Phình mạch máu não là tình trạng mạch máu não phình lên bất thường, có thể có nguy cơ gây ra vỡ mạch. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh phình mạch não sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị kịp thời, giúp tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
PHÌNH MẠCH NÃO LÀ GÌ?
Phình mạch não (Aneurysm) là sự phình ra hay phồng lên của một phần thành mạch máu não tại điểm thành mạch máu bị yếu. Tại nơi túi phình hình thành thì thành mạch máu trở nên mỏng hơn và yếu hơn. Vì thành mạch quá mỏng nên dễ vỡ, máu tràn vào khoang ở xung quanh não, gọi là khoang dưới màng nhện gây nên xuất huyết khoang dưới nhện. Máu có thể tràn vào hệ thống dịch não tủy hoặc vào nhu mô não gây nên tụ máu trong não. Điều này có thể gây kích ứng, tổn thương hoặc phá hủy các tế bào não lân cận. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng xuất huyết có thể gây tổn thương não, liệt, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Theo thống kê ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh phình mạch máu não chiếm khoảng 1,5-8%, ước tính trung bình khoảng 5% dân số và chủ yếu ở độ tuổi 50-65 tuổi. Thực tế lâm sàng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao gấp 1,6 lần so với nam giới.
PHÂN LOẠI BỆNH PHÌNH MẠCH MÁU NÃO
Vị trí thường gặp của túi phình mạch máu não là đoạn phân nhánh của các động mạch trong đó vị trí thường gặp nhất là ở động mạch thông trước. Có khoảng 30% các trường hợp phình mạch là ở động mạch cảnh trong và động mạch thân sau. Ngoài ra, có thể gặp phình mạch ở động mạch tiểu não, động mạch thân nền hay động mạch đốt sống...
Phân loại theo cấu trúc:
- Phình mạch dạng túi là tình trạng khối phình mạch máu có hình dạng như quả dâu, thường xuất hiện ở các nhánh mạch có tách đôi. Trên lâm sàng chủ yếu gặp phình mạch dạng túi, nó chiếm tới 66-98% tổng số bệnh nhân bị phình mạch máu não.
- Phình mạch bóc tách là tình trạng máu tụ ở trong thành nội mạch qua một điểm rách ở lớp nội mạc. Khi khối máu đẩy vào trong lòng mạch thì gây nên tắc mạch, thường gặp trong chấn thương và tăng huyết áp.
- Phình mạch hình thoi là những đoạn động mạch bị phình giãn, khúc khuỷu và trải dài. Phình mạch hình thoi thường gặp trong xơ vữa động mạch và các bất thường về cấu trúc động mạch mà hay gặp là động mạch thân nền.
- Phình mạch do nhiễm khuẩn chiếm 2-3% tổng số các ca phình mạch máu não, nguyên nhân thường do đông máu gặp trong các sùi trong viêm màng trong tim do liên cầu hoặc tụ cầu.
- Ngoài ra còn có phình mạch do viêm, phình mạch do chấn thương, phình mạch do khối u hay phình mạch đi kèm với dị dạng tĩnh mạch động mạch....
Phân loại theo kích thước: có rất nhiều tài liệu phân chia kích thước của túi phình khác nhau.
Thường những trường hợp có túi phình nhỏ hơn 5mm sẽ ít khi bị vỡ.
Các túi phình có kích thước từ 6-10mm dễ bị vỡ gây chảy máu dưới nhện.
Các túi phình mạch khổng lồ ít chảy máu mà có xu hướng tiến triển lâu dài để lại nguy cơ biến chứng cao, dễ gây tử vong sau một thời gian nhất định.
NGUYÊN NHÂN GÂY PHÌNH MẠCH MÁU NÃO
Bệnh phình mạch máu não thường xảy ra ở các đoạn ngã ba hay đoạn phân nhánh của động mạch do ở vị trí này, thành mạch thường yếu hơn các đoạn mạch khác.
Nguyên nhân gây phình mạch máu não bao gồm:
+ Do tập luyện thể dục thể thao quá sức.
+ Do dùng quá nhiều chất kích thích đặc biệt là cà phê, soda...
+ Do quan hệ tình dục không đúng cách.
+ Do chấn thương hay các bệnh lý nhiễm trùng khác trên vùng não.
+ Do bị chèn ép bởi các khối u
+ Phình mạch bẩm sinh do dị dạng bẩm sinh ở thành mạch.
