Mỗi ngày chúng ta ăn vào cơ thể mình rất nhiều loại thực phẩm, từ đó có rất nhiều chất được hấp thụ vào cơ thể. Trong đó, có cả chất có lợi và chất có hại, có tốt, có xấu. Làm sao để nhận biết được đâu là thực phẩm tốt cho cơ thể, đâu là những thứ độc hại hoặc không an toàn để tránh ? Sau đây Thuocthang.com.vn chia sẽ cho bạn các kinh nghiệm chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe bản thân và gia đình mình.
Thành phần bị cấm: chất tạo màu yellow 5 và yellow 6
Những chất tạo màu thực phẩm này chiếm hàm lượng cao trong pho mát, là loại thuốc nhuộm nguy hiểm làm từ nhựa than đá – thường được dùng để bảo quản sản phẩm như sàn công nghiệp cũng như để diệt các loại chấy rận trong dầu gội đầu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm màu nhân tạo với dị ứng, chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), và ung thư ở động vật,…
Có thể thay thế bằng các sản phẩm hội tụ các yếu tố: nguồn gốc hữu cơ, không biến đổi gen, không có màu sắc nhân tạo, không sử dụng sữa từ những con bò được điều trị bằng kích thích tố tổng hợp.
2. Nước Uống Thể Thao
Thành phần bị cấm: chất tạo màu blue 1 và blue 2
Tương tự như yellow 5 và yellow 6, những chất phụ gia có màu sắc nổi bật, nguồn gốc hóa học sẽ đem tới một loạt những rủi ro về sức khỏe, kể cả chứng rối loạn chức năng nhận thức ở trẻ em hiếu động (tương tự như rối loạn tăng động giảm chú ý).
Thay vì uống nước tăng lực trong tập luyện, hãy uống nước lọc vì chúng là người bạn tốt nhất đối với cơ thể trong thời gian tập luyện ngắn.
Đối với những hoạt động lâu hơn, bạn có thể thay thế bằng nước dừa tự nhiên. Nước dừa chứa nguồn chất điện giải như kali và magiê giàu có, giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại được muối khoáng đã mất.
3. Khoai Tây Chiên
Thành phần bị cấm: Olestra
Olestra là chất béo được sử dụng để chế biến khoai tây chiên không chất béo và một số món ăn khác.
Hẳn bạn sẽ nghĩ chọn các món “không chất béo” là tốt. Nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh olestra gây ra một số trục trặc về tiêu hóa cho những người ăn nhiều.
Chúng cũng là nguyên nhân gây tăng cân béo phì ở những người ăn quá nhiều và tạo cho họ thói quen ăn uống không lành mạnh.
Hãy ăn những bữa nhẹ trong ngày bằng khoai tây hữu cơ (không có dư lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật và không biến đổi gen), nấu chín chúng với dầu dừa để đảm bảo sức khỏe.
4. Nước Giải Khát Có Ga
Thành phần bị cấm: dầu thực vật brom (BVO)
Loại phụ gia thực phẩm này hoạt động như một chất nhũ hóa trong đồ uống. BVO cũng là thành phần được sử dụng với một số chất chống cháy trong đồ nội thất và nhựa.
Ngoài việc nằm trong danh sách 13 phụ gia thực phẩm bị cấm tại Mỹ, chất BVO cũng có thể gây tích tụ trong mô mỡ, đồng thời tạo ra các vấn đề về sinh sản và hành vi.
Theo các nhà nghiên cứu y tế tại Bệnh viện Mayo, việc tiêu thụ quá nhiều nước giải khát có chứa BVO ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, trong đó có các báo cáo về chứng mất trí nhớ, các vấn đề về da và thần kinh.
5. Bánh Mỳ
Thành phần bị cấm: Potassium bromate (bột brôm)
Potassium bromate là một chất oxy hóa mạnh, được sử dụng phổ biến từ lâu trong ngành làm bánh mì trên thế giới.
Chất phụ gia này được sử dụng để tăng khối lượng của bột mì và bánh mì, cũng có tác dụng làm ruột bánh mì ngon hơn, giúp các nhà sản xuất gia tăng lợi nhuận từ việc cắt giảm chi phí.
Tuy nhiên, chất này là nguyên nhân gây ung thư ở động vật, thậm chí một lượng nhỏ trong bánh mì có thể gây hại cho con người.
Chúng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thận và rối loạn hệ thần kinh, làm khó chịu đường tiêu hóa.
6. Ngũ Cốc Tinh Chế
Thành phần bị cấm: BHA và BHT
Đây là 2 chất bảo quản (chống oxy hóa) nguy hiểm nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi. Chúng là nguyên nhân gia tăng bệnh ung thư ở động vật.
BHT và BHA có thể gây nên chứng tăng động ở trẻ, nguy cơ dị ứng, và có thể làm phát triển khối u hoặc ung thư.
Hai chất bảo quản này cũng được xem là chất độc với gan và hệ thần kinh.
7. Sữa Chua Không Có Nguồn Gốc Hữu Cơ
Thành phần bị cấm: rBGH and rBST
Sữa chua phi hữu cơ thường có nguồn gốc từ sữa của những con bò được tiêm kích thích tố tăng trưởng rBGH và rBST để tăng cường số lượng các sản phẩm sữa.
Thật không may, 2 hormone này khi vào cơ thể cũng làm tăng mức độ hormone tăng trưởng khác là Insulin.
Điều này dẫn tới hàng loạt các vấn đề như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt.
Nhiều loại sữa chua cũng chứa chất tạo màu thực phẩm nhân tạo, chất thay thế đường và có ít protein, làm cho chúng trở thành những thực phẩm vô cùng độc hại.
