Mùa hè nhất là những ngày nắng nóng cao độ, cơ thể mệt mỏi do mất nước ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là làn da của phụ nữ. Nếu phải làm việc ngoài trời nhiều, bạn càng cần lưu ý các giải pháp chống nóng để cân bằng thân nhiệt. Dưới đây là 16 món nước uống giúp làm mát cơ thể rất hiệu quả, bạn hay bổ sung ngay vào thực đơn.
Mùa hè nhất là những ngày nắng nóng cao độ, cơ thể mệt mỏi do mất nước ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là làn da của phụ nữ. Nếu phải làm việc ngoài trời nhiều, bạn càng cần lưu ý các giải pháp chống nóng để cân bằng thân nhiệt. Dưới đây là 18 món nước uống giúp làm mát cơ thể rất hiệu quả, bạn hay bổ sung ngay vào thực đơn.
1. NƯỚC ATISO
Bông atiso nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu. Rễ artiso có tác dụng lợi tiểu, được dùng trong trường hợp thấp khớp, thống phong,vàng da… Atiso có tính đắng, hơi ngọt, rễ và bông artiso có giá trị dinh dưỡng cao
Để nấu loại nước này, bạn cần khoảng 5 bông atiso tươi, 1 bó lá dứa tươi, 2 viên đường phèn và 3 lít nước. Bông atiso rửa sạch, bỏ cuống còn lá dứa cột gọn lại sau đó cho cả 2 vào nồi. Cho nước vào hầm cùng bông atiso khoảng nửa tiếng. Sau đó, đậy kín nồi nước lại và ủ như vậy trong khoảng 6 giờ để bông mềm và ra hết chất ngọt.
2. NƯỚC LÁ VỐI
Nước vối giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3 – 40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối thì sau thời gian ấy, cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.
Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi như trà.
3. NƯỚC ÉP BÍ ĐAO
Bí đao còn gọi là bí xanh, tính mát, có công dụng giải nhiệt, làm tan đàm, mát ruột và hết khát, lợi tiểu, giải độc, giảm béo. Nước ép bí đao giúp giải nhiệt, giải khát trong mùa nóng rất tốt, lại có tác dụng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy… Bí đao có hàm lượng natri rất thấp nên tốt cho người bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề.
Cách chế biến: 500 gr bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm chút muối, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc ép chung 500 gr bí đao, 500 gr dưa hấu bỏ hạt, thêm chút đường trắng, uống 2 – 3 lần trong ngày, có tác dụng giải nhiệt, phòng say nắng, say sóng.
Không chỉ giúp giải nhiệt, chống cảm nắng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, nước ép bí đao còn tốt cho những người cao huyết áp, viêm thận do chứa rất ít natri.
4. NƯỚC CHÈ XANH
Nước chè, đặc biệt là chè xanh, có hương vị thơm tho dễ chịu, lại bổ và giải khát nên được nhiều người ưa chuộng. Trong lá chè có nhiều tanin, caffein, glucosid, một ít tinh dầu, các vitamin và muối khoáng. Vị chát của tanin trong chè có tác dụng tốt đối với niêm mạc đường tiêu hóa, kìm hãm quá trình gây thối, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích trong ruột hoạt động. Vitamin C trong lá chè tươi nhiều gấp bốn lần nước cam, nước chanh. Còn vitamin P trong chè xanh – những flavonoid – làm tăng độ bền chắc của mạch máu, giữ cho mạch máu mềm mại. Trong chè còn có các chất khoáng rất cần cho cơ thể.
5. NƯỚC MÍA
Loại đồ uống này giúp phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo… Dân gian thường dùng dưới dạng ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống thay trà giải khát.
6. NƯỚC THẠCH GĂNG ( LÁ SÂM )
Được chế từ lá găng trắng mọc hoang nhiều ở vùng đồi, quanh làng bản. Lấy chừng 100g lá tươi hoặc 30g lá khô, loại bỏ lá non, lá sâu, rửa sạch (cần nhẹ tay, tránh làm rách lá). Để ráo nước rồi cho vào chậu sạch, đổ 1-1,5 lít nước đun sôi để nguội, vò mạnh cho nát lá chừng 15-20 phút, lọc nhanh bằng vải màn, tốt nhất là bằng rây, hớt hết bọt nổi trên mặt rồi để yên cho đông đặc. Thời gian đông đặc khoảng 4-6 giờ.