CÁC BIỂU HIỆU LÂM SÀNG CỦA PHÌNH MẠCH MÁU NÃO
Bệnh phình mạch máu não được ví như một kẻ giết người thầm lặng. Tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau mà bệnh sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Túi Phình Vỡ
Đột ngột đau đầu dữ dội là triệu chứng quan trọng nhất. Tình trạng này thường được mô tả như là “đau đầu kinh khủng nhất” mà bệnh nhân phải chịu đựng.
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh túi phình mạch máu não vỡ bao gồm:
+ Đột ngột đau đầu dữ dội
+ Buồn nôn và nôn
+ Cổ cứng
+ Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
+ Nhạy cảm với ánh sáng
+ Co giật
+ Sụp mí
+ Mất ý thức
+ Lẫn lộn.
Túi Phình “Rò Rỉ”
Trong một số trường hợp, túi phình có thể bị rò rỉ một lượng nhỏ máu nên chỉ có thể gây ra:
– Đột ngột đau đầu dữ dội;
– Tình trạng vỡ túi phình luôn nặng hơn sau khi bị rò rỉ.
Túi Phình Chưa Vỡ
Túi phình chưa vỡ nếu nhỏ có thể không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, túi phình chưa vỡ lớn có thể đè ép vào các mô não và dây thần kinh gây ra:
+ Đau ở trên và phía sau mắt
+ Giãn đồng tử
+ Thay đổi thị lực hoặc nhìn đôi
+ Tê, yếu hoặc liệt một bên mặt
+ Sụp mi.
(Bất kỳ triệu chứng nào trên đây cũng đều rất nghiêm trọng, và bệnh nhân cần được đưa vào viện cấp cứu ngay).
PHÌNH MẠCH MÁU NÃO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Não là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, là phần trên và trước nhất của hệ thần kinh trung ương và là cơ quan chủ yếu trong hệ điều hành hệ thần kinh ngoại vi. Não tạo ra những hoạt động cao cấp như suy nghĩ, tính toán, tưởng tượng...
Mọi hoạt động của cơ thể bao gồm tất cả các hoạt động của hệ tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa, hô hấp...đều phải thông qua sự điều khiển của não bộ. Do vậy, khi các mạch máu nuôi dưỡng của não bị bệnh lý sẽ kéo theo sự ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động sống của cơ thể.
Phình mạch máu não nếu không được điều trị, không chỉ gây ảnh hưởng đến nuôi dưỡng não, đến các bộ phận khác trên cơ thể mà còn có thể gây tử vong. Các biến chứng thường gặp của phình mạch máu não bao gồm:
+ Đối với các túi phình nhỏ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, kích thước túi phình sẽ tăng dần gây chèn ép não và đến khi vỡ sẽ để lại những biến chứng khó lường như xuất huyết não...
+ Có thể vỡ phình mạch tái phát.
+ Túi phình chèn ép gây cản trở sự lưu thông dịch não tủy và lưu thông tuần hoàn não. Từ đó có thể gây nên tình trạng thiếu máu não cục bộ và các tai biến mạch máu não như nhồi máu não.
+ Gây tình trạng rối loạn điện giải
+ Phình mạch máu não có thể là nguy cơ gây nên các nhiễm trùng mạch máu hay các bộ phận khác trong não.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TÚI PHÌNH MẠCH NÃO ?
CT scan sọ não là chỉ định hình ảnh học đầu tiên đối với bệnh nhân tự nhiên đột ngột đau đầu dữ đội. Khi túi phình vỡ, chảy máu thường xảy ra ở trong khoang dưới màng nhện gây nên xuất huyết dưới nhện. Tình trạng này được chẩn đoán tốt nhất bằng CT scan não. Vị trí máu dưới màng nhện trên CTscan có thể cung cấp thông tin hữu ích về vị trí túi phình và nguyên nhân gây khiếm khuyết thần kinh.
Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán phình mạch não. Chụp động mạch não là một loại X quang đặc biệt cho thấy hàng loạt hình ảnh mạch máu ở đầu và cổ. Chụp động mạch não xác định được kích thước, hình ảnh và vị trí chính xác của túi phình. Chụp động mạch não được thực hiện bằng cách luồn ống thông vào động mạch, thường ở vùng bẹn, ống thông được di chuyển qua các động mạch để đến mạch máu lớn ở trên tim, gọi là động mạch cảnh, sau đó sẽ bơm thuốc cản quang vào động mạch não. Một số lượng hình ảnh X quang sẽ được ghi lại, từ đó sẽ tạo được bản đồ mạch máu trong não.
Đây là phương pháp không xâm lấn, sử dụng công nghệ chụp cắt lớp vi tính, phác thảo các động mạch máu não.
Trong khi chụp mạch não (DSA) cho đến nay vẫn là tiêu chuẩn vàng để xác định túi phình, thì chụp CT mạch não ngày nay đang dần phổ biến hơn. CTA có thê phát hiện tới 97% các túi phình mạch não.MRI là một phương pháp điện toán giúp dựng hình não trong không gian 3 chiều bằng cách sử dụng một từ trường mạnh thay vì tia X-quang để thu thập hình ảnh. MRI cho hình ảnh của não bộ và các mô mềm chi tiết hơn so với phương pháp CT, X-quang thông thường. Phương pháp kiểm tra này đôi khi được tiến hành bổ sung cho CT scan.
MRA là một phương pháp kiểm tra không xâm lấn, sử dụng công nghệ MR, để tạo sơ đồ các động mạch trong não. Với một máy MRI chất lượng tốt, hình ảnh có độ phân giải cao của các động mạch có thể đạt được.MRA có thể phát hiện túi phình mạch não với độ nhạy 87% và độ đặc hiệu là 92%. Tuy nhiên, tiến hành MRI tốn nhiều thời gian hơn so với CT scan.
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ PHÌNH MẠCH MÁU NÃO
Nếu để bị xuất huyết lần 2, tỷ lệ tàn tật của người bệnh lên tới 60-80%. Các phương pháp điều trị phình mạch máu não sẽ tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, kích thước, vị trí và tình trạng của túi phình.
Hiện nay, một số phương pháp điều trị phình mạch máu não phổ biến thường được dùng gồm:
Phương pháp phẫu thuật kẹp túi phình mạch máu não: phương pháp này được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Ngoại Thần kinh. Phương pháp sử dụng một hoặc nhiều clip (kẹp) bằng kim loại để kẹp vào cổ túi phình mạch máu não. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được cho chụp hình mạch máu não để kiểm tra việc đóng kín túi phình và giữ lưu lượng máu não. Đây vẫn là một thủ thuật xâm lấn, một kỹ thuật khó và có thể để lại nhiều di chứng cho bệnh nhân.
Phương pháp nút túi phình mạch não bằng vòng xoắn kim loại (hay đặt coil): đây là một thủ thuật ít xâm lấn, được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa can thiệp nội mạch. Phương pháp này sử dụng một ống thông luồn qua động mạch đùi đi lên não. Một dây xoắn (coil) sẽ được đưa qua ống thông đến túi phình mạch não, làm tắc nghẽn khiến cho máu không chảy vào túi phình. Đây là một kỹ thuật cao trong can thiệp thần kinh, đem lại hiệu quả cao và an toàn toàn trong điều trị phình mạch não.
Cả hai phương pháp phẫu thuật kẹp túi phình và nút túi phình mạch não đều nhằm mục đích ngăn chặn xuất huyết lần thứ hai. Còn các tổn thương do lần xuất huyết trước vẫn không thể khắc phục được bằng hai phương pháp này. Chính vì vậy điều trị nội khoa cần được tiến hành giúp cho bệnh nhân hồi phục các thương tổn và ngăn ngừa phát sinh các biến chứng sau này.
CÁCH HẠN CHẾ DIỄN TIẾN CỦA BỆNH TÚI PHÌNH MẠCH MÁU NÃO?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
+ Bỏ hút thuốc
+ Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít chất béo
+ Tập thể dục thường xuyên nhưng không quá sức
+ Theo dõi huyết áp cao hoặc cholesterol cao.
Bệnh lý túi phình mạch máu não không phải là bệnh thường gặp trong dân số. Cơ chế gây bệnh và yếu tố nguy cơ đến nay vẫn chưa được hiểu biết rõ, do đó bệnh hầu như không có cách phòng tránh. Tùy theo vị trí, kích thước và tình trạng vỡ hay chưa vỡ mà các bác sĩ chuyên khoa có cách điều trị khác nhau. Hiện nay, can thiệp nội mạch trên các túi phình mạch máu não chưa vỡ là một lựa chọn điều trị ít xâm lấn và khá hiệu quả. Các chuyên gia sẽ đưa một dụng cụ nhỏ theo đường mạch máu ngoại biên đến chỗ túi phình và bít túi phình đó lại. Nếu túi phình vỡ hoặc ở vị trí khó can thiệp, có thể bệnh nhân sẽ được phẫu thuật mở sọ. Đây là bệnh lý cần sự chẩn đoán và điều trị chuyên khoa sâu, nếu có bất cứ nghi ngờ hoặc thắc mắc, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh để hiểu rõ thêm về bệnh.
Nguyễn Ngọc
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.