài trời với nồng độ từ 5% đến 10% để bảo vệ em bé cũng như mọi thành viên trong gia đình của bạn.
Bạn có thể đốt nến ở trong phòng, miễn là khi đó bạn và các thành viên khác đang ở bên ngoài. Nhiều cây nến sáp có thể khuếch tán mùi hương rất nhanh và không thể bảo vệ bạn và bé nếu ở các khu vực ngoài trời. Vậy nên hãy để cây nến này ở một khoảng cách an toàn, để trẻ không bị bỏng hoặc hít phải khói.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có được cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích để có thể bảo vệ được bé con nhà mình trước sự tấn công của loài muỗi.
Chúc cho bạn và những người thân trong gia đình sẽ luôn mạnh khỏe và tận hưởng được những giây phút tuyệt vời, hạnh phúc bên nhau mà không phải nghe âm thanh vo ve của loài côn trùng độc hại này.
Cám ơn bạn đã lắng nghe!
Nguyễn Ngọc
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.