Tai biến mạch máu não thường được gọi là đột quỵ là căn bệnh gây tắc hoặc vỡ thành mạch não và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đặc biệt ở người cao tuổi thì nguy cơ gây tử vong là rất cao. Đây là căn bệnh xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm, nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ. Tuy bệnh này khó kiểm soát và khó có thể chữa khỏi nhưng nếu biết cách tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý thì vẫn có thể hạn chế sự tiến triển và giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Tai biến mạch máu não thường được gọi là đột quỵ là căn bệnh gây tắc hoặc vỡ thành mạch não và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đặc biệt ở người cao tuổi thì nguy cơ gây tử vong là rất cao. Đây là căn bệnh xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm, nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ. Tuy bệnh này khó kiểm soát và khó có thể chữa khỏi nhưng nếu biết cách tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý thì vẫn có thể hạn chế sự tiến triển và giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
NHU CẦU DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO NGƯỜI BỊ TAI BIẾN
- Lượng đạm (protein) cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc...). Nếu bệnh nhân có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 đến 0,6g/kg cân nặng/ngày.
- Chất béo nên giữ ở mức 25-30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.
- Vitamin và chất khoáng: có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh. Trung bình một quả chuối có 400 mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Người tiêu thụ dưới 1.500 mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300 mg kali/ngày.
- Dùng axit folic ít nhất 300 mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim, so với người dùng dưới 136 mcg/ngày. Axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axit này.
CHẾ ĐỘ ĂN GIÀNH CHO NGƯỜI BỊ TAI BIẾN
- Ăn hạn chế muối: Nếu bệnh nhân tai biến ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp. Nên ăn nhạt vừa phải, lượng muối cần đủ trong chế độ ăn uống cho bệnh cao huyết áp trong một ngày nên từ khoảng 5 đến 6 gam (kể cả muối trong thức ăn).
- Ngoài ra, người già mắc bệnh tai biến nên ăn hạn chế: chất bột đường, giảm lượng calo đưa vào, không nên ăn quá nhiều trứng, đồ chiên xào, không ăn quá nhiều mỡ động vật, không ăn các phủ tạng động vật (óc,tim, gan, bầu dục, lòng đỏ trứng gà), ăn dầu ăn (lượng vừa phải) thay mỡ, ăn thêm lạc, vừng trong chế độ ăn uống cho bệnh cao huyết áp. Ngoài ra nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ và chú ý tăng cường vận động thể lực vừa sức để giảm bớt trọng lượng.
- Những món ăn nên bồi bổ cho bệnh nhân tai biến như: thức ăn giàu Kali có nhiều trong rau quả như khoai và đậu đỗ, rau dền, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, su hào, carot, xà lách, đậu cove, giá đỗ, cải xoong, cà chua, cam ,chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu. Nên ăn những thịt có chứa ít chất béo trong chế độ ăn uống của bệnh cao huyết áp như: thịt bò nạc, thịt gà nạc, thịt thăn lợn, cá nạc, đậu đỗ.
MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN
- Thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…
- Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24h. Hạn chế muối ở mức 4-5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích…
- Một số loại chất kích thích điển hình như bia rượu, cà phê, thuốc lá, thức ăn cay nóng,… và chất béo động vật là những chất làm tăng nguy cơ gây nên tình trạng tai biến mạch máu não và gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị. Để có kết quả tốt trong quá trình điều trị người tai biến nên tuyệt đối kiêng những chất này.
- Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcalo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, cần kết hợp thêm chế độ tập luyện để tăng cường sức khỏe và đề kháng cho cơ thể. Đối với những người sau tai biến, cần kết hợp với các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến để có thể phục hồi nhanh hơn tại nhà hay các phòng tập vật lý trị liệu,trở lại với các hoạt động sinh hoạt bình thường.
Nguyễn Ngọc
Óc heo tiềm thuốc bắc từ lâu được xem là bài thuốc giúp tăng cường sinh lực và cải thiện sức khỏe. Trong óc heo chứa những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt…Từ đó có tác dụng trong việc bồi bổ xương khớp, hạn chế chứng đau đầu, hoa mắt và suy nhược thần kinh. Với trẻ em có tác dụng phát triển trí não nhờ hàm lượng lipit và DHA dồi dào.
Canh sườn bỏ củ sen bổ dưỡng, thơm ngon, được ưa chuộng trong những bữa ăn hàng ngày. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sườn bò và củ sen cùng những lợi ích của hai thực phẩm này kết hợp với nhau tạo nên món canh thanh mát và bồi bổ cho sức khỏe.
Bánh nếp là một trong những món ăn tuổi thơ vô cùng bình dị và dân dã của nhiều người Việt Nam. Bánh nếp đậu xanh vừa mềm vừa dẻo khi ăn có vị mằn mặn và độ ngọt vừa phải nên ngon miệng mà không ngấy.
Sinh tố dừa là thức uống ngon miệng, thanh mát và đầy dinh dưỡng trong những ngày hè oi bức hay những khi trời trở lạnh. Sinh tố dừa hòa quyện giữa vị mát lạnh của đá bào và vị béo ngậy của dừa sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn giải nhiệt.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Bữa sáng là một bữa ăn vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với những người gầy muốn tăng cân thì bữa sáng lại càng quan trọng. Quá trình ăn sáng đầy đủ sẽ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cũng chính là cách thúc đẩy quá trình tăng cân nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.