8. Các Món Gà Chế Biến Sẵn
Thành phần bị cấm: Arsenic
Các nhà khoa học đã tìm thấy lượng lớn kháng sinh phổ rộng trong gia cầm nhằm giảm nhiễm trùng và thúc đẩy tăng trưởng.
Arsenic được tiêm vào gia cầm có tác dụng chống lại bệnh tật đồng thời khiến con vật lớn nhanh hơn, thịt hồng và tươi hơn.
Gián tiếp tiêu thụ các loại thuốc này có thể gây ra bệnh nhiễm trùng kháng thuốc ở người.
9. Măng Khô
Măng khô là thực phẩm truyền thống và thường được chế biến thành nhiều món ăn trong dịp Tết. Tuy nhiên, trong măng khô chứa thành phần lưu huỳnh - thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, hàm lượng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản thực phẩm không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Bởi vì, hàm lượng chất lưu huỳnh nếu vào cơ thể ở mức quá nồng độ cao, về lâu dài có thể gây tổn thương về thần kinh, tuần hoàn, ảnh hưởng tim mạch, thị lực, khả năng miễn dịch, sinh sản, não bộ, nội tiết và nhiều chức năng khác.
10. Miến Khô
Miến là thực phẩm phổ biến, được tiêu dùng nhiều. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại miến, miến trắng trong, miến vàng ruộm, miến xám...Tuy nhiên để tạo ra màu sắc, nhiều cơ sở sản xuất dùng bột sắt để nhuộm cho miến tạo ra màu vàng rất bắt mắt. Đây là những chất độc, khó kiểm soát và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
11. Bỏng Ngô Công Nghiệp
Dù trước đây chỉ có các túi đựng chứa bỏng ngô bán sẵn bị chứng minh có chứa chất gây ung thư, thực phẩm này vẫn ngầm ẩn các nguy cơ sức khỏe khác.
Các túi đựng bỏng ngô dùng axít perfluorooctanoic (PFOA). Rất nhiều nghiên cứu trên người và động vật chứng minh rằng chất này tăng khả năng ung thư thận, bàng quang, gan, tuyến tụy và tinh hoàn rất cao.
Ngoài ra, nó còn gây ra hội chứng khó thở. Công nhân làm trong xưởng sản xuất bỏng ngô thường mắc phải chứng này vì hít phải diacetyl, một loại hương liệu để bỏng ngô có mùi vị đặc trưng.
12. Cà Chua Đóng Hộp
Hầu như bao bì của các thực phẩm đóng hộp đều chứa hóa chất gọi là bisphenol-A, còn gọi là BPA. Chất này làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, vô sinh, dậy thì sớm, rối loạn chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng cà chua là nguy hiểm nhất vì chúng có tính axít cao, khiến BPA từ bao bì ngấm vào thực phẩm.
13. Giò Chả
Giò chả làm theo cách truyền thống thường bị bở, không đẹp mắt và không có độ dai dai. Do đó, nhiều người làm "không có tâm" đã sử dụng hàn the và một số loại hóa chất để giò chả trông ngon hơn và khi ăn có độ dai nhất định.
Tuy nhiên, hàn the lại là chất nguy hiểm cho cơ thể con người, không tác dụng trực tiếp như thủy ngân hay thạch tín nhưng nếu xâm nhập vào người với liều lượng cao có thể gây ra ngộ độc cấp. Nếu chúng tích tụ lâu dài sẽ gây ra ngộ độc gan hoặc thận.
14. Cá Hồi Nuôi
Hơn 60% số cá hồi được bán ở Mỹ là cá hồi nuôi. Các nghiên cứu cho thấy cá hồi nuôi chứa rất nhiều PCBs, mercury và dioxins, 3 loại hóa chất gây ung thư.
Cá này thường được nuôi bằng thực phẩm chứa hóa chất, kháng sinh, thuốc trừ sâu. Màu hồng nhạt của cá cũng được nhuộm. Cá hồi nuôi ít lợi ích cho sức khỏe hơn, ít axít béo omega-3.
15. Đường Tinh Chế
Các khối u dùng đường để tồn tại và tăng kích thước. Để sinh sôi nảy nở, các tế bào ung thư đòi hỏi các chất làm ngọt fructose cao như sirô ngô. Các chất làm ngọt này được chuyển hóa bởi các tế bào ung thư rất nhanh và dễ dàng hơn các chất ngọt khác.
16. Giá Đỗ Không Có Rễ
Có rất nhiều người thích ăn giá đỗ, nhưng có một loại giá đỗ mà bạn tuyệt đối không nên mua, dù nó rất rẻ, rất tươi ngon. Đó chính là loại giá đỗ không có rễ, hoặc rễ rất ngắn.
Bởi vì thực tế, có thể bạn không biết, trong quá trình sản xuất giá đỗ, nhà sản xuất vì không muốn giá mọc rễ (trông có cảm giác bị xấu) sẽ cho thêm chất bảo quản và nguyên liệu hóa học để thúc đẩy tăng trưởng và làm cho giá đẹp hơn.
Ngoài ra, nhiều người sản xuất còn cho thêm chất làm trắng giá và chất bảo quản tươi lâu – đây là những chất cấm sử dụng trong thực phẩm vì chúng gây hại cho cơ thể.
Nếu ăn phải những chất này trong thời gian lâu dài có thể có nguy cơ gây hại cho toàn bộ sức khỏe cơ thể bạn.
Những thực phẩm nêu trên bạn nên chú ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Kỳ Duyên
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: