Cách dễ nhất để cải thiện sức mạnh bộ não giúp bạn luôn sáng suốt trong nhận thức sự việc là hãy tạo cho mình một số thói quen lành mạnh.
Sự đãng trí không chỉ làm cuộc sống của người trẻ bị đảo lộn mà còn gây không ít rắc rối trong công việc. Nhiều trường hợp không nhớ việc sếp giao, đi thuyết trình quên mang tài liệu, không tập trung trong giao tiếp...
Theo các chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này ở người trẻ là từ các gốc tự do - được sản sinh hàng ngày trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Giáo sư, bác sĩ Lê Đức Hinh lý giải đây là những nguyên tử hay phân tử kém ổn định vì bị mất một điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng nên rất thích “chọc phá” các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não – cơ quan chỉ chiếm 2% trọng lượng nhưng lại chứa tới 60% lipid của cơ thể. Vì vậy, người trẻ dễ suy giảm trí nhớ nếu tiếp tay cho các gốc tự do phá hủy tế bào thần kinh thông qua thức ăn nhanh, nhiều năng lượng, chất kích thích, stress, mất ngủ…
Các chuyên gia cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống, suy giảm trí nhớ còn khiến người trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh sa sút trí tuệ như Alzheimer, Parkinson khi về già. Do vậy, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của suy giảm trí nhớ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Bên cạnh đó, cải thiện trí nhớ và loại bỏ gốc tự do ngay từ sớm là biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo. Sau đây là 11 cách "kích hoạt" và cải thiện trí nhớ siêu hiệu quả bạn nên áp dụng
1. VẬN ĐỘNG BỘ NHỚ
Biên đạo múa có tiếng của Mỹ - Twyla Tharp đã rèn luyện trí óc của mình bằng phương pháp cố gắng ghi nhớ trong đầu thay vì viết ra giấy. Khi xem lại buổi trình diễn, bà cố nhớ 12 - 14 lỗi sai để sau đó mang ra thảo luận.
Nghiên cứu cho thấy, việc ghi nhớ các sự kiện và trao đổi với những người khác là một phương thức cải thiện trí óc hiệu quả. Những hoạt động này giúp vận hành các cấp độ của não bộ như: tiếp nhận, ghi nhớ và suy nghĩ.
Để giúp nâng cao sức mạnh của trí não, bạn có thể tập ghi nhớ trong mọi trường hợp: tham quan bảo tàng và nhớ các sự kiện để trao đổi với bạn bè, lắng nghe bài thuyết trình và nhớ các lỗi sai để góp ý lại với nhóm trình bày...
Hay đơn giản hơn, tập ghi nhớ tên của mọi người trong một tập thể mới bằng cách lặp lại sau phần giới thiệu của họ.
2. LẶP LẠI CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC NHAU
Cách để cải thiện chất lượng và tốc độ của bất kỳ hoạt động nào là sự lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Sự quen thuộc sẽ giúp não bộ điều khiển các hành vi nhanh hơn và chính xác hơn.
Trước hết bạn phải bỏ tính trì hoãn mọi việc ngay đi! “Nước tới chân mới nhảy” đang dần trở thành thói quen của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Trì hoãn trong việc dọn dẹp nhà cửa, đợi gần tới hạn nộp bài mới bắt tay vào làm, nếu không gần đến ngày thi thì chưa chịu học... Tất cả những điều này đang khiến bộ não trì trệ, hãy bắt tay vào thay đổi từ những việc vụn vặt nhất.
3. HỌC CÁI MỚI
Bất cứ cái gì bạn thích, từ ngôn ngữ, âm nhạc đến kỹ năng. Nghiên cứu cho thấy, việc học chơi một nhạc cụ không chỉ giúp bạn biết cách chơi nhạc cụ đó, mà còn rèn luyện cho bạn kỹ năng chuyển tải nốt nhạc trên giấy thành một bài ca thực thụ.
Học ngôn ngữ giúp bạn bộc lộ bản thân và diễn đạt sự việc bằng một cách thức khác mà đôi khi rất khó nói bằng tiếng mẹ đẻ, và học nhảy giúp người cao tuổi tránh được chứng đãng trí.
Thậm chí gõ vài từ khóa lên mục tìm kiếm và đọc các kết quả hiện ra cũng là một cách giúp “sàng lọc” thông tin hiệu quả và kích thích khả năng tiếp nhận của não bộ.
4. RÈN LUYỆN CƠ THỂ
Tập luyện thể dục thể thao là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe. Việc tập thể dục không chỉ cải thiện lưu lượng máu và cung cấp oxy đến não, nó còn có các công dụng khác như: giúp ngủ ngon, chống các bệnh tim mạch, giữ gìn vóc dáng. Theo các nhà khoa học thì cơ thể khỏe sẽ giúp cho não phát ra nhiều sóng năng lượng hơn, tăng cường khả năng làm việc của não tốt, giúp chúng ta tiếp thu kiến thức nhanh và nhớ lâu hơn. Theo một nghiên cứu của nhóm các tác giả thuộc Đại học Hoàng gia London gần đây cũng cho thấy: khi so sánh mức độ tập luyện thể chất của hơn 9.000 người tham gia khi ở độ tuổi 11, 16, 33, 42, 46 và 50, kết quả nhận được: những người tập luyện thể chất từ khi còn trẻ (3-4 lần/tuần) có những cải thiện đáng kể về chức năng nhận thức khi ở độ tuổi 50 và có thể chống được các căn bệnh nguy hiểm như: bệnh teo não, bệnh alzheimer, sa sút trí tuệ khi về già…
5. VỪA CHƠI VỪA HỌC
Chơi những trò kích thích não bộ như giải ô chữ, Sudoku, tính toán, giải câu đố mang tính logic hoặc chơi cờ thường xuyên là cách để não bộ luôn hoạt động.
Nếu đang sở hữu một chiếc điện thoại thông minh (smartphone), hãy tải ngay các ứng dụng luyện trí não bằng trò chơi đơn giản. Nhớ duy trì mỗi ngày để “tích tiểu thành đại”, bạn nhé !
6. TÍCH CỰC GIAO TIẾP
Trò chuyện với người bạn yêu thương cũng là một cách giúp nâng cao khả năng tiếp nhận và phân tích của bộ não.
Thường xuyên giao tiếp với những người hướng ngoại là một phương pháp hay để tăng cường suy nghĩ của bản thân về các vấn đề trong cuộc sống.
Lắng nghe và thấu hiểu người khác cũng giúp bạn cải thiện đầu óc của chính mình.
7. ĐỌC CÁC SÁCH ĐÒI HỎI TƯ DUY
Trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay có rất nhiều thiết bị trợ giúp chúng ta đọc sách như: máy vi tính, máy tính bảng, smartphone… Nhưng tất cả đều không thể hiệu quả bằng đọc sách giấy. Bởi khi đọc sách trên các thiết bị đó, chúng ta thường bị gây nhiễu bởi rất nhiều ứng dụng, trò chơi, phần mềm khác.
Khi cầm một cuốn sách đọc, không có những thứ gây nhiễu, chúng ta hoàn toàn có thể tập trung vào việc đọc. Nếu duy trì thói quen này thường xuyên, khả năng tập trung sẽ được nâng cao và điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong học tập cũng như trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Ngoài tác dụng mở mang kiến thức, nâng cao vốn từ hay giảm căng thẳng stress, việc đọc sách thường xuyên còn có thể giúp chúng ta tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích, cải thiện trí nhớ và kích thích tinh thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thích tinh thần có thể làm chậm lại tiến độ (hoặc thậm chí có thể ngăn chặn) biến chứng nguy hiểm từ suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi sang căn bệnh Alzheimer và mất trí nhớ sau này.
8. CƯỜI “THẢ GA”
Không dưng lại có câu ! Cười nhiều giúp bạn thoải mái tinh thần và sảng khoái đầu óc. Những diễn viên gây hài thường đối đáp và xử lý tình huống rất nhanh, đúng không nào?
Việc xem hài kịch “xả xì-trét” cũng giúp bạn năng động hơn, thú vị hơn, não bộ hoạt động tích cực hơn. Những người có tính hài hước thường là những người thông minh và nhạy bén.
9. ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT
Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ là do chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến não bộ không được cung cấp đầy đủ và trở nên hoạt động kém hiệu quả hơn. Cách khắc phục tình trạng này là xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Một số nhóm dưỡng chất tốt cho não bộ là:
- Vitamin nhóm B thường có nhiều trong ngũ cốc thô, các loại rau.
- Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây tươi như cam, bưởi, táo…
- Magiê có nhiều trong rau xanh tươi và các loại hạt...
- Mangan có nhiều trong các loại hạt, trái cây, trà xanh…
- Axit folic có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẩm
- Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt, cá...
- Axit amin có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, pho mai, đậu phộng, tảo biển, hạt hướng dương, hạt bí đỏ,…
- Iod và sắt là hai chất dinh dưỡng rất cần thiết cho bộ não. Thiếu iod cơ thể sẽ thụ động, trì trệ, nhận thức kém và trí tuệ hạn chế. Do đó trong bữa ăn hàng ngày chúng ta phải bổ sung đầy đủ muối iod với hàm lượng phù hợp nhé. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu trong cơ thể và thiếu máu não do sắt là vi chất cần thiết để tạo máu, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung, hay có cảm giác buồn ngủ, mất tỉnh táo khi bị thiếu sắt. Những thực phẩm giàu sắt là: thịt bò, gan, các loại đậu, rau có màu xanh đậm…
Ngoài ra, Omega 3 và Omega 6 cũng là những chất dinh dưỡng tốt cho trí não mà chúng ta nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình, giúp cấu tạo nên tế bào thần kinh. Tuy nhiên, những chất dinh dưỡng này cơ thể không thể tự tổng hợp được, nên cần bổ sung cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống như cá, trứng, bắp cải, đậu phụ…
10. TRÁNH CĂNG THẲNG, MỆT MỎI KÉO DÀI
Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là một trong những phương pháp phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi rất hiệu quả. Chất lượng của suy nghĩ tạo nên chất lượng của cảm xúc. Như vậy nếu như chúng ta không quản lý những suy nghĩ, căng thẳng, stress quá nhiều sẽ làm chúng ta cạn kiệt năng lượng. Và nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực thì nó sẽ còn tạo ra những cảm xúc xấu, hủy diệt cơ thể của chúng ta. Như vậy chúng ta phải học cách tạo nên những suy nghĩ tích cực về bản thân mình, về người khác, về cuộc sống để đem lại niềm vui, hạnh phúc, sức mạnh, sự tự tin cho chúng ta. Thật may mắn chúng ta là con người, chúng ta có suy nghĩ, chúng ta cũng có khả năng kiểm soát suy nghĩ, lựa chọn suy nghĩ để có kết quả tốt hơn. Vì vậy hãy luyện tập thường xuyên để giúp bộ não của chúng ta trở thành “bộ lọc” tốt, biết “chắt lọc tinh hoa” từ những người và sự vật xung quanh. Hiểu rõ chính mình và làm việc phù hợp sẽ giúp chúng ta cảm thấy luôn hạnh phúc.
11. ĐI NGỦ SỚM VÀ ĐỦ GIẤC
Thời điểm đi ngủ sẽ tác động nhất định đến tinh thần và sức khỏe của chúng ta. Những người đi ngủ lúc 2 giờ sáng và thức dậy lúc 10 giờ sẽ không thể có sức khỏe tốt như người ngủ từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Và với những người trẻ, để phòng tránh suy giảm trí nhớ thì thời điểm đi ngủ tốt nhất là khoảng 21-22h. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, việc ngủ đúng giờ và trước nửa đêm sẽ giúp cơ thể sản xuất và kiểm soát được chất serotonin – chất được sản sinh trong não và có khả năng điều tiết cảm xúc của mỗi người. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc lượng serotonin bị giảm xuống, tức là khả năng điều tiết cảm xúc của bạn bị kém đi. Chúng ta dễ bị trầm cảm, bực bội, lo âu… Còn ngược lại, khi ngủ đủ giấc, lượng serotonin được sản sinh đầy đủ sẽ giúp chúng ta làm chủ được mình và thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng những người bị mất ngủ sẽ phản xạ kém với những tín hiệu về hình ảnh và trình độ biểu đạt cảm xúc so với những người ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Tóm lại, trên đây là những phương pháp phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Việc áp dụng những phương pháp này trong cuộc sống không chỉ giúp những người trẻ có một bộ não sáng suốt, minh mẫn mà còn ngăn chặn được các biến chứng và bệnh lý nguy hiểm sau này !
Mrs.Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.