Tuổi càng cao, chức năng của các cơ quan trong cơ thể càng suy giảm, kéo theo các căn bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ trong máu cao… Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý với các loại thực phẩm vàng rất cần thiết đối với sức khỏe người cao tuổi. Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn có 1 thực đơn hợp lý với các thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Mình viết bài tổng hợp này dựa trên các cơ sở khoa học đã được chọn lọc từ rất nhiều web và bài viết có uy tín nên các bạn có thể yên tâm hoàn toàn nhé.
Tuổi càng cao, chức năng của các cơ quan trong cơ thể càng suy giảm, kéo theo các căn bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ trong máu cao… Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý với các loại thực phẩm vàng rất cần thiết đối với sức khỏe người cao tuổi. Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn có 1 thực đơn hợp lý với các thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Mình viết bài tổng hợp này dựa trên các cơ sở khoa học đã được chọn lọc từ rất nhiều web và bài viết có uy tín nên các bạn có thể yên tâm hoàn toàn nhé.
1. Thịt Đùi Gà
Trong tất cả các loại thịt như: Bò, Lợn, Dê,... thịt gà là loại thịt người tai biến mạch máu não và tiểu đường có thể sử dụng thoải mái nhất do ít chứa chất béo. Nhưng hãy lưu ý rằng khi nấu và chế biến gà cho những người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ, tiểu đường, bạn nên lọc bỏ phần da gà.
Nhưng tuy nhiên, để duy trì đủ dưỡng chất, cải tạo cơ bắp và hồi phục sức khỏe sau đột quỵ thì trong thực đơn mỗi ngày của người bệnh cũng cần duy trì lượng thịt bò và thịt thăn lợn vừa phải.
2. Cá
Khi nấu thực phẩm cho những người bị mắc bệnh tim mạch và tiểu đường, bạn nên bổ sung thật nhiều cá trong chế độ dinh dưỡng vì cá là nguồn dồi dào của protein, vitamin, các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi. Trên tất cả, cá chứa ít chất béo bão hòa hơn các loại thịt khác và đó sẽ là thức ăn tuyệt vời cho chế độ ăn uống ít chất béo.
Việc ăn cá đều đặn hàng tuần sẽ giúp cung cấp lượng omega - 3 cần thiết để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim, làm giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, omega - 3 còn giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu và giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu. Không những vậy, cá còn giúp giảm viêm nhiễm, đau xương khớp và ngăn chặn chứng Alzheimer và chứng mất trí nhớ do tuổi tác.
Lưu ý: Bạn nên chọn các loại cá ít béo như: Cá Rô, Diêu Hồng, Chép... Tránh các loại cá nhiễm thủy ngân cao.
3. Tôm
Tôm có rất nhiều loại như: Tôm đồng, Tôm tép, Tôm Sú, Tôm càng xanh, Tôm Hùm,...
Tôm rất giàu đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể… Ăn Tôm thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và củng cố hệ xương khớp…
Nhưng tuy nhiên, bạn nên nhớ kĩ rằng tôm kị Súp lơ. Giống như Khổ qua, Súp lơ cũng là thức ăn có hàm lượng vitamin C rất cao, nên không thể ăn chung với Tôm. Bạn cần lưu ý để tránh những hậu quả đáng tiếc.
4. Cua
Thịt Cua chứa Magiê là một trong những chất khoáng mà cơ thể không tự sản sinh ra được.
Magiê có vai trò quan trọng trong việc duy trì tốt các chức năng hoạt động của thần kinh và cơ bắp, làm cho huyết áp luôn khỏe mạnh và ổn định.Thịt Cua là nguồn cung cấp axít béo omega 3 rất tốt cho cơ thể. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy, axít béo omega 3 có khả năng giảm thiểu lượng mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Cua cũng có rất nhiều loại như: Cua đồng, Cua biển, Ghẹ (cũng là một họ nhà Cua), con Cáy, con Rạm,... Với những loại trên bạn sẽ có nhiều cách chế biến khác nhau tạo nên một thực đơn vô cùng phong phú và bổ dưỡng cho người bệnh.
5. Rau Cải Xoong
Cải xoong có tác dụng khai vị, bổ, kích thích tiêu hóa, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, chống thiếu máu, chống bệnh hoại huyết, lọc máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị ho. Nó còn làm ra mồ hôi, trị giun và giải độc nicotin.
