14 Bài Tập Yoga Giúp Mẹ Bầu Khỏe Mạnh Và Dễ Sinh

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Yoga cho bà bầu là các bài tập yoga được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn mang lại nhiều lợi ích cho “cục cưng”. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu 14 bài tập yoga giúp mẹ bầu thật dẻo dai và khỏe mạnh, thai nhi phát triển đúng chuẩn.

14 Bài Tập Yoga Giúp Mẹ Bầu Khỏe Mạnh Và Dễ Sinh14 Bài Tập Yoga Giúp Mẹ Bầu Khỏe Mạnh Và Dễ Sinh

Bạn có biết các triệu chứng của ốm nghén có thể giảm nhờ các bài tập yoga chuyên biệt dành riêng cho thai phụ. Ngoài ra, yoga sẽ mang lại cho bạn những lợi ích bất ngờ khác trong suốt thai kỳ. Trong đó, yoga có thể giúp bà bầu vượt qua trầm cảm. Đây không phải là cơ hội tuyệt vời để bạn làm quen với yoga sao?

Yoga giúp tập trung vào tập luyện các tư thế hô hấp, vùng hông và phục hồi năng lượng khi các mẹ bầu thấy mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Đối với phụ nữ mang thai, việc tập các bài tập yoga thường xuyên không chỉ giúp mẹ khỏe và năng động mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho thai nhi.

Lợi Ích Của Việc Tập Yoga Khi Mang Thai

  • Tạo sự cân bằng về nội tiết, tăng cường thể chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Cải thiện lượng oxy lưu thông qua nhau thai nhờ bạn thường xuyên luyện tập hít thở sâu.
  • Giúp bạn ngủ ngon, giấc ngủ sâu hơn.
  • Tập yoga khi mang thai khiến bạn không bị tăng cân quá nhiều, giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Đồng thời, em bé sinh ra có cân nặng chuẩn, khỏe mạnh.
  • Bạn dẻo dai hơn, các dây chằng và cơ bắp trở nên đàn hồi hơn giúp giảm nguy cơ bị chuột rút, đau nhức khi mang thai vào giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Giảm nguy cơ sinh sớm, huyết áp cao và duy trì lượng nước ối đầy đủ.
  • Việc tập các bài tập thở của yoga giúp bạn dễ dàng lấy hơi khi rặn đẻ.

1. Tư Thế Ngọn Núi (Tadasana)

 

 

Các Bước Thực Hiện

  • Đứng dang 2 chân rộng bằng hông, đặt bàn chân sao cho 2 ngón cái song song với nhau. Dựa trên tình trạng hiện tại của dạ dày khi mang thai thì tư thế này sẽ giúp bạn đứng được dễ dàng hơn.
  • Giữ 2 cánh tay ở 2 bên thân người.
  • Nhắm mắt lại rồi từ từ thả lỏng cơ mặt và cơ vai.

Phương Pháp Thay Thế

  • Chắp 2 bàn tay trước ngực rồi sau đó nhắm mắt lại và hít thở thật sâu. Bạn nhớ hãy làm bước này trước khi tập để điều chỉnh hơi thở, sự tập trung và cân bằng cho cơ thể.
  • Đan 2 bàn tay vào nhau rồi tiếp theo vừa nâng vừa dang rộng 2 cánh tay. Cứ như thế, bạn tiếp tục kéo lên trên đến khi 2 lòng bàn tay đan chặt vào nhau và giữ chặt trên đỉnh đầu.
  • Bước cuối cùng, bạn duỗi thẳng 2 cánh tay và nghiêng thân mình về lần lượt qua 2 bên.
  • Tư thế này có thể giúp làm nóng cơ thể.

2. Tư Thế Ghế Ngồi (Uttakatasana)

Các Bước Thực Hiện

  • Đứng thẳng người, sau đó gập đầu gối lại như thể là bạn đang ngồi trên ghế. Nên nhớ rằng không nên gây áp lực lên vùng bụng, đồng thời bạn cần giữ vững phần xương chậu của mình.
  • Vừa nâng vừa dang rộng 2 cánh tay dọc theo thân mình và giữ cho bàn tay luôn linh hoạt.

3. Tư Thế Cái Cây (Vrksasana)

 

 

Các Bước Thực Hiện

  • Chuẩn bị trong tư thế Tadasana, sau đó đặt áp lòng bàn tay vào thắt lưng, gập gối phải và đặt bàn chân phải lên đùi trái. Nếu động tác này quá khó, bạn hãy đặt bàn chân lên bắp chân, tập trung nhìn vào một điểm và giữ thăng bằng cơ thể.
  • Khi đã giữ được thăng bằng, hãy dang 2 cánh tay ra, kéo lên trên và chắp 2 bàn tay phía trên đỉnh đầu.

