Sau khoảng 6 tháng đầu đời, trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm sau thời gian bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, đây cũng là lúc ba mẹ cảm thấy lúng túng khi chuẩn bị thức ăn cho bé, vì còn rất mơ hồ về nhu cầu dinh dưỡng cũng như các nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nhiệm vụ của các bà mẹ là phải nắm rõ những loại thực phẩm cần thiết để giúp các bữa ăn dặm của bé được đầy đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng.
Sắt là chất dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ tập ăn dặm sau 6 tháng bú mẹ. Chất sắt giúp tái tạo các tế bào máu mới và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ bị thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, chậm phát triển và không có khả năng tập trung. Đây là thực phẩm lý tưởng vì rất dễ tiêu hóa. Thời điểm tốt nhất để bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt cho trẻ là khi trẻ đang trong giai đoạn sáu tháng tuổi.
Thực đơn: Loại ngũ cốc cung cấp nhiều sắt nhất cho trẻ là gạo ngũ cốc và các sản phẩm từ lúa mạch, bao gồm cháo, bột yến mạch, lúa mì. Ban đầu, bạn nên cho trẻ làm quen với gạo ngũ cốc, bởi đây là sản phẩm ít gây dị ứng nhất, sau đó mới đến các sản phẩm ngũ cốc khác. Các loại ngũ cốc chế biến cho trẻ cần được đun sôi với nước. Để trẻ được hấp thụ chất sắt trong ngũ cốc tốt nhất , hãy thêm cả hoa quả nghiền, rau nghiền trong khẩu phần ăn của trẻ, nhất là những loại giàu vitamin C
2. THỊT
Thịt cung cấp nhiều protein và sắt. Từ hơn 6 tháng trẻ có thể làm quen với những loại thực phẩm từ thịt: thịt lợn, bò, gà
Thực đơn: Bắt đầu cho trẻ làm quen với thịt bằng cách nghiền, xay thịt mịn. Mẹ hãy chọn thịt tươi càng mềm mại càng tốt. Thịt có thể kết hợp được với trứng, khoai tây và đậu phụ…
3. CÁ
Cá là nguồn protein và omega-3 phong phú. Omega3 có trong cá là dinh dưỡng cần thiết trong việc phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực. Những loại cá đủ dinh dưỡng và thích hợp với trẻ hơn cả là cá hồi, cá thu và cá ngừ. Các mẹ có thể cho bé làm quen với thịt cá từ tháng thứ 7 nhé.
Thực đơn: Cá cần được nấu chín và được thêm vào bữa ăn ngũ cốc của trẻ, trộn cùng với khoai tây nghiền và cháo yến mạch. Hãy nhớ là đừng thêm bất kỳ chút muối hay gia vị nào vào trong khẩu phần ăn của trẻ cho tới khi bé được 1 năm tuổi. (tham khảo thêm: Những loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn ) Sau khoảng thời gian này, thực phẩm cá mẹ có thể chế biến khác đi như nướng, rán để làm phong phú hơn khẩu vị của trẻ
4. TRỨNG
Trứng là thực phẩm dễ ăn và dễ hấp thụ ở trẻ. Trứng cung cấp vitamin A, vitamin B và sắt và chứa protein. Lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như carotin, vitamin A, E, D, K. Các nghiên cứu cho biết chất Choline có trong trứng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, trí nhớ và tốt cho tim mạch. Thế còn lượng Cholesterol trong lòng đỏ trứng thì sao? Thực tế, các bé lại cần Cholesterol cho sự trưởng thành bởi nó cũng là thành phần trong cấu trúc các tế bào ở cơ thể đặc biệt là các tế bào thần kinh
Từ 9 tháng tuổi, trẻ có thể làm quen với những thực đơn dinh dưỡng bao gồm lòng đỏ trứng. Với lòng trắng trứng, bạn nên làm quen cho bé muộn hơn (trẻ trên 1 tuổi) bởi lòng trắng trứng có khả năng gây dị ứng cao cho trẻ
Thực đơn: Trứng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như rán, luộc, hấp. Với trẻ nhỏ mẹ nên nấu chín trứng chứ không nên cho trẻ ăn non hoặc trứng còn hơi sống
5. SỮA
Sữa là sản phẩm quen thuộc cho bé từ khi lot lòng. Kể cả bé đã được làm quen với nhiều loại thực phẩm đa dạng, bạn vẫn nên tiếp tục cho bé uống sữa, bởi đây là nguồn canxi cần thiết cho trẻ trong 2 năm đầu tiên. Canxi giúp cho sự hình thành và phát triển xương và răng. Ngoài ra, canxi còn hỗ trợ cho việc đông máu, giảm nguy cơ bị teo cơ. Từ 12 tháng tuổi, trẻ nên uống thêm những loại sữa nhiều chất béo bởi lúc này trẻ cần thêm nhiều năng lượng để phát triển và tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
6. PHÔ MAI
Giống như các sản phẩm sữa, phô mai giàu protein, canxi, phốtpho, vitamin D. Từ 6 tháng rưỡi đến chín tháng tuổi, trẻ có thể làm quen với những sản phẩm từ phô mai. Phô mai cần được cắt nhỏ, ăn trong các bữa phụ và trẻ có thể dùng tay để tự ăn phô mai
7. SỮA CHUA
Sữa chua giúp trẻ dễ tiêu, đặc biệt tốt cho trẻ không hấp thụ được lactose. Ngoài cung cấp canxi, protein, trong sữa chua còn có probiotic, một loại lợi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa và tăng cường miễn dịch
Trẻ có thể tập ăn sữa chua từ tháng thứ 6. Tuy nhiên nếu trong quá trình sử dụng bé có hiện tượng như nổi mẩn trên da, đi ngoài thì bạn hãy tạm dùng sản phẩm này.