Thạch có màu xanh lá cây (nếu làm từ lá tươi) hoặc màu nâu nhạt (từ lá khô), không mùi, ăn thơm ngon và rất mát. Khi ăn, lấy một phần thạch trộn với một phần nước đường (đường trắng 300g nấu với nửa lít nước đun sôi 5-10 phút cho tan hết đường, lọc, để nguội). Thêm vài giọt tinh dầu chuối cho thơm, khuấy đều. Nếu có thêm ít nước đá thì càng tốt.
Còn đối với lá găng tía và lá tiết dê thì dịch ép của lá chỉ có độ sánh nhớt như dạng keo, pha đường uống.
7. NƯỚC CHANH LEO
Là thịt của quả chanh leo (lạc tiên trứng) chà nhẹ rồi ép lọc loại bỏ hạt để lấy dịch quả. Thêm đường trắng và nước sôi để nguội. Có thể phối hợp với các loại quả khác như dứa, mãng cầu xiêm, sầu riêng... làm thành nước sinh tố hỗn hợp. Hoặc làm sirô bằng cách lấy dịch ép từ 0,5-1kg quả chanh leo (bỏ hạt) trộn với sirô nấu từ 200-250g đường trắng. Đun cách thủy trong 15-20 phút để diệt khuẩn, rồi đóng chai giữ kín, dùng dần.
8. NƯỚC DỪA
Dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng. Theo đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể uống nước dừa trực tiếp hoặc mua dừa về, lấy nước, nạo cơm, thêm ít đường (cho đá nếu thích) sẽ có một ly nước giải khát thơm ngon, bổ dưỡng.
9. NƯỚC CAM, CHANH
Cam, chanh có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện tình trạng khô khát, trừ nhiệt, dùng chữa các bệnh khô nóng do nhiệt. Một cốc nước cam, chanh ép trong những ngày nắng nóng sẽ giúp cơ thể dịu lại.
10. Nước SẮN DÂY
Sắn dây có vị ngọt, tính bình, công năng giải nhiệt, giải biểu, sinh tân dịch, chỉ khát, tác dụng chữa cảm mạo, phát sốt, ban sởi mới phát, đi lị ra máu, khát nước, mụn nhọt. Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, nên cũng là thức uống phòng tăng huyết áp rất tốt.
Bạn có thể pha sắn dây với quất hay vài lát chanh tươi. Cho 100ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, vắt lấy nước cốt bỏ hạt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Cho thêm đường và quấy tan. Khi thưởng thức có thể cho thêm đá.
11. NƯỚC RÂU NGÔ
Râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can. Râu ngô có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu. Những người bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường dùng nước này rất tốt.
12. NƯỚC RAU MÁ
Rau má có vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Thường dùng trong các trường hợp sốt, chảy máu cam, nôn ra máu, lỵ, táo bón do nhiệt, đi tiểu buốt, mụn nhọt, rôm sảy, ho, giãn tĩnh mạch, chức năng giải độc của gan suy yếu, sản phụ ít sữa. Ngày dùng 30 - 50g rau má tươi (có thể nhiều hơn), rửa thật sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước pha nước hoặc nước dừa để uống. Có thể nấu canh để ăn trong bữa cơm hoặc nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày.
13. NHA ĐAM ĐƯỜNG PHÈN
Nha đam đường phèn là thức uống giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, như một "thần dược" trong việc làm đẹp da. Ngoài ra, nó còn có công dụng rất tốt cho sức khỏe, giúp chữa một số bệnh như cao huyết áp, xơ gan béo phì...
Cách làm: 2 lá nha đam, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, lấy phần thịt cắt thành hạt lựu, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 15-20 phút và rửa lại nhiều lần để sạch nhớt và giảm vị hăng. Bạn bắc một nồi nước và cho đường phèn vào nấu tan (lượng đường phèn tùy thuộc sở thích vị ngọt của mỗi người). Khi nước sôi, thả phần nha đam trên vào và nấu sôi lại. Vậy là bạn đã có món nước nha đam đường phèn, uống ngon hơn khi để lạnh.