Phương Pháp Thay Thế

  • Việc mang thai sẽ khiến bạn khó giữ thăng bằng khi tập thư thế này nhưng nếu được hỗ trợ, bạn có thể tập dễ dàng. Bạn hãy tập với bức tường hoặc là ghế đều được.

4. Tư Thế Duỗi Thẳng Một Nửa (Ardha Uttanasana)

Các Bước Thực Hiện

  • Chuẩn bị trong tư thế Tadasana, sau đó đặt một khối gạch yoga theo chiều dọc trước mặt bạn. Đặt 2 bàn tay lên khối gạch và điều chỉnh xương chậu sao cho vai và xương chậu song song với nhau.
  • Có thể bạn sẽ cần đến một cái ghế hay bức tường để hỗ trợ. Khi bạn tập với ghế hoặc tường, đặt cánh tay lên dụng cụ hỗ trợ trước mặt trong khi lòng bàn tay hướng vào trong, hai cánh tay áp sát vào 2 bên tai.

5. Tư Thế Duỗi Thẳng (Uttanasana)

Các Bước Thực Hiện

  • Chuẩn bị trong tư thế Tadasana, sau đó đặt lòng bàn tay lên thắt lưng, gập người lại và để lòng bàn tay chạm sàn.
  • Nếu như bàn tay bạn không chạm được đến sàn, hãy đặt một khối gạch yoga ở trước mũi chân và đặt lòng bàn tay lên khối gạch.
  • Nếu cảm thấy chóng mặt, hãy dừng lại và trở về tư thế Tadasana.

6. Tư Thế Chiến Binh II (Virabhadrasana II)

 

 

Cách Bước Thực Hiện

  • Ở tư thế Tadasana, bạn bước chân phải về phía sau, ngón chân hướng qua bên phải. Chân trước gập lại và vẫn giữ ngón chân hướng về trước.
  • Dang rộng 2 cánh tay về 2 bên, song song với vai, lưu ý là 2 cánh tay phải song song với nhau. Tập trung nhìn vào các ngón tay ở phía trước mặt.
  • Đặt lòng bàn tay lên thắt lưng và bước chân sau về vị trí cũ, trở lại tư thế Tadasana. Làm tương tự với chân còn lại.

7. Tư Thế Tam Giác Mở Rộng (Utthita Trikonasana)

Các Bước Thực Hiện

  • Chuẩn bị trong tư thế Chiến binh II (Warrior II), sau đó duỗi thẳng chân trước. Đưa tay về phía trước và nắm lấy ngón chân cái hoặc mắt cá chân. Nếu như cảm thấy quá khó khăn, bạn có thể đặt khối gạch yoga ở bên cạnh chân trước và đặt tay lên đó.
  • Mở rộng cánh tay ra, ưỡn ngực và nhìn thẳng vào những ngón tay ở trên đầu bạn. Thả lỏng cơ vai, cổ và cơ mặt.
  • Chuyển qua tư thế đứng thẳng và đặt tay 2 bên, sau đó đặt 2 bàn tay lên thắt lưng và trở lại tư thế Tadasana. Thực hiện tương tự với bên còn lại.

8. Tư Thế Duỗi Thẳng Về Một Bên (Parsvottanasana)

Các Bước Thực Hiện

  • Từ tư thế Tadasana, bạn bước chân phải về sau, hướng cơ thể về phía trước, 2 chân thẳng, bàn chân quay 45 độ qua một bên, sau đó chắp 2 bàn tay lại sau lưng và ưỡn ngực, vươn vai.
  • Buông 2 bàn tay ra và gập thân người gần sát với đùi nhưng nhớ là phải chừa chỗ trống giữa bụng, đặt lòng bàn tay chạm mặt sàn bên cạnh chân trước. Nếu khó chạm sàn, bạn đặt một khối gạch kế bên bàn chân và để tay lên đó.
  • Nâng cơ thể lên trở về tư thế đứng và sau đó đứng trong tư thế Tadasana. Thực hiện tương tự đối với bên còn lại.

9. Tư Thế Chiến Binh III (Virabhadrasana III)

 

 

Các Bước Thực Hiện

  • Từ tư thế Tadasana, đặt khối gạch trước bàn chân, sau đó làm động tác duỗi thẳng một nửa (Ardha Uttanasana). Đặt tay lên khối gạch, chú ý xương chậu song song vai, rồi nâng 1 chân lên. Bạn có thể làm động tác này như thế hoặc cũng có thể nâng cao hơn bằng cách đan 2 bàn tay lại rồi đặt trước ngực, đồng thời tập trung nhìn vào một điểm để giữ thăng bằng.
  • Khi đã giữ được thăng bằng, bạn có thể dang 2 cánh tay ra và thực hiện tư thế chiến binh III (Warrior III) một cách hoàn hảo. Hãy nhớ luôn phải chú ý thăng bằng bạn nhé.

