Ung thư là một căn bệnh phức tạp do nhiều yếu tố gây nên. Nếu như việc phòng tránh ung thư đối với những người có gen mang mầm bệnh là điều vượt quá khả năng của con người thì đối với những người khác là hoàn toàn có thể.
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng tránh được các nguy cơ gây ung thư.
Để sử dụng chế độ ăn uống của bạn như là một "vũ khí" chiến lược chống lại bệnh ung thư, một trong những điều đơn giản nhất bạn có thể làm là đảm bảo rằng các loại thực phẩm sau đây không phải là một phần cơ bản trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.
Dưới đây là những thủ phạm lớn nhất của ung thư mà bạn nên càng hạn chế ăn càng tốt.
1. Đường:
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Texas ( Mỹ ), Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây ra các dạng ung thư khác nhau bằng cách cung cấp cho các tế bào ung thư năng lượng cần thiết để sinh sôi nãy nở
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng một loại ung thư được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy (SqCC) - có trong phổi, đầu và cổ, thực quản và cổ tử cung - phụ thuộc rất nhiều vào đường.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, tiêu thụ lượng đường quá mức có thể làm tăng lượng insulin - đây là một trong các nguyên nhân đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Nguy hiểm hơn, theo các nghiên cứu mới nhất, tế bào ung thư được nuôi dưỡng bởi các phân tử từ đường.
Ngoài ra, đối với nhiều người ăn nhiều đường dễ bị ung thư tuyến tụy, và ăn nhiều bột đường dễ bị ung thư phổi . Theo nghiên cứu, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng lượng đường huyết, insulin và các yếu tố tăng trưởng tương tự insulin, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Do đó, các chuyên gia kết luận rằng nếu chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ có thể giảm nguy cơ mắc. Ăn nhiều thịt đỏ, chất béo bão hòa và sản phẩm bơ sữa chứa nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
2. Thịt Đỏ Nướng
Các loại thịt chế biến là thịt đỏ (bò, heo, cừu...) có chứa chất heme, chất tạo nên màu đỏ của thịt, có khả năng gây tổn thương niêm mạc ruột, tăng nguy cơ ung thư. Việc chiên, nướng thịt đỏ cũng sinh ra các chất gây ung thư. Nguy cơ ung thư cao nhất là ung thư ruột, ngoài ra còn liên quan đến ung thư tụy và ung thư tuyến tiền liệt.
Gần như tất cả mọi người đều mê mệt món bít -tết nướng than mềm, mọng nước và thơm lừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện thấy cách chế biến thịt bò kiểu này sẽ làm giải phóng các amine heterocylic, một chất sinh ung thư phổ biến. Còn theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, việc nấu thịt ở nhiệt độ rất cao như trên than mọi sẽ tạo ra những chất sinh ung thư mạnh và làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính.
Lời khuyên của WCRF để giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột là mỗi người chỉ nên ăn không quá 500g (trọng lượng sau khi đã nấu chín) các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, cừu mỗi tuần (70g/ngày). Nên tránh tối đa các loại thịt đỏ nướng.
3. Khoai Tây Chiên
Các chuyên gia y tế Anh đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ ung thư khi ăn khoai tây chiên và các thực phẩm chiên rán khác vì chúng chứa một chất có hại gặp trong khói thuốc lá.
Ngoài các chất béo chuyển hóa, khoai tây chiên và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác chứa carbohydrates, chất bảo quản, muối, chất tạo màu và hương vị.
Khoai tây được chiên ở nhiệt độ cao sẽ hình thành nên các chất gây ung thư như acrylamide. Đây là nguyên nhân gây ra các ca mắc bệnh ung thư ở Mỹ. Kể cả những miếng khoai tây ít béo vẫn có thể chứa chất gây ung thư acrylamide.
4. Bắp Rang Bơ
Theo một kiểm chứng mới nhất được thí nghiệm trên động vật, túi đựng bỏng ngô khi đốt nóng sẽ sinh ra loại chất hóa học có tên gọi a-xít perfulorooctanoic - chất hóa học này có khả năng gây ung thư.
Ngoài ra, trong bắp rang bơ còn có một chất hóa học là diacetyl. Chất này có thể gây ra các bệnh về phổi.
Chỉ cần bỏ quay lò vi sóng, trong 1 tích tắc bạn đã có một túi bắp rang bơ thơm ngậy cho một bữa ăn nhẹ, nhưng bạn không biết rằng mình đang đẩy bản thân vào nguy cơ bị mắc một trong các loại ung thư gan, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư tinh hoàn.
Các túi bắp rang bơ được quay trong lò vi sóng và được lót bằng hóa chất gây ung thư, nhờ đó tạo ra hương vị bơ nhân tạo. Nếu bạn không thể từ bỏ món bỏng ngô, hãy sử dụng phương pháp truyền thống để làm bắp rang bơ.
5. Cà Chua Đóng Hộp
Hầu hết thực phẩm đóng hộp gây lo ngại bởi người tiêu dùng không yên tâm về chất lượng của vỏ hộp. Các vỏ hộp thường được chế tạo từ một chất hóa học là bisphenol-A hay còn gọi là BPA.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5/2013 chỉ ra rằng, chất BPA thực sự ảnh hưởng đến hoạt động của các gen trong não của những con chuột thí nghiệm.
Cà chua chứa hàm lượng a-xít cao nên dễ bị ngấm BPA từ vỏ hộp. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ nhỏ ăn thực phẩm này.