Không những vậy, cải xoong còn có tác dụng phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung và ung thư vú ở phụ nữ. Bổ mắt phòng bệnh tim mạch, chữa bệnh ngoài da, lở loét, trị nám và tàn nhang. Viêm lợi đau răng, thanh huyết giải nhiệt. Trong thành phần của cải xoong có nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B, E và các các chất sắt, phốt pho, iốt có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chống bệnh tật, nhiễm trùng, chống sự lão hóa. Chữa thận - mật có sỏi.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Cải xoong 150g, 30g Củ cải, 10g Cần tây, 20g Cải bắp, 15g Cà rốt, 10g Tía tô. Tất cả rửa sạch, giã nát hoặc ép lấy nước uống, ngày 1 cốc.
6. Rau Cải Bó Xôi
Cải bó xôi ăn ngọt dịu, mềm, dễ tiêu hóa rất phù hợp với những bệnh nhân đột quỵ giai đoạn đầu đang khó khăn về nhai nuốt.
Cải bó xôi cũng dễ dàng chế biến thành nhiều món: xào, nấu, luộc kèm với các loại thịt, cá. Ngoài ra rau Cải bó xôi chứa hơn 35 loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu. Có thể nói, đây không những là một món ăn ngon mà còn có tác dụng rất tuyệt vời trong y học để phòng và chữa nhiều bệnh như chống ung thư buồng trứng, tốt cho mắt, giúp xương chắc khỏe...
Không những vậy, loại cải này còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, chống xơ vữa, đái tháo đường, phòng ngừa cao huyết áp, đi đại tiện khó.
7. Rau Dền
Rau Dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau Dền có nhiều loại như: Dền gai, Dền đỏ, Dền cơm,…
Rau Dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau Dền nhiều hơn so với Cải bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần. Không chỉ tốt cho người thiếu máu, ăn rau Dền đỏ thường xuyên còn giúp bạn ổn định đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Nếu bạn chưa biết, thì rau dền còn có tác dụng này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do tăng lượng đường trong máu như mỡ máu, béo phì. Phòng ngừa ung thư, loãng xương và cải thiện hệ tiêu hóa. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, các vấn đề về răng miệng, làm mát gan đẹp da.
8. Su Hào
Nếu rau dền là một loại rau mùa hè có tác dụng làm mát gan, thanh lọc cơ thể thì su hào u hào được mệnh danh là “thần dược” của mùa đông. Su hào có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tác dụng giúp cơ thể miễn dịch tốt hơn, tốt cho tim mạch, chữa tiêu đờm. Su hào cũng có tác dụng giúp giảm cân làm đẹp cho các chị em.
Su hào với lượng Mangan cao, Sắt, Canxi. Phòng ngừa bệnh loãng xương. Ngoài ra, lượng kali có trong Su hào tốt cho chức năng thần kinh và cơ, bởi khi các bộ phân cơ thể nhận đầy đủ lượng Kali sẽ làm cho chúng ta xử lý thông tin nhanh và không bị kích động khi gặp chuyện rắc rối.
Trong Su hào có chứa đa số vitamin C, potassium, vitamin B6 phòng ngừa cảm cúm, thanh lọc máu và thận.
9. Cà Rốt
Cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc, làm hạ đường máu...
Cà Rốt dùng cho những người bệnh tim mạch, viêm thận, tiểu đường, táo bón mạn tính, phụ nữ da thô và khô...
Rất nhiều người thắc mắc về những công thức chế biến món cà rốt ngon. Nếu bạn chưa biết, thì bạn hoàn toàn có thể lấy 250g cà rốt cạo vỏ, thái miếng. Cùng với đó là 250g dâu tây bỏ cuống, dùng máy ép hai thứ lấy nước cốt, hòa với 5ml nước ép chanh và 2 - 3 miếng đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
Ngoài ra Cà rốt còn dễ kết hợp với các loại của như: Su hào, Khoai tây, Bắp cải để tạo nên những món súp mềm dễ sử dụng cho người bệnh. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể nấu những món salad rau củ cũng rất dễ ăn.
10. Khoai Tây
Nếu bạn chưa biết, thì khoai tây chứa các Vitamin A, C, B; các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali; ngoài ra còn có chất xơ và protein. Khoai tây không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả.
Cùng với đó, khoai tây còn tốt cho người bị bệnh tiểu đường, giúp giảm béo, giảm sỏi thận, mụn trứng cá, giảm nếp nhăn, làm sáng da, trị viêm loét dạ dày, chống trầm cảm, nâng cao tinh thần...
11. Khoai Lang
Thành phần chính của khoai lang là tinh bột, ngoài ra còn có chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin B6, chứa nhiều carotenoics có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ của thực phẩm bị biến chuyển thành glucose để được hấp thu vào máu.
Hơn nữa, do trong thành phần có nhiều phức carbohydrates nên khoai lang có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, giúp sáng mắt, đẹp da giảm nguy cơ ung thư vú, kích thích tiêu hóa. chữa táo bón, trị viêm loét dạ dày.
Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp. Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da.
12. Bắp Cải
Trong Bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: Cà rốt, Khoai tây, Hành tây. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong Bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn. Trong Bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol - 33 carbinol.
Theo Đông y, Bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Bắp cải cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.
Bắp cải dễ chế biến và kết hợp với các loại rau củ, thịt bò, lợn khác tạo ra những món canh ngon ngọt dễ ăn cho người bệnh.
13. Mùng Tơi
Mùng tơi là loại rau tốt cho người tiểu đường bởi rau mùng tơi giúp thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao.
Ngoài ra, rau mùng tơi còn có tác dụng trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau Mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm Mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Ngoài ra Mùng tơi còn làm đẹp da, tăng lượng sữa cho sản phụ, trị tiểu buốt, táo bón,...
14. Súp Lơ
Súp lơ có hai loại trắng và xanh. Loại xanh thường giòn và dai hơn nên có cảm giác ngon hơn, cũng rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa được nhiều căn bệnh như: Tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang, viêm loét dạ dày...
Ưu thế trong Súp lơ là đường fructose và glucose, làm cho nó trở thành loại rau có thành phần dinh dưỡng tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường. Còn đối với những người có bệnh về hệ tim-mạch thì Súp lơ cũng có ích bởi nó giúp đào thải những cholesterin “xấu” và củng cố mạch máu.
15. Cà Chua
Cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận - những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường.
Không những vậy, cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chất lycopene trong Cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.
Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 hoặc 2 quả Cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác. Vừa làm đẹp da, vừa ổn định lượng đường và mỡ máu.
16. Vừng Đen, Vừng Vàng
Hạt Vừng chứa các hợp chất sesamin và sesamolin, có thể giúp hạ huyết áp và bảo vệ gan.
Các chất xơ trong Vừng có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, hạt vùng là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào. Chúng cũng chứa vitamin B1, Sắt, Magiê và các khoáng chất khác. Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt Vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm. Trong 100g Vừng đen có tới 5,14mg vitamin E. Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá, ngăn chặn sự phá hủy tế bào của các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu, phòng trị bệnh xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não, làm chậm quá trình lão suy, tăng cường sự phân tiết của tuyến sinh dục và dịch vị, điều hòa trung khu thần kinh và dự phòng bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Người có bệnh tim mạch, huyết áp và tiểu đường nên sử dụng 35g dầu Vừng mỗi ngày. Hoặc có thể ăn cháo Vừng, chè Vừng, uống nước Vừng xay với một chút đường.
17. Đậu Nành
Người cao huyết áp nên ăn Đậu nành thường xuyên. Bạn có thể ăn ở bất cứ dạng chế biến nào: Sữa đậu nành, Tào phớ, bột sữa Đậu nành, Đậu phụ... đều tốt cả, nên ăn 1 - 2 lần/ngày.
Đậu nành cung cấp nhiều chất quan trọng như Kali, Ma-giê, chất xơ, chất chống ô-xy hóa... ngăn ngừa ung thư vú, chống xơ vữa động mạch tốt cho tim.
18. Cam
Cam chứa hàm lượng vitamin C rất lớn nên có thể phòng chống cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn, ngăn ngừa lão hóa, đẹp da.
Chất Carotene - tiền tố của vitamin A có tác dụng làm giảm cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout. Chất này giúp kìm hãm sự phát triển của bệnh xơ cứng động mạch. Một hợp chất có trong Cam gọi là liminoid đã được tìm thấy để giúp chống lại ung thư miệng, da, phổi, núi đôi, dạ dày và ruột kết. Ngoài ra, các chất có trong Cam cũng như là một chất chống oxy hóa tốt để bảo vệ các tế bào cơ thể.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid trong trái Cam có thể làm giảm bệnh huyết áp cao và giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Quả Cam vừa có thể ăn theo múi vừa có thể vắt thành nước uống với chút đường. Thật dễ dàng phải không bạn, cho nên đừng ngại ngần việc chế biến mà bỏ qua nhé!
19. Chanh
Uống nước Chanh hàng ngày là cách dễ nhất để bổ sung lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cũng như giúp cơ thể hoạt động sung sức. Đặc biệt uống nước Chanh buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe.
Tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, lợi tiểu. Giúp hạ huyết áp hiệu quả. Đặc biệt là nước Chanh tươi pha với nước ấm và chút muối. Hỗ trợ hệ hô hấp, giảm ho, hạ sốt nhanh chóng. Làm dịu cơn buồn nôn, chăm sóc sức khỏe răng miệng,...
20. Chuối
Chuối giúp chống trầm cảm, làm cho bạn thông minh hơn, chữa hangovers, giảm ốm nghén, bảo vệ và giúp chống ung thư thận, tiểu đường, loãng xương và mù lòa.
Với 2 quả Chuối mỗi ngày giúp bạn làm giảm sưng, chống lại bệnh tiểu đường loại 2, hỗ trợ chống sụt cân, tăng cường hệ thống thần kinh, và giúp sản xuất các tế bào bạch cầu, nhờ có mức độ cao của vitamin B6. Tăng cường lượng máu và làm giảm thiếu máu do thiếu sắt.
Chứa lượng kali cao và ít muối, chuối được FDA chính thức công nhận là có khả năng hạ huyết áp, bảo vệ tim và chống lại các tác nhân xấu, nguy cơ đột quỵ.
21. Dưa Hấu
Lycopene là hoạt chất có nhiều trong Dưa hấu. Chất này có tác dụng đặc biệt quan trọng với hệ tim mạch và hệ xương. Ăn nhiều Dưa hấu giúp cải thiện lưu lượng máu, giúp xương khớp khỏe mạnh.
Giảm quá trình tích tụ mỡ trong cơ thể do chứa nhiều axit amin. Dưa hấu chứa nhiều Kali. Ăn nhiều Dưa hấu tăng sự hấp thụ Kali. Giúp điều hòa hoạt động dây thần kinh và cơ bắp toàn cơ thể. Làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và cũng giúp làm giảm đáng kể nguy cơ huyết áp cao. Chống viêm nhiễm, lợi tiểu và thận. Tốt cho mắt do chứa nhiều vitamin A.
Tuy nhiên người bị tiểu đường không nên ăn nhiều Dưa Hấu bởi Dưa hấu có chứa khoảng 5% carbohydrates, hầu hết trong số đó là sucrose, glucose và fructose. Ăn Dưa hấu sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng.
22. Đào
Trái Đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Quả Đào được ví như thuốc nhuận tràng và lợi tiểu nên nó được khuyến nghị dùng cho những người bị bệnh gút hoặc bệnh thấp khớp. Ăn Đào cũng có thể giúp bạn tránh bị đục thủy tinh thể khi có tuổi và nhìn rõ hơn trong bóng tối.
23. Sữa Ít Béo
Theo như những nghiên cứu mới nhất, uống sữa hàng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe và tăng sức đề kháng cơ thể chống lại nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, đột quỵ và huyết áp cao.
Ngoài ra, sữa còn có khả năng giảm sản sinh lượng cholesterol trong gan và tăng cường thị lực. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống sữa còn có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Tuy nhiên, một vấn đề được bàn luận nhiều là có nhiều loại sữa và sữa nào là tốt nhất. Câu trả lời là bạn nên chọn sữa ít béo với tỉ lệ chất béo là 2%. Nhìn chung, các loại sữa động vật như sữa bò, sữa dê và sữa cừu đều có những lợi ích tương tự nhau, chỉ khác về lượng calo và chất béo. Vậy nên, với những lợi ích này, không có lý do gì để bạn bổ sung sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
24. Sữa Chua
Sữa chua chứa hàm lượng canxi khá cao, nếu bổ sung món ăn này, bạn sẽ tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe cho xương, tránh xa chứng loãng xương.