Nếu như bạn cảm thấy quá khó thì đây là lúc cần đến sự trợ giúp của thanh đỡ, lan can hoặc ghế. Đặt bàn tay lên thanh đỡ, ghế hoặc lan can, sau đó nâng 1 chân lên duỗi thẳng về phía sau, thực hiện tương tự với chân còn lại.

10. Tư Thế Chó Duỗi Mình (Adho Mukha Svanasana)

Các Bước Thực Hiện

  • Chuẩn bị trong tư thế trên bàn (Table Top), đặt lòng bàn tay và đầu gối lên thảm yoga, nhấn vào các đầu ngón tay chân, tập trung nhìn về phía trước.
  • Nâng đầu gối lên, giữ chân và nâng gót trên mặt thảm. Duỗi thẳng 2 cánh tay, ưỡn ngực và đây chính là tư thế con chó đi xuống (Downward Dog) hoàn hảo.

Phương Pháp Thay Thế

  • Nếu bạn cảm thấy đau ở gân nhượng chân khi duỗi thẳng chân song vẫn phải giữ gót chân trên thảm, bạn hãy điều chỉnh động tác này bằng cách gập gối lại nhưng vẫn ưỡn ngực.

Bạn có thể thực hiện động tác này với chồng hoặc một người bạn.

11. Nhào Người Thấp (Anjeneyasana)

 

 

Các Bước Thực Hiện

  • Chuẩn bị trong tư thế trên bàn (Table Top), đặt lòng bàn tay và đầu gối lên thảm yoga, nhấn vào các đầu ngón tay chân, tập trung nhìn về phía trước.
  • Đặt khối gạch ở trước chân và đặt lòng bàn tay lên gạch, bước chân phải về phía trước.
  • Khi cảm thấy đầu gối đã vững vàng và thoải mái, bạn có thể bỏ tay ra khỏi gạch, đưa tay ra sau lưng, nắm chắc 2 tay lại thành nắm đấm rồi ưỡn ngực ra.
  • Trở về tư thế con chó đi xuống và sau đó lặp lại đối với bên trái.

Nếu bạn cảm thấy hơi khó chịu ở đầu gối, hãy dùng một tấm chăn mỏng hoặc là khăn bông kê dưới đầu gối.

12. Tư Thế Duỗi Thẳng Chân Mở Rộng (Prasarita Padotanasana)

Các Bước Thực Hiện

  • Chuẩn bị trong tư thế Tadasana, bước chân phải về sau và vươn người qua 1 phía, dang 2 cánh tay ra 2 bên.
  • Gập người về phía trước và đặt 2 lòng bàn tay chạm sàn nhà.
  • Nếu gặp khó khăn trong việc đặt tay chạm sàn, bạn hãy đặt tay lên gạch.

Phương Pháp Thay Thế

  • Vừa dang cánh tay phải ra vừa tập trung nhìn vào ngón tay, thả lỏng cơ vai, cổ và cơ mặt, dần dần hạ tay xuống đến khi bàn tay chạm sàn hoặc gạch.
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại;
  • Sau đó trở về tư thế nhào người thấp và Tadasana.

13. Tư Thế Nữ Thần/ Ngồi Xổm Một Nửa (Utkata Konasana)

 

 

Các Bước Thực Hiện

  • Ở tư thế Tadasana, bạn chắp 2 tay lại trên đỉnh đầu, duỗi thẳng 2 chân ra, ngón chân hướng về 2 bên, tập trung nhìn về phía trước.
  • Gập khuỷu tay và đầu gối lại cùng lúc, bạn nên chú ý thở nhịp nhàng cùng với chuyển động cơ thể.
  • Trở về tư thế Tadasana. Lưu ý khi tập động tác này, bạn nên hít vào lúc đứng lên và thở ra khi gập khuỷu tay với đầu gối lại.

14. Tư Thế Ngồi Xổm Hoàn Toàn (Malasana)

Các Bước Thực Hiện

  • Chuẩn bị trong tư thế Tadasana, sau đó duỗi thẳng chân, các ngón chân hướng sang 2 bên, gập đầu gối lại để vào tư thế ngồi xổm, cố gắng dồn lực lên gót chân.
  • Chắp 2 bàn tay lại đặt trước ngực, kéo khuỷu tay lên trước đầu gối, giữ cho lưng thẳng, mở vai và ưỡn ngực.
  • Nếu như bạn cảm thấy khó dồn lực lên gót chân, hãy dùng đến gạch yoga để hỗ trợ, lúc này bàn chân bạn sẽ mở được rộng hơn và tư thế cũng chuẩn hơn.
  • Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, việc sử dụng gạch yoga sẽ giúp bạn thực hiện tư thế này dễ dàng hơn.
  • Kết thúc tư thế này bằng việc ngồi lên thảm và trở về tư thế Tadasana.
  • Bạn có thể thực hiện động tác này tại nhà mỗi ngày.