6. Dầu ăn chưa bão hòa
Hầu hết các loại dầu ăn chưa bão hòa là dầu thực vật. Dầu thực vật không được chiết xuất tự nhiên như bơ phải được loại bỏ hóa chất ngay từ đầu, sau đó được chuyển đổi qua các khâu sản xuất trước khi đến tay người tiêu dùng. Chúng thường xuyên được khử mùi và tạo màu để trông hấp dẫn hơn.
Tất cả dầu thực vật đều chứa hàm lượng a-xít béo Omega-6 cao. Hàm lượng omega-6 quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các bệnh về tim và làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da.
Các loại dầu chưa bão hòa được sử dụng để bảo quản thực phẩm đã qua chế biến và giúp chúng giữ được màu sắc hấp dẫn lâu hơn. Dầu chưa bão hòa ảnh hưởng đến cấu trúc và tính linh hoạt của các màng tế bào nên có thể dẫn tới ung thư.
7. Thức Uống Có Cồn
Một nghiên cứu của Mỹ theo dõi về cách sống và chế độ ăn của hơn 200.000 phụ nữ trong hơn 14 năm cho thấy, những phụ nữ mãn kinh uống 1 cốc đồ uống có cồn trở xuống mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn gần 30% so với những người không uống rượu, bia.
Đồ uống có cồn như rượu được coi là nguyên nhân gây ung thư thứ 2 sau thuốc lá. Mặc dù uống một lượng rượu, bia vừa phải có thể tốt cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh tim nhưng trái lại, uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến tim, có thể gây đột quỵ hoặc đột tử.
Năm 2007, các chuyên gia nghiên cứu về ung thư của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xem xét những bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa ung thư và rượu, bia từ 27 nghiên cứu khác nhau. Họ tìm thấy những bằng chứng đầy đủ chỉ ra rằng, việc sử dụng quá nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính gây các căn bệnh ung thư vú, miệng, thực quản, gan, ruột và trực tràng.
8. Cá Hồi Được Nuôi
Cá hồi được nuôi trong trang trại có thể bị nhiễm các loại chất hóa học, thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu cũng như các chất sinh ung thư khác bởi chế độ ăn hàng ngày của chúng. Trong cá hồi trang trại, lượng omega-3 tốt cho sức khỏe cũng ít hơn so với cá hồi sống ở tự nhiên.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi được nuôi trong trang trại chữa hàm lượng PCB, thủy ngân và các chất gây ung thư cao.
9. Các Loại Thịt Đã Chế Biến
Các loại thịt đã chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, thịt xông khói ăn có vẻ ngon nhưng lại là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư. Ví dụ natri nitrit và nitrat natri dùng trong thịt ướp muối làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Khi bạn nấu món thịt chế biến sẵn trong dầu, một phản ứng hóa học tạo ra natri nitrit để lên kết với các amin và sản xuất ra N-nitroso - một hợp chất gây ung thư. Nghiên cứu cho thấy N-nitroso liên quan đến ung thư não, dạ dày và ruột.
Theo nghiên cứu từ Viện ngiên cứu ung thư Mỹ, ăn bánh mì xúc xích mỗi ngày làm tăng khả năng mắc ung thư đại trực tràng lên tới 20%. Một nghiên cứu khác của Đại học nam Canifornia và Trung tâm nghiên cứu ung thư Hawaii đã xác định rõ mối liên quan giữa việc ăn thịt chế biến sẵn và ung thư. Những người ăn nhiều thịt chế biến sắn khả năng mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 68%. Một nghiên cứu tại Thụy Điển phát hiện ra rằng những người Thụy Điển đã tiêu thụ 50 gram thịt chế biến mỗi ngày tăng 15% mắc ung thư dạ dày so với những người ăn ít.
Để giảm nguy cơ phát triển ung thư, chỉ chọn những sản phẩm thịt không có nitrit và nitrat. Nên tránh xa xúc xích, thịt xông khói, giăm bông, xúc xích vì chúng có chứa hầu hết các chất bảo quản và phụ gia.
10. Ngũ Cốc Tinh Luyện
Bà hoàng truyền hình Oprah nổi tiếng với việc giảm cân bằng phương pháp không ăn đồ màu trắng, đặc biệt là chất bột. Ai cũng biết những đồ làm từ bột thì không tốt nhưng hầu hết không một ai nhận ra được mức độ độc hại của nó tới sức khỏe con người.
Các đồ bột đều chứa tỷ lệ đường cao và làm tăng lượng đường huyết cũng như hàm lượng insulin - nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường.
Trên thực tế, tế bào ung thư được nuôi dưỡng từ lượng đường thừa trong máu, do đó, nếu bạn không ăn các loại ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng, bạn có thể “bỏ đói” các tế bào ung thư và hạn chế nguy cơ phát triển bệnh. Thay vào đó, hãy ăn ngũ cốc nguyên hạt.
11. Thực Phẩm Biến Đổi Gen (GMO)
GMO hay còn gọi là những loại thực phẩm đã bị can thiệp để biến đổi gen bằng hóa chất hay sử dụng các chất biến đổi gen.
Các gen ngoại nhập này khi được đưa vào cơ thể sẽ làm biến đổi ADN của vi khuẩn bên trong hệ tiêu hóa. Đáng lo ngại hơn là hầu hết các loại ngũ cốc ở Mỹ như lúa mì, đậu tương và ngô được trồng bằng phương pháp biến đổi gen.
Thực phẩm GMO có thể không được ghi trên các nhãn mác, vì vậy bạn nên đọc kỹ và tìm kiếm những thông tin trên bao bì sản phẩm có khẳng định đây là thực phẩm không bị biến đổi gen (GMO free).
Ngọc Nguyễn
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: