Suy giảm thính giác là một trong những chứng bệnh bị tác động bởi khá nhiều nguyên nhân khách quan và các yếu tố của môi trường sống. Để hạn chế sự tác động có hại này, các nhà khoa học thuộc Trường đại học Queen Elizabeth - Birmingham - Anh đã thống kê một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thính giác phổ biến cần sớm được nhận biết.
Suy giảm thính giác là một trong những chứng bệnh bị tác động bởi khá nhiều nguyên nhân khách quan và các yếu tố của môi trường sống.
1. Đeo Tai Nghe
Đeo tai nghe với âm thanh lớn trong khoảng thời gian dài sẽ làm bào mòn các tế bào lông cảm giác trong tai, dễ gây suy giảm khả năng nghe tạm thời của bạn. Một chuyên gia về tai mũi họng tại bệnh viện ĐH Long Island – Brooklyn khuyên mọi người:
- Nếu phải nghe nhạc qua tai nghe bạn nên cho đôi tai của mình được “giải lao”. Không nên nghe nhạc quá 60 phút một ngày. Âm lượng không nên nghe quá 60%.
- Nên sử dụng tai nghe giảm tiếng ồn. Vì nếu sử dụng nó, bạn sẽ không cần điều chỉnh âm lượng quá lớn để át tiếng ồn từ bên ngoài.
- Không nên ngồi hay đứng cạnh loa tại những bữa tiệc hoặc buổi hòa nhạc.
2. Ráy Tai Không Đúng Cách
Ráy tai có thể khiến cho bạn khó chịu và trông mất thẩm mỹ, nhưng sự thật thì nó lại có tác dụng để bảo vệ đôi tai của bạn. Nhưng ráy tai như thế nào thì đúng cách ? Theo Webmd, hãy để chúng tự đẩy ra ngoài, rồi lấy khăn mềm, thấm chút nước và lau sạch tai. Khi sử dụng bông ngoáy tai, bạn đã vô tình mang vi trùng và đẩy một số ráy tai vào sâu bên trong. Nếu tai của bạn bị ảnh hường bởi ráy tai, hãy tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và họ sẽ lấy ráy tai cho bạn một cách an toàn.
3. Bơi Lội Làm Nước Vào Tai
Hồ bơi là nơi có rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Khi đi bơi, tai của bạn sẽ khó tránh bị những vi khuẩn này xâm nhập, có thể còn bị nhiễm trùng tai hoặc viêm tai. Triệu chứng mới đầu của nhiễm trùng có thể bị khó nghe, tai bị ngứa hay bị nghẽn. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy ống tai bị sưng, đau và chảy mủ. Nếu như bạn chạm vào tai và thấy đau thì nên gặp bác sĩ để khám. Các chuyên gia đã khuyên những người đi bơi không nên sử dụng nút tai vì nó có thể gây chấn thương trong ống tai của bạn.
4. Bấm Khuyên Tai
Thùy tai là khu vực mềm mịn, cung cấp máu và chống nhiễm trùng tốt nhất trên tai. Nếu như bấm khuyên vào sụn, sẽ có thể dẫn đến thiếu máu và nhiễm trùng nghiêm trọng. Sau khi bấm khuyên tai, bạn cần phải chăm sóc kỹ càng cho vị trí bấm. Nhớ rửa tay trước khi vệ sinh khu vực khuyên mới bấm. Sau đó, nên ngâm một miếng bông trong rượu và chà nhẹ xung quanh khu vực này nhiều lần trong ngày. Nếu thùy tai của bạn có triệu chứng nóng ran hoặc ngứa sau khi bấm khuyên một vài giờ hay vài ngày, bạn có thể đã bị nhiễm trùng. Nếu sử dụng kem kháng sinh mà vẫn không khỏi, bạn phải để cho lỗ bấm này tự liền lại. Nếu bạn bị dị ứng với mạ kền, bạn nên đeo bông tai bằng vàng hoặc thép không gỉ.
5. Lạm Dụng Thuốc Tây
Một số loại thuốc được biết có tấc dụng phụ có thể gây ra mất thính lực.
Một số loại thuốc được biết có tác dụng phụ có thể gây ra mất thính lực. Chúng bao gồm các loại thuốc kháng sinh và thuốc chống ung thư. Thường thính giác được theo dõi trong những phương pháp điều trị với các thuốc này. Tuy nhiên, một số mất thính giác có thể bị vĩnh viễn. Thường xuyên sử dụng aspirin, NSAID, và acetaminophen có thể làm tăng nguy cơ mất thính lực. Trong một số trường hợp, các tác dụng phụ liên quan đến thính giác mất đi khi bạn ngừng dùng thuốc.
6. Thuốc Lá - Kẻ Thù Của Sức Khỏe
Không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư, thuốc lá còn có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới các mạch máu bên trong ốc tai, khiến cho quá trình lưu thông máu trong tai bị cản trở, kèm theo tình trạng thiếu ôxy. Ngoài ra, chất nicotin có trong khói thuốc lá có thể gây ra hiện tượng co nhẹ mạch máu, tạo ra hiện tượng ù tai, giảm chức năng nghe. Những người có thói quen nghiện thuốc lá, khi già thường có tỷ lệ mắc bệnh điếc cao hơn người bình thường.