Bạn phải luôn nhớ làm đúng theo hướng dẫn các bước tập và chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình trước khi tập bất cứ tư thế nào nhé. Trong thai kỳ, sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ hoặc do nồng độ hormone thay đổi, việc hít thở đúng cách khi tập luyện giúp bạn cảm thấy luôn tràn đầy năng lượng, đồng thời giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn. Điều đó giúp bạn cảm thấy sảng khoái và khỏe mạnh hơn. Chúc bạn có những giây phút luyện tập đầy năng lượng và sảng khoái.

Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Đối với nhiều phụ nữ, trào ngược dạ dày là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, bắt đầu vào khoảng tháng thứ hai. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khi gặp phải tình trạng này bởi vị đắng hoặc chua ở trong khoang miệng gây không ít khó chịu. Bài viết sau, Thuocthang.com.vn sẽ chỉ ra những nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày cũng như cách cải thiện bằng những biện pháp tự nhiên.
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý do có sự lạc chỗ của tế bào nội mạc tử cung đến các cơ quan khác như buồng trứng, tử cung và vùng châu. Lạc nội mạc tử cung có thể khiến các cặp vợ chồng khó có con và việc điều trị cần phải có sự can thiệp từ các chuyên gia hỗ trợ sinh sản. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung sẽ giúp các chị em chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý do có sự lạc chỗ của tế bào nội mạc tử cung đến các cơ quan khác như buồng trứng, tử cung và vùng châu. Lạc nội mạc tử cung có thể khiến các cặp vợ chồng khó có con và việc điều trị cần phải có sự can thiệp từ các chuyên gia hỗ trợ sinh sản. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung sẽ giúp các chị em chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Suy nhược cơ thể là bệnh lý gặp nhiều trong xã hội hiện đại ngày nay, nó có thể là hệ quả của việc mệt mỏi thường xuyên mà không được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Tình trạng suy nhược kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây suy nhược cơ thể và dấu hiệu suy nhược cơ thể là gì? Cách điều trị nào hiệu quả? Các bạn hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.
Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều địa chỉ phòng khám sản phụ khoa. Tuy nhiên, đâu mới là cơ sở y tế sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm, dịch vụ chất lượng, chi phí hợp lý và thuận tiện di chuyển? Danh sách những địa chỉ Bệnh viện và phòng khám siêu âm thai tốt nhất ở Hà Nội dưới đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc trên.
Để sinh ra được những thiên thần khỏe mạnh thì bản thân các bà, các mẹ phải thường xuyên đi khám thai định kì. Tuy nhiên, để lựa chọn được những phòng khám với chất lượng tốt thì không phải là điều dễ dàng. Những gợi ý dưới đây của Thuocthang.com.vn sẽ giúp các mẹ bầu lựa chọn được bác sĩ khám và siêu âm thai phù hợp, trải qua 1 thai kỳ khỏe mạnh, an tâm và thoải mái nhất.
Lựa chọn địa chỉ khám thai đặc biệt nhận được sự quan tâm từ các mẹ bầu cũng như các ông bố. Bởi việc này có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Để giúp các mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc chọn lựa, Thuocthang.com.vn hôm nay xin giới thiệu đến bạn những địa chỉ phòng khám thai ở Sài Gòn uy tín hàng đầu qua bài viết dưới đây.
Lựa chọn phòng khám Bác Sĩ sản khoa giỏi, khám siêu âm thai tại TPHCM là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nhằm giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn được phòng khám có vị trí, dịch vụ và chi phí phù hợp, bài viết này Thuocthang.com.vn đã tổng hợp một số cơ sở y tế được nhiều người tin tưởng trong bài viết sau.
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.

19/05/2018

Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.

19/05/2018

Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.

19/05/2018

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.

19/05/2018

Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Xem nhiều

Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.

 

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai nội tiết tố thay đổi làm cơ thể mẹ bầu tiết ra lượng mồi hôi khiến làn da mặt của mẹ trở nên nhờn và khô sần thiếu sức sống, đây được coi là một trong những tác nhân gây ra mụn. Để cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất ngoài việc ăn uống những chất dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ mẹ bầu nên sự dụng sản phẩm sữa rửa mặt để giúp làn da mặt thêm căng bóng và trắng hồng.
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.