Một nghiên cứu khác còn chỉ ra những phụ nữ bổ sung đủ canxi cần thiết cho cơ thể sẽ ít có xu hướng tăng cân. Do đó, ăn sữa chua bổ sung canxi còn góp phần giúp bạn ổn định trọng lượng cơ thể và hạn chế tăng cân. Tránh được các bệnh béo phì, mỡ máu, tiểu đường...
Ngoài ra sữa chua còn chứa các vi khuẩn có lợi tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da,...
Chúc các bạn luôn có một sức khỏe dồi dào nhờ vào chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy đừng quên đồng hành và ủng hộ Thuocthang.com.vn nhé!
Hoàng Quyên
Bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi có vai trò quan trọng. Vì vậy chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp họ nâng cao sức khỏe và sức đề kháng để phòng tránh nhiều bệnh tật.
Có nhiều yếu tố khác nhau mà có thể gây ra thiếu máu và một trong số chúng là thiếu một số vitamin nhất định, chẳng hạn như axit folic, vitamin B12 hoặc chất sắt. Nếu bạn được chẩn đoán bị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Thuocthang.com.vn để hiểu rõ hơn về vai trò của chất sắt và cách bổ sung chất này đầy đủ và hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh nhé.
Suy dinh dưỡng ở người già là tình trạng thường gặp do thiếu hụt các chất cần thiết cho cơ thể. Những người bị thiếu dinh dưỡng sẽ bị sụt cân nhanh, nguy hiểm hơn là dễ gặp phải các chứng bệnh khác. Bệnh suy dinh dưỡng ở người già cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu về cách phòng tránh suy dinh dưỡng ở người già nhé!
Trong cuộc sống ô nhiễm và nhiều khói bụi này, có quá nhiều thứ đang ảnh hưởng đến đôi mắt. Rất nhiều người đang mắc phải 1 số tật về mắt gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và chất lượng công việc. Do vậy, xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho mắt đang trở nên rất phổ biến bởi Mắt được coi là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người vì vậy việc bảo vệ đôi mắt là điều vô cùng quan trọng.
Khi tuổi tác thay đổi thường kéo theo sự suy giảm các chức năng của hệ thống các cơ quan trong cơ thể khiến cho nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh cao huyết áp, tiểu đường,… là rất cao. Vì vậy việc ăn uống đối với người cao tuổi không chỉ là cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày mà còn có tác dụng ngăn ngừa điều trị các bệnh ở người lớn tuổi. Sau đây là một số gợi ý về các món ăn tốt cho sức khoẻ người cao tuổi, bạn có thể tham khảo để biết cách kết hợp và chế biến ra các món ăn ngon tốt cho sức khoẻ nhé!
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, tập luyện điều độ, việc dùng các loại thuốc bổ cũng là điều quan trọng cho sức khỏe người già. Thuốc bổ giúp người cao tuổi được bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu, nhanh chóng khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật.
Ở tuổi xế chiều, sức khỏe đã dần suy yếu, cơ thể người cao tuổi dễ mắc nhiều chứng bệnh hơn. Do đó, các bác nên quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng sức khỏe của bản thân mình. Ngoài chế độ ăn uống khoa học, tập luyện điều độ, việc dùng các loại thuốc bổ cũng là điều quan trọng cho sức khỏe người già.
Sữa là một nguồn dưỡng chất dồi dào và là một loại thực phẩm cần thiết trong cuộc sống. Sữa có công dụng rất lớn đối với trẻ nhỏ, không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng mà còn bổ sung năng lượng cần có cho cơ thể trẻ.
Tuy nhiên, nhiều người thường ưu tiên chọn sữa cho trẻ nhỏ mà quên rằng những người lớn tuổi cũng cần tới loại thức uống này. Nếu bạn đang có thắc mắc về việc người cao tuổi nên uống sữa gì? chọn sữa cho người cao tuổi theo tiêu chí nào là hợp lý? thì bài viết sau của Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất.
Hàng chục nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng có hiệu quả nhất đối với sức khỏe con người. Vitamin C thúc đẩy hệ thống miễn dịch của chúng ta và bảo vệ chúng ta khỏi một loạt các yếu tố bệnh tật, từ bệnh tim mạch, đột quỵ đến ung thư... Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chung về vai trò của vitamin C đối với sức khỏe, và những loại quả có lượng vitamin C cao nhất.