Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất ngày nay và không ngừng gia tăng. Ước tính mỗi năm nó lấy đi tính mạng của hơn hai triệu người trên thế giới. Nếu nắm rõ thông tin về bệnh mạch vành bạn hoàn toàn có thể trì hoãn, đôi khi đảo ngược sự phát triển của bệnh và tự kéo dài tuổi thọ cho chính mình.
Bệnh động mạch vành (còn gọi thiếu máu cơ tim) là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Theo các bác sĩ tim mạch, trong điều trị bệnh động mạch vành, nếu không phát hiện bệnh kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm như lòng mạch tắc nghẽn hoàn toàn, bị hoại tử cơ tim, gây ra các biến chứng tim mạch khác… Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả nam và nữ ở nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Việt Nam.
Bệnh được đánh giá là vô cùng nguy hiểm vì người mắc bệnh mạch vành tim có thể hoàn toàn không nhận thấy bất cứ triệu chứng gì của bệnh, cho đến khi bất ngờ xuất hiện các cơn đau thắt ngực dữ dội, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong.
Vậy Làm thế nào để nhận biết, Phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành hiệu quả nhất? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
BỆNH MẠCH VÀNH LÀ GÌ?
Bệnh mạch vành là tình trạng xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị cản trở do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong. Các động mạch trong cơ thể chúng ta vốn dĩ mềm mại và đàn hồi, nay trở nên hẹp và cứng hơn do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu, gọi là chứng xơ vữa động mạch.
Khi bệnh mạch vành tiến triển, sự lưu thông máu qua động mạch trở nên khó khăn hơn. Hậu quả là cơ tim không thể nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết, dẫn đến tình trạng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một cục máu đông đột ngột di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu, gây tắc mạch và chấm dứt nguồn cung cấp máu cho tim, gây tổn thương tim vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, với diễn tiến nặng dần theo thời gian, bệnh mạch vành khiến cho cơ tim hoạt động nhiều hơn và trở nên suy yếu dần, dẫn đến tình trạng suy tim và loạn nhịp tim. Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh mạch vành. Chính vì vậy, sự hiểu biết đầy đủ về bệnh sẽ giúp cho việc chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH MẠCH VÀNH
Bệnh chủ yếu là do sự tích tụ và nứt vỡ các mảng xơ vữa bên trong thành động mạch cung cấp máu đến cơ tim. Khi hoạt động thể lực, cơ thể cần nhiều oxy hơn nên cơ tim phải làm việc nhiều hơn. Nếu một nhánh của động mạch bị hẹp, vùng cơ tim tương ứng không được cấp máu đầy đủ dẫn đến thiếu máu và thiếu oxy gây đau thắt ngực.
Bệnh động mạch vành không nhất thiết phải xảy ra một cách từ từ. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ ra có thể gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành cục huyết khối (máu đông) gây tắc mạch. Lúc này động mạch bị tắc hoàn toàn gây ra nhồi máu cơ tim cấp.
TRIỆU CHỨNG BỆNH MẠCH VÀNH
Đau thắt ngực là triệu chứng thường gặp và điển hình. Cảm giác như bó chặt hoặc đè nặng, hoặc ngược lại như nhói râm, ran, có khi là cảm giác nóng rát. Người bệnh cảm giác nhiệt hoặc hỏa bốc lên từ chính giữa ngực lên nghẹn ở cổ, hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác khó thở hoặc ngộp thở.
Có trường hợp chỉ thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực, kèm theo đó có thể là chóng mặt, hoảng hốt, đau nhẹ ở tim (đau ngực, đau nhói ở ngực...)
Đau thường lan tỏa, lan xuyên lồng ngực, ra phía sau, lên phía hai vai, có khi dọc từ cánh tay xuống cẳng tay...
Đau vùng thượng vị (đôi khi gây nhầm lẫn với đau dạ dày...)
Nếu phát hiện và được điều trị can thiệp sớm sẽ tránh tình trạng dẫn đến nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim và đột tử
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH MẠCH VÀNH
Bệnh mạch vành gây ra các cơn đau thắt ngực triền miên hoặc những biến chứng mãn tính như suy tim, rối loạn nhịp tim. Những căn bệnh thường gặp là:
+ Đau thắt ngực: Có hai thể thường gặp là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.