14. NƯỚC SÂM TỪ CÁC LOẠI CỎ
Trong những ngày hè nóng bức này, không gì hơn là được uống một ly nước sâm. Cách đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất là mua những bó lá đủ loại (mía lau, râu bắp, rong biển, lá dứa, bọ mắm, cây mã đề, rễ tranh, cây lẻ bạn…) để nấu thành nước sâm thơm mát. Rửa sạch rồi nấu sôi phần lá trên cùng nước lọc với lửa nhỏ trong khoảng 2-3 giờ. Sau đó, vớt bỏ phần xác và cho đường phèn vừa đủ vào nấu cho đến khi đường tan hết. Những loại lá này đều rất mát, có tác dụng giải độc và tiêu viêm rất tốt. Bạn có thể uống ngay sau khi để nguội hoặc cho thêm đá để ngon hơn.
15. NƯỚC ĐẬU XANH
Đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc. Đậu xanh ngâm và rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đậy nắp nồi thêm khoảng 10 phút nữa, chắt nước đậu xanh ra cốc và thưởng thức. Bạn có thể uống nguyên chất hoặc cho thêm đường, nên cho đường phèn để vị nước được ngọt thanh hơn. Bạn cũng có thể ninh nhừ đậu hoặc sắc vỏ đậu lấy nước uống.
16. NƯỚC GẠO LỨT
Để nấu nước gạo lứt, bạn chỉ cần chuẩn bị 100g gạo lứt, cho vào chảo rang đều đến khi ngửi thấy mùi thơm và hạt gạo có màu đậm hơn là được. Với lượng gạo này, bạn có thể nấu cùng 2 lít nước, nấu đến khi gạo nhừ mềm. Sau khi để nguội, lọc lấy nước để uống. Muốn nước cho vị đậm đà hơn, bạn có thể thêm ít muối. Thức uống này nên dùng nóng sẽ ngon hơn! Nước gạo lứt không chỉ hỗ trợ quá trình thanh lọc máu, thanh lọc cơ thể mà còn giúp da sáng hồng, làm sạch và giảm cân hiệu quả.
17. TRÀ KHỔ QUA
Theo y học cổ truyền, khổ qua có vị đắng, tính mát, thanh nhiệt và tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể. Nước khổ qua chữa mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa - những khó chịu thường gặp phải trong mùa hè oi bức.
Với khổ qua tươi, bạn có thể cắt từng lát mỏng rồi phơi khô. Sau khi khổ qua khô, cho lên chảo sao đến khi có màu nâu. Khi uống các bạn có thể lấy ra cho nước nóng vào pha như pha trà, mỗi ngày uống 1-2 ly rất mát và tốt cho sức khỏe. Nếu không dùng đắng được, bạn có thể cho thêm đường phèn để dịu bớt vị.
18. THẠCH HƯƠNG ĐÀO ( HẠT LƯỜI ƯƠI)
Được chế từ hạt cây lười ươi, có nhiều ở các tỉnh phía Nam. Đến mùa quả chín (tháng 6-8), người ta thu quả đem về, đập vỡ, lấy hạt, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, lấy 4-5 hạt cho vào một lít nước nóng. Lúc đầu, hạt nổi, sau khi ngấm nước, hạt nở rất to gấp 8-10 lần thể tích của hạt thành một chất sền sệt trong như thạch hoặc trân trâu, màu nâu nhạt, vị hơi chát. Nếu thêm đường vào dịch này sẽ được một thứ nước giải khát đặc biệt rất ngon, uống làm nhiều lần trong ngày.
Kỳ Duyên
Mất nước là một trong những “kẻ thù” thầm lặng của sức khỏe. Chúng ta cần nước để duy trì các chức năng của cơ thể nhưng nhiều người không nhận biết được mình đang bị mất nước. Điều đó có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Vậy mất nước nguy hiểm như thế nào, các biểu hiện khác ra sao… Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về tình trạng thường gặp này.
Phẫu thuật cười hở lợi giúp chỉnh sửa toàn diện khuyết điểm hở lợi. Qua đó mang tới nụ cười tự nhiên và sự tự tin cho nhiều người. Tuy nhiên, không phải ở bất kỳ trung tâm nha khoa hay thẩm mỹ nào cũng đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao. Vì thế, bạn nên cân nhắc đến việc lựa chọn chữa cười hở lợi ở đâu tốt hiệu quả tại Tp.HCM.
