Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi rất quan trọng. Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con cần phải đảm bảo an toàn cho phù hợp với hệ tiêu hóa sức khỏe của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể. Và theo thống kê thì có 12 thực phẩm cấm kỵ đối với những trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn.
1. MUỐI
Muối rất quan trọng đối với cơ thể con người, giúp đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách bình thường. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 tuổi, muối lại là một trong những điều “cấm kỵ” đấy nhé!
Đối với trẻ nhỏ, lượng muối cơ thể cần mỗi ngày thường rất ít và những thực phẩm hàng ngày của bé như sữa, hoa quả, thịt, cá… đã đủ lượng muối cần thiết rồi. Vì vậy, việc cho bé ăn muối hoặc thêm muối vào đồ ăn của bé là hoàn toàn không cần thiết. Thậm chí, nó còn có thể gây hại cho con nữa đấy.
2. ĐƯỜNG
Giống như muối, nhu cầu đường của các bé một tuổi thường được bổ sung thông qua các thực phẩm hàng ngày. Vì vậy, việc cho đường vào thức ăn của con là hơi…thừa rồi nhé! Ngoài ra, cũng có khá nhiều nghiên cứu chứng minh về mối liên hệ giữa việc cho con ăn nhiều đồ ngọt ngay từ nhỏ và thói quen ăn uống nhiều đường và tinh bột sau này. Hơn nữa, thực phẩm chứa nhiều đường sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến những chiếc răng vừa mới nhú của con, mẹ nên cẩn thận nhé!
3. MẬT ONG
Mật ong chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, mật ong lại trở thành một “chất độc” đáng gờm đấy. Trong mật ong chứa bào tử clostridium botulinum, chất gây ngộ độc botulism. Đối với người lớn, những bào tử này hoàn toàn vô hại vì hệ tiêu hóa đã “trưởng thành”, đủ sức để vô hiệu hóa những bào tử này. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ em vẫn chưa đủ sức để làm điều này.
4. TRỨNG
Trứng là thực phẩm dễ gây dị ứng đối với trẻ nhỏ, nhất là lòng trắng trứng. Đối với những bé dưới 6 tuổi, ăn lòng trắng trứng có thể khiến bé nổi mề đay, chàm và một số bệnh khác. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho con ăn lòng trắng trứng khi các bé đã được 1 tuổi đế tránh tình trạng dị ứng. Ngoài ra, nếu cho con ăn lòng đỏ trứng, mẹ cũng phải đảm bảo là trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại rồi mới cho con ăn nhé!
5. SỮA TƯƠI (SỮA BÒ)
Trong sữa tươi có rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt hàm lượng đạm trong sữa tươi thậm chí còn cao gấp đôi so với sữa mẹ. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà sữa tươi hoàn toàn không phù hợp cho những bé dưới 1 tuổi. Nguyên nhân vì hệ tiêu hóa non nớt của các bé lúc này không đủ khả năng để chuyển hóa đạm, khiến thận và dạ dày của bé bị “quá tải”. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin C và sắt khá ít ỏi trong sữa tươi cũng không đủ để cung cấp cho nhu cầu hàng ngày của những bé dưới 1 tuổi. Vì vậy, nếu có ý định cho con uống sữa tươi, có lẽ mẹ nên “dời” lại thêm một thời gian nữa vậy.
6. HẢI SẢN CÓ VỎ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, bác sỹ đặc biệt khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.
7. NƯỚC ÉP TRÁI CÂY
Trong nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác mà chỉ có trong trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.
Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày.
Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn.
8. THỰC PHẨM NHIỀU CHẤT XƠ
Trẻ nhỏ phát triển nhanh do đó rất cần được cung cấp nhiều calo và các chất dinh dưỡng từ một lượng nhỏ thực phẩm hàng ngày. Các loại đồ ăn giàu xơ như hoa quả và rau xanh thì tốt cho em bé. Tuy nhiên, bé cần tránh những loại đồ ăn có hàm lượng xơ quá cao như bánh mỳ đen, một số loại bánh mỳ giàu xơ. Những loại thực phẩm này khiến bé no bụng quá nhanh, khiến bé chán những món khác và làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt.
9. CÁC LOẠI HẠT
Hầu hết các loại hạt đều rất giàu vitamin và chất béo có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho bé ăn các loại ăn còn nguyên vì chúng có thể gây hóc hoặc dễ gây dị ứng (như đậu, lạc). Nếu vẫn muốn cho bé ăn, mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu thật mềm cho bé nhé.
10. MỘT SỐ LOẠI PHÔMAI
Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm nhé, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.
11. PATÊ GAN ĐỘNG VẬT
Vi khuẩn listeria có thể đang ẩn nấp trong loại thực phẩm này, và rất dễ làm bé bị ngộ độc. Hàm lượng vitamin A quá cao trong patê gan rõ ràng cũng không tốt cho sự phát triển của bé.
12. DÂU
Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.
13. BƠ LẠC (ĐẬU PHỘNG)
Các kết cấu của bơ lạc (đậu phộng) thường rất khó khăn trong việc nuốt. Trẻ có thể bị hóc hoặc nghẹn khi các mẹ cho con ăn loại thực phẩm này. Do đó đối với trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tháng, các mẹ không nên cung cấp bơ lạc cho con trong các bữa ăn.
14. KHOAI TÂY CHIÊN
Không có gì ngạc nhiên khi 8/10 đứa trẻ đều khoái ăn món khoai tây chiên. Tuy nhiên, rắc rối là khoai tây chiên chứa rất nhiều chất béo và calo có thể gây viêm dạ dày và béo phì.
Hơn nữa, trong thành phần món ăn này chứa lượng muối nhiều hơn so với quy định nên khi tiêu thụ quá nhiều sẽ không tốt cho sự phát triển xương, dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Các mẹ cần phải cẩn thận hơn trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, tránh những Thực phẩm không nên cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi ăn mà mẹ cần biết trên đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con. Nếu sử dụng một hai lần không sao nhưng nếu thường xuyên rất nguy hiểm nên tuyệt đối cấm kỵ khi cho con ăn. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng Thuocthang.com.vn nhé!
kỳ Duyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.