Dù là thể nào thì người bệnh cũng dễ bị mệt, khó thở khi chơi thể thao, đi bộ nhanh, khiêng đồ nặng, leo cầu thang hay cả khi ăn no. Đặc biệt, cơn đau thắt ngực không ổn định còn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân khi động mạch vành tắc hẹp nhẹ.+ Suy tim: Thường xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do hoại tử cơ tim hoặc hậu quả của tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài. Biểu hiện của suy tim là người bệnh thường xuyên ho, khó thở, mệt mỏi.
+ Rối loạn nhịp tim: Là biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành. Nó khiến tim đập quá chậm, quá nhanh hoặc hỗn loạn. Thậm chí, bệnh nhân còn có thể phải đối diện với nguy cơ tim đột ngột ngừng đập, đe dọa tới tính mạng.
DIỄN BIẾN CỦA BỆNH MẠCH VÀNH
Bệnh có thể diễn tiến vài năm, thậm chí hàng chục năm trước khi có biểu hiện lâm sàng. Khi bệnh biểu hiện là một số mảng xơ vữa đã có thể gây hẹp hoặc vỡ - cùng với sự kích hoạt hệ thống đông máu - bắt đầu giới hạn lưu lượng máu đến cơ tim.
Tùy theo độ nghẽn của mạch vành, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như đau thắt ngực hay biến chứng nhồi máu cơ tim và tử vong.
BỆNH MẠCH VÀNH GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?
Phần lớn người bệnh mạch vành đều có xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, một số vấn đề khác phát triển bên trong động mạch vành cũng có thể gây nên sự thu hẹp mạch máu. Dựa trên nguyên nhân gây thu hẹp lòng mạch, bệnh mạch vành có thể chia thành 3 loại:
- Bệnh mạch vành do các mảng xơ vữa: Đây là trường hợp phổ biến kể trên. Các mảng xơ vữa hình thành từ cholesterol, triglyceride, canxi và tế bào viêm trên thành mạch vành. Chúng có thể là mảng bám cứng hay mềm.
Mảng xơ vữa cứng ổn định hơn nên khó bị nứt vỡ. Một số trường hợp người bệnh có mảng xơ vữa cứng gây tắc hẹp hơn 75% nhưng chưa cần làm phẫu thuật vì nguy cơ nứt vỡ tạo thành cục máu đông rất thấp. Ngược lại, mảng xơ vữa mềm lại rất dễ bị nứt vỡ tạo thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
- Bệnh mạch vành co thắt: Thường khởi phát khi người bệnh căng thẳng, stress, tiếp xúc với không khí lạnh hoặc hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích, ma túy. Những tình trạng trên làm thu hẹp tạm thời 1 hoặc nhiều động mạch vành.
- Bóc tách động mạch vành tự phát: Các lớp của thành mạch vành đột nhiên rách ra, khiến máu chảy một phần vào trong các khe này và bị giữ lại thay vì lưu thông toàn bộ qua mạch. Do đó, làm chậm lại hoặc ngăn chặn lưu lượng máu đến tim, gây ra cơn đau thắt ngực, nhịp tim bất thường thậm chí là tử vong đột ngột.
CÁC XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN BỆNH MẠCH VÀNH
- Khám bệnh mạch vành tại chuyên khoa Nội tim mạch.
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser) để xác định các thông số sau: xác định nhóm máu hệ ABO, Rh (D); định lượng Glucose, Cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL – C, Creatinin, Ure, Calci toàn phần, Axit uric, CRP hs, proBNP, FT4, TSH; đo hoạt độ AST (GOT), ALT (GPT); điện giải đồ (Na, K, Cl): đánh giá sơ bộ tình trạng của các bệnh lý mạn tính hoặc cấp tính đang mắc (tăng mỡ máu, suy thận, nhiễm trùng, chức năng tuyến giáp, đái tháo đường, chức năng gan, gout...)
- Tổng phân tích nước tiểu (bằng máy tự động)
- Đo hoạt độ CK (Creatine kinase): xác định chức năng thận
- Định lượng Troponin T: đánh giá nhanh tình trạng nhồi máu cơ tim.
- Siêu âm tổng quát ổ bụng.
