Dứa là một trong những loại trái cây được rất nhiều người ưa thích, ngoài tác dụng giúp giải nhiệt, trái dứa còn có những công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cho con người. Vậy Quả dứa có những lợi ích gì cho sức khỏe, cần lưu ý những gì khi ăn loại trái cây này, tất cả sẽ được Thuocthang.com.vn giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Dứa là một trong những loại trái cây được rất nhiều người ưa thích, ngoài tác dụng giúp giải nhiệt, trái dứa còn có những công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cho con người. Vậy Quả dứa có những lợi ích gì cho sức khỏe, cần lưu ý những gì khi ăn loại trái cây này, tất cả sẽ được Thuocthang.com.vn giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
1. Kiểm Soát Bệnh Viêm Khớp
Tác dụng nổi bật nhất của trái dứa đó chính là việc giúp giảm tình trạng viêm cơ và khớp. Điều này do trong trái chứa chứa loại enzyme proteolytic có tên là bromelain, có tác dụng giúp phá vỡ protein phức tạp đồng thời chống viêm hiệu quả, vì vậy giúp giảm triệu chứng viêm khớp hiệu quả.
2. Tăng Cường Hệ Miễn Dịch
Ăn trái dứa với lượng vừa đủ hàng ngày giúp bạn nạp trên 130% vitamin C cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp giảm bệnh tật. Cụ thể, khi đi vào cơ thể vitamin C kích thích hoạt động của bạch cầu và nó như chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của các gốc tự do.
3. Trái Dứa Tốt Cho Tế Bào Và Mô
Ngoài công dụng trên, vitamin C trong dứa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo collagen cho cơ thể. Đây là thành phần thiết yếu tạo nên thành mạch của da, máu, xương và các cơ quan khác. Ngoài ra lượng vitamin C trong trái dứa giúp chữa lành tổn thương rất hiệu quả, từ đó giúp bạn phòng tránh bệnh tật và nhiễm trùng.
4. Ăn Dứa Có Tác Dụng Gì Với Hệ Tiêu Hóa?
Dứa là nguồn cung cấp lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan rất phong phú. Việc ăn dứa đều đặn giúp bạn tránh khỏi tình trạng tiêu chảy, táo bón, phòng ngừa hội chứng đông máu và hội chứng ruột kích thích.
Chất xơ trong trái dứa giúp tăng lượng phân, thúc đẩy quá trình thức ăn qua đường tiêu hóa một cách bình thường, đồng thời kích thích giải phóng chất tiêu hóa từ đó giúp hòa tan thực phẩm.
5. Dứa Giúp Tăng Sức Khỏe Cho Hệ Xương Khớp
Mặc dù trái dứa không giàu canxi nhưng lượng mangan có trong dứa rất cao. Đây là một khoáng chất rất quan trọng giúp phục hồi và tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp.
6. Dứa Rất Tốt Cho Sức Khỏe Của Mắt
Chất beta – carotene có trong trái dứa có tác dụng giúp trì hoãn tình trạng thoái hóa bạch cầu, một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng tới thị lực của người cao tuổi.
7. Tác Dụng Với Các Bệnh Liên Quan Tới Huyết Áp
Ăn dứa có tác dụng gì thì không thể bỏ qua chức năng quan trọng của dứa trong việc điều trị các vấn đề liên quan tới huyết áp. Nguồn khoáng chất kali cao trong dứa có tác dụng làm giãn mạch, nghĩa là giúp giảm áp lực, căng thẳng cho mạch máu, từ đó tăng tuần hoàn máu tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Khi mạch máu giãn đều, huyết áp trong cơ thể sẽ giảm ở mức ổn định và quá trình lưu thông của máu ít bị ảnh hưởng hơn. Điều này còn giúp phòng tránh sự hình thành máu đông, làm giảm sự tích tụ mảng bám trong mạch máu và động mạch. Do đó, dứa được khuyến khích bổ sung vào thực phẩm hàng ngày giúp phòng tránh xơ vữa động mạch, huyết áp cao, suy tim, đột quỵ,…
8. Ăn Dứa Tốt Cho Hệ Tuần Hoàn Máu
Dứa là nguồn cung cấp một lượng đồng khá lớn cho cơ thể, đây là loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong phản ứng enzyme và trong các hợp chất khác của cơ thể. Đặc biệt, đồng là yếu tố thiết yếu trong việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, từ đó giúp tăng lượng oxy cho các cơ quan khác nhau từ đó giúp chúng hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, đồng còn có tác dụng làm tăng nhận thức và rất tốt cho hệ thần kinh, từ đó giúp phòng tránh tình trạng rối loạn thần kinh, bệnh Alzheimer hay chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi.
9. Tác Dụng Của Dứa Với Bà Bầu?
Khá nhiều mẹ bầu quan tâm tới việc ăn dứa có tác dụng gì cho bà bầu không vì nhiều mẹ lo rằng ăn dứa có thể dẫn tới sảy thai do chất Bromelain trong dứa làm mềm tử cung. Tuy nhiên, chưa một nghiên cứu nào làm rõ hay chứng minh việc này, mà ngược lại sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu ăn dứa sẽ có những tác dụng như sau:
Dứa hỗ trợ hệ miễn dịch cho mẹ bầu: Lượng vitamin C trong dứa giúp tăng cường, bảo vệ hệ miễn dịch rất tốt cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, chất bromelain cũng giúp phòng tránh các dấu hiệu cảm lạnh thông thương, do đó, nếu mẹ bầu đang bị đau họng hoặc cảm lạnh thì hãy thử một miếng dứa nhé.
Dứa giúp phòng tránh táo bón: Lượng chất xơ có trong trái dứa giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng táo bón khi mang bầu. Ngoài ra, như thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên lượng bromelain có trong dứa giúp phân hủy protein từ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
Giảm tình trạng ốm nghén: Ở một số trường hợp, dứa có tác dụng giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén.
10. Dứa Có Tác Dụng Giảm Cân Và Làm Đẹp
Nếu muốn giảm cân, bạn hãy uống nước dứa bởi loại nước này hỗ trợ đốt mỡ thừa hiệu quả. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều bởi nguy cơ giảm vị giác, kích ứng niêm mạc.
Vitamin B trong dứa giúp làm đẹp da, ngăn ngừa khô da, cung cấp độ ẩm cho tóc. Dứa cũng có thể làm mặt nạ dưỡng da giảm thiểu vết nhăn. Mùi hương của quả dứa đẩy lùi cảm giác căng thẳng và mệt mỏi.
11. Điều Trị Cảm Cúm
Một ly nước dứa ép có tác dụng làm mát phế quản và giảm ho, đau họng. Vitamin trong dứa giúp cơ thể nhanh hồi phục khi bị cảm cúm.
12. Tốt Cho Sức Khỏe Răng Miệng
Ngoài việc chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư miệng, thơm cũng có khả năng giúp răng lợi khỏe mạnh. Thơm thường được xem như là một phương thuốc tự nhiên để điều trị răng bị lung lay và giúp nướu răng chắc khỏe hơn.
ĂN DỨA NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG?
Ngoài câu hỏi ăn dứa có tác dụng gì thì ăn dứa nhiều có tốt không cũng được khá nhiều người quan tâm. Thực tế công dụng của trái dứa là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng:
Ăn nhiều dứa có thể gây đau hoặc sưng môi, rát lưỡi. Nguyên nhân do bromelain gây mềm thịt, tình trạng này có thể chấm dứt trong vài giờ, tuy nhiên nếu bạn tiếp tục ăn bạn sẽ bị nổi mề đay, phát ban, khó thở,…
Việc ăn nhiều dứa đồng nghĩa với việc bạn đã dung nạp lượng lớn vitamin C vào trong cơ thể, điều này có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng, đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa còn có thể gây nôn mửa, phát ban và kinh nguyệt không đều.
Chất bromelain cũng gây tương tác với các loại thuốc khác, nếu bạn đang sử dụng thuốc chống co giật, chống đông máu, chống mất ngủ, chống trầm cảm thì không nên ăn dứa. Việc ăn dứa khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
Hi vọng thông tin của bài viết của Thuocthang.com.vn vè các Lợi ích của quả dứa đối với sức khỏe của chúng ta đã giúp bạn đọc giải đáp được toàn bộ băn khoăn về tác dụng của loại trái cây này. Mặc dù dứa rất tốt với sức khỏe, nhưng mọi người cần lưu ý về cách sử dụng loại quả này để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé.
Nguyễn Ngọc
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Bữa sáng là một bữa ăn vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với những người gầy muốn tăng cân thì bữa sáng lại càng quan trọng. Quá trình ăn sáng đầy đủ sẽ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cũng chính là cách thúc đẩy quá trình tăng cân nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.