8. RAU XANH THẪM MÀU
Các loại rau xanh thẫm màu như rau chân vịt, súp lơ… là những ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, B, C, E, K, folate, can-xi, sắt, kẽm. Trong quá trình trẻ ăn dặm, những chất này đều quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhẻ, đặc biệt là các vùng não, xương, cơ. Chất oxi hóa được tìm thấy trong các loại rau xanh thẫm màu còn có tác dụng tăng cường miễn dịch. Nó cũng có nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt và không bị táo bón
Rau được làm chín bằng hơi nước giữ được nhiều vitamin hơn rau luộc. Để hạn chế mất vitamin, mẹ không nên thái rau quá nhỏ, chỉ cho vào nồi hấp hoặc luộc khi nước đã thực sự sôi và bốc hơi
9. ĐU ĐỦ
Đu đủ giàu chất xơ, dễ tiêu hóa và ngừa táo bón, ngoài ra còn chứa rất nhiều vitamin C nữa
10. QUẢ BƠ
Bơ là một trong những thực phẩm lành mạnh dành cho trẻ nhỏ. Loại quả này rất giàu axit béo và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ như vitamin A, vitamin C, sắt, niacin, kali, canxi, sắt... Quả bơ cũng rất dễ tiêu hóa bởi vì chúng mềm.
Cách chế biến:
- Chọn một quả bơ chín, bóc vỏ, lấy thịt vơ và cắt nhỏ.
- Dùng thìa nghiền nhuyễn thịt bơ.
- Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để bơ bớt đặc, cho trẻ dễ ăn hơn.
11. QUẢ CHUỐI
Trẻ tập ăn dặm có thể làm quen với chuối từ 6 tháng tuổi. Trong chuối có nhiều vitamin B6, C, chất xơ, kali. Chuối ít chất béo và natri nên có lợi cho tim mạch. Tốt nhất nên ăn chuối khi quả chưa có nhiều vết thâm, rỗ
Cách chế biến:
- Bóc vỏ quả chuối chín, cắt thành lát nhỏ và cho vào máy xay để nghiền.
- Hoặc bạn cũng có thể dùng thìa để dằm chuối.
- Để hỗn hợp chuối mềm hơn, bạn có thể để chuối vào trong lò vi sóng khoảng 25 giây trước khi nghiền.
- Sau đó, cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức trộn với chuối.
12. KHOAI LANG
Khoai lang là nguồn vitamin A, C và sắt tuyệt vời. Ngoài ra, loại củ này còn chứa các chất khoáng như canxi, magiê và kali rất cần thiết cho trẻ nhỏ.
Cách chế biến:
- Gọt vỏ và cắt thành các miếng nhỏ, rửa sạch sau đó bỏ vào nồi nước và đun cho đến khi khoai mềm.
- Vớt khoai ra bát và dùng thìa dầm nhuyễn, thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, trộn đều.
13. QUẢ LÊ
Theo Boldsky, lê rất giàu vitamin C, vitamin A, magiê, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trẻ từ 5-6 tháng tuổi có thể ăn loại trái cây này, nhưng bạn cần biết cách chế biến chúng phù hợp cho trẻ.
Cách chế biến:
- Gọt vỏ sau đó cắt lê ra thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và bỏ lõi cứng.
- Hấp mềm các miếng lê, rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
- Bỏ lê đã nghiền ra bát, để nguội và cho bé ăn.
NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHO TRẺ ĂN DẶM
+ Càng ăn nhiều thịt thì cơ thể càng khỏe.
+ Khi trẻ bị bệnh, không được cho ăn dầu mỡ.
+ Trẻ dễ ăn hơn khi thức ăn được xay nhuyễn.
+ Hầm thật kỹ thức ăn lấy nước.
+ Kiêng cữ cá biển, trứng gà, thịt bò…
+ Món “đồ bổ” hỗn hợp.
+ Trẻ uống nước nhiều cho tốt.
+ Có thể cho trẻ uống sữa thay ăn.
+ Để trẻ nhanh cứng cáp, cho ăn cơm sớm
Đấy là những sai lầm mà các mẹ cần tránh đễ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Các mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra cần Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Nguyễn Ngọc
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.