- Đo điện tim
-
Siêu âm tim, màng tim qua thành ngực
- Siêu âm Doppler động mạch cảnh, Doppler xuyên sọ (tại động mạch cảnh)
- Thực hiện nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ
- Chụp X-quang ngực thẳng
- Chụp động mạch vành chọn lọc có cản quang (chụp X-quang động mạch vành): đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh mạch vành. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần chụp mạch vành. Thông thường, các bác sĩ sẽ bắt đầu tầm soát bệnh mạch vành bằng cách đánh giá các yếu tố nguy cơ (bệnh đi kèm, tuổi tác, tiền sử gia đình, lối sống...). Các xét nghiệm gắng sức hoặc chụp mạch vành thường cho những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành.
Lưu ý: khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh mạch vành, bạn cần phải nhịn ăn, có thể uống nước nhưng không được dùng cà phê, nước ngọt hoặc hút thuốc lá.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH HIỆU QUẢ NHẤT
1. Chữa Bệnh Mạch Vành Bằng Cách Thay Đổi Lối Sống
Việc thay đổi lối sống để hạn chế nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng như những biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim.
Lời khuyên là:+ Ngưng hút thuốc lá và tránh khói thuốc, nói không với rượu bia.
+ Tránh xa những loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối và nhiều đường.
+ Ăn nhiều rau củ quả và các loại thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc thô, các loại hạt, các loại đậu, trái cây, rau quả xanh,...
+ Giảm cân nếu bị thừa cân.
+ Dành nhiều thời gian đi bộ, hoạt động thể chất. Tuy nhiên, người bệnh tim mạch cần trao đổi kỹ với bác sĩ để lựa chọn hình thức tập luyện và cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
+ Kiểm tra, điều trị kịp thời những bệnh lý liên quan tới bệnh mạch vành như đái tháo đường, thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,...
+ Xây dựng lối sống tích cực, vui vẻ, thanh thản, tránh căng thẳng quá mức, làm việc điều độ,...
2. Chữa Bệnh Mạch Vành Bằng Cách Dùng Thuốc
Có nhiều loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho người mắc bệnh mạch vành để làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Và việc người bệnh cần làm là tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị bệnh. Các loại thuốc được bác sĩ kê toa thường bao gồm:
+ Statin làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
+ Thuốc làm hạ huyết áp.
+ Aspirin hoặc các loại thuốc giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch máu.
+ Thuốc điều trị tiểu đường.
+ Thuốc giảm đau cho bệnh nhân bị đau thắt ngực.
3. Áp Dụng Các Thủ Thuật Điều Trị Khác
- Phẫu thuật đặt stent và các thủ thuật khác: Những thủ thuật phổ biến trong điều trị bệnh động mạch vành, có thể kể đến như: nong mạch bằng bóng, phẫu thuật đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tất cả các thủ thuật này đều có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cải thiện và tăng cường sự cung cấp máu cho tim, tuy nhiên không chữa được hoàn toàn bệnh mạch vành. Bản thân bệnh nhân vẫn cần phải tự thay đổi lối sống để giảm thiểu tối đa những nguy cơ của bệnh mạch vành.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu thêm nhiều cách để điều trị bệnh mạch vành, bao gồm:
- Sử dụng chất sinh mạch: Phương pháp này áp dụng các tính chất liên quan đến tế bào gốc và các vật liệu di truyền khác. Chất sinh mạch được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đưa trực tiếp vào mô tim đang bị tổn thương;
Phương pháp phản xung động ngoại biên tăng cường: Nếu đã bị bệnh mạch vành trong thời gian dài và tình trạng đau thắt ngực trở nên mãn tính, nhưng các thuốc nhóm nitrat không đem lại hiệu quả hoặc bệnh nhân không đủ điều kiện để tiến hành các thủ thuật thì rất có thể bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này. Đây là phương pháp sử dụng vòng ở chân thổi phồng và làm xẹp, nhằm làm tăng sự cung cấp máu cho động mạch vành.
Điều trị bệnh mạch vành là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và có giải pháp điều trị dài hạn. Bên cạnh thuốc điều trị, sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch, cải thiện lưu lượng máu đến tim, nhờ đó giảm đau thắt ngực và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Hoàng Quyên
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.