Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Để dự đoán khả năng sinh non, các bác sĩ thường sẽ tập trung nhiều hơn vào 2 phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi là xét nghiệm fibronectin bào thai (FFN) và đo chiều dài cổ tử cung. Bài viết này sẽ tập trung vào yếu tố chiều dài cổ tử cung, cổ tử cung như thế nào là ngắn, ảnh hưởng và biện pháp điều trị dành cho mẹ bầu như thế nào? Bạn hãy cùng Thuocthang.com.vm tìm hiểu nhé.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Để dự đoán khả năng sinh non, các bác sĩ thường sẽ tập trung nhiều hơn vào 2 phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi là xét nghiệm fibronectin bào thai (FFN) và đo chiều dài cổ tử cung. Bài viết này sẽ tập trung vào yếu tố chiều dài cổ tử cung, cổ tử cung như thế nào là ngắn, ảnh hưởng và biện pháp điều trị dành cho mẹ bầu như thế nào? Bạn hãy cùng Thuocthang.com.vm tìm hiểu nhé.
Mối Quan Hệ Giữa Cổ Tử Cung Ngắn Và Sinh Non
Trong quá trình mang thai, cổ tử cung thường đóng và bịt kín đường nối tử cung và âm đạo, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như bảo vệ thai nhi tránh hiện tượng sinh non. Trước khi bạn lâm bồn và sinh em bé, cổ tử cung sẽ giãn nở ra hay mở rộng để tạo thuận lợi cho thiên thần nhỏ chào đời.
Vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, cổ tử cung trung bình sẽ dài khoảng 35mm. Cổ tử cung ngắn là khi chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 25mm. Phụ nữ có cổ tử cung ngắn có thể có nhiều nguy cơ sinh non hơn so với người có chiều dài cổ tử cung bình thường.
Cổ tử cung ngắn là yếu tố nguy cơ sinh non ở cả thai kỳ nguy cơ thấp hay nguy cơ cao (có nhiều bất thường ở mẹ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tiểu đạm…). Vì thế, nguy cơ sinh non tự phát sẽ gia tăng nếu cổ tử cung càng ngắn.
Ở thai kỳ nguy cơ thấp, phụ nữ có chiều dài cổ tử cung ngắn hơn 25mm ở khoảng tuần thứ 24 sẽ có nguy cơ sinh non trước 35 tuần tuổi gấp 6 lần so với phụ nữ có chiều dài cổ tử cung hơn 40mm. Chỉ có 2% thai kỳ nguy cơ thấp có chiều dài cổ tử cung ngắn hơn 15mm, nhưng lại có đến 60% trong số họ sẽ sinh non trước 28 tuần tuổi và 90% sinh non trước 32 tuần tuổi.
Cách Đo Chiều Dài Cổ Tử Cung
Tiêu chuẩn vàng để đo chiều dài cổ tử cung trong thai kỳ là siêu âm qua đầu dò âm đạo, kỹ thuật này dễ quan sát hơn và có độ tin cậy cao hơn so với siêu âm qua thành bụng. Siêu âm qua đầu dò âm đạo cũng dễ chịu và an toàn với nhiều người. Sự thay đổi của cổ tử cung như giãn nở cổ tử cung kèm theo ối vỡ có thể được phát hiện và thăm dò qua siêu âm này. Hơn nữa, siêu âm qua đầu dò âm đạo sẽ an toàn và không gia tăng nguy cơ nhiễm trùng dù người đó có hiện tượng vỡ ối non.
Những Phương Pháp Điều Trị Cổ Tử Cung Ngắn
Có nhiều biện pháp điều trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ sinh non cho người có cổ tử cung ngắn, nhất là