Một số trường hợp có cấu tạo vòm miệng gặp phải các vấn đề và gây ra tình trạng cười hở lợi. Điều này xảy ra khiến nhiều người luôn cảm thấy tự ti về gương mặt của mình. Chính vì vậy, nhiều thẫm mỹ viện hiện nay ra đời ngày càng nhiều nhằm phục vụ những nhu cầu này cho các khách hàng. Sau đây sẽ là những gợi ý về địa chỉ chữa cười hở lợi uy tín nhất ở Hà Nội để bạn dễ dàng lựa chọn.
Bọc răng sứ ở đâu uy tín và tốt nhất tại TPHCM là vấn đề được quan tâm bởi cơ sở thực hiện là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của dịch vụ. Để dễ dàng lựa chọn được cơ sở có chất lượng, an toàn và chi phí phù hợp với khả năng tài chính, bạn đọc có thể cân nhắc một số địa chỉ được Thuocthang.com.vn tổng hợp trong bài viết sau.
Phẫu thuật hàm hô là phương pháp thẩm mỹ hiện đại để hướng đến khuôn mặt cân đối và hoàn chỉnh. Hô hàm nên niềng răng hay phẫu thuật? phẫu thuật hàm hô ở đâu tốt? phẫu thuật hàm hô ở đâu uy tín? phẫu thuật hàm hô ở đâu đẹp và an toàn nhất hiện nay? Bạn hãy tham khảo bài viết này, để chọn cho mình 1 địa chỉ phẫu thuật hô hàm uy tín nhé!
Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều mong muốn sở hữu làn da mịn màng, sạch sẽ, khỏe mạnh và không có chiếc lông xấu xí phải không nào ? Những chiếc lông trên da vừa thiếu thẩm mỹ vừa khiến bạn tự ti vì thế bạn thường nghĩ ngay tới chiếc dao cạo để loại bỏ chúng ngay lập tức. Nhưng đây là cách làm không tốt cho làn da của chúng ta, dùng dao cạo có thể gây tổn thương và để lại sẹo trên da. Vì thế ngày càng nhiều người sử dụng phương pháp waxing hay còn gọi wax lông với những công thức wax lông tại nhà vừa mang tới hiệu quả triệt lông tốt mà còn đảm bảo độ an toàn cho làn da của bạn đó.
Nước ép cà rốt là thức uống ngon và giàu dinh dưỡng, bao gồm beta-carotene, vitamin A, B, C, D, E, K cùng các khoáng chất như canxi, phốt-pho và kali. Cà rốt tốt cho da, tóc, móng và chức năng gan và giúp bạn giảm cân, vì vậy làm nước ép cà rốt tại nhà là một cách thông minh để chăm sóc sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của nước ép cà rốt, cũng như cách sử dụng nước ép cà rốt và các công thức làm nước ép cà rốt thơm ngon, đơn giản tại nhà, hãy cùng Thuocthang.com.vn khám phá bài viết dưới đây nhé!
Mụn là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ, khiến họ không tự tin khi tiếp xúc với mọi người. Một số loại rau xung quanh chúng ta, vẫn được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp các chị em “đánh bay” mụn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều cô nàng sẽ nghĩ rằng: “Trời ơi, mình bôi đủ thứ kem, uống đủ thứ thuốc mà mụn không hết. Hổng lẽ mấy loại rau củ thần kỳ dữ vậy sao, ăn vô là hết mụn?”. Các nàng muốn biết các loại thực phẩm này có thần kỳ hay không, cùng đọc bài viết sau đây của Thuocthang.com.vn sẽ rõ, nàng nhé!
Vết thương chính là nguyên nhân chính kiến làn da xuất hiện những vết sẹo lồi, lõm, thâm, làm mất đi tính thẩm mỹ. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến quá trình phục hồi các vết thương, đồng thời giúp vết thương không để lại sẹo.
Khi bị tổn thương, bạn nên xử lý vết thương càng nhanh càng tốt để hạn chế sẹo trên da. Không nên ăn rau muống, hải sản, nếp, thịt gà, đồ cay nóng, thịt bò…vì dễ để lại sẹo. Làn da dù bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân nào thì vết thương hở phải mất một thời gian mới có thể lành lặn. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.
Thuocthang.com.vn chia sẻ thông tin hữu ích đến bạn về những loại thực phẩm giúp mau lành vết thương, không lo về sẹo.