7. Tác Động Của Nghề Nghiệp
Công việc có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là những người làm việc trong những môi trường độc hại, nhiều tiếng ồn. Theo thống kê của các tổ chức chăm sóc sức khỏe thì những người làm việc trong các lĩnh vực âm nhạc, công nhân xây dựng, công nhân trong các xí nghiệp sản xuất và các đội cứu hỏa là những người có tỷ lệ mắc chứng suy giảm thính giác cao nhất do thường xuyên phải tiếp cận với tiếng ồn. Với những loại tiếng ồn có cường độ lên tới 70 - 90db (decibels) có tác hại rất lớn tới tai người nghe. Những âm thanh này có thể gây tổn thương cho các tế bào thính giác bên trong tai.
8. Đái Tháo Đường
Đái tháo đường gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể người bệnh, trong đó có cả ảnh hưởng gây suy giảm thính giác. Nguyên nhân là vì căn bệnh này có thể khiến cho các mạch máu bên trong tai hoạt động không bình thường, máu khó lưu thông, hoặc các mạch máu bị thu hẹp gây cản trở máu cung cấp cho vùng tai trong, cũng như cản trở quá trình loại bỏ chất độc trong máu, từ đó gây tổn thương các tế bào trong tai. Biến chứng của đái tháo đường có thể khiến cho người bệnh bị mất đi chức năng thính giác vĩnh viễn.
9. Chứng Bệnh Thiếu Máu
Bệnh nhân bị mắc chứng thiếu máu không chỉ rơi vào tình trạng mệt mỏi mà còn bị nhiều ảnh hưởng xấu khác. Khi thiếu máu, các tế bào hồng cầu (vốn có nhiệm vụ đem ôxy và dinh dưỡng tới các tế bào sống trong cơ thể) cũng bị thiếu hụt một cách nghiêm trọng. Điều này dẫn tới việc các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu và ôxy, đồng thời khó loại bỏ các chất thải độc trong máu hơn.
10. Tiếp Xúc Với Môi Trường Tiếng Ồn
Không chỉ có công việc mà ngay cả những âm thanh ở những khu vực công cộng, chẳng hạn như ở nhà ga, sân bay, tàu điện ngầm... cũng tác động đến thính giác của con người. Tại các khu vực này, âm thanh thường rất hỗn tạp, cường độ cao, rất dễ gây căng thẳng thần kinh. Đây cũng chính là lý do khiến cho tai rất dễ bị ù, mất tập trung và bị tổn thương.
11. Lái Xe Với Tốc Độ Cao
Khi đi trên đường cao tốc, đặc biệt là khi điều khiển các loại xe mui trần, tốc độ gió và ma sát với không khí rất lớn. Đây là một trong những yếu tố khá phổ biến gây ù tai và nhức đầu cho người điều khiển phương tiện giao thông. Nghiên cứu cho biết, với tốc độ từ 80 - 112km/giờ có thể khiến cho tai bị tác động tương đương với những âm thanh có cường độ lên tới 70db. Tác động của âm thanh với cường độ này sẽ gây ra hiện tượng ù tai, khó nghe. Với cường độ lớn hơn một chút, mức trung bình khoảng 85db đã có thể gây mất khả năng nghe của tai.
12. Các Bệnh Ở Trẻ Em
Nhiều bệnh trẻ em có thể gây ra mất thính lực. Nhiễm trùng tai có thể làm tai giữa bị ứ dịch và gây nghe kém, hiện tượng này thường biến mất khi hết nhiễm trùng và hết ứ dịch. Các nhiễm khuẩn khác có thể gây ra tổn thương tai giữa hoặc tai trong và mất thính lực vĩnh viễn. Các bệnh có thể ảnh hưởng đến thính giác ở trẻ em bao gồm thủy đậu, viêm não, cúm, sởi, viêm màng não và quai bị. Vắcxin có thể giúp bảo vệ trẻ con của bạn không bị các bệnh này. Bác sĩ nhi khoa của bạn có thể giải thích con bạn nên chích ngừa loại gì và khi nào
13. Các Tiếng Nổ Lớn
Gần 17% số người lớn ở Mỹ bị giảm thính lực. Đôi khi nó bị gây ra bởi những tiếng ồn rất lớn và đột ngột. Pháo, súng nổ, hoặc nổ khác tạo ra các sóng âm thanh mạnh. Những sóng âm thanh này có thể làm rách màng nhĩ của bạn hoặc làm hỏng tai trong. Hiện tượng này được gọi là chấn thương âm thanh. Kết quả có thể mất thính giác ngay lập tức và có thể dẫn đến tổn thương và điếc vĩnh viễn.
14. Tuổi Tác
Thông thường, mất thính lực liên quan đến tuổi là do sự mất dần các tế bào lông ở tai trong. Không có cách nào để ngăn chặn loại mất thính giác này. Nhưng có rất nhiều cách để giúp bù đắp cho mất mát để giúp bạn nghe được. Hãy nói chuyện với một bác sĩ thính học để xem những gì có thể giúp bạn nghe tốt nhất.
Nguyễn Ngọc
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Viêm gan là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Bệnh viêm gan có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, rượu bia, thuốc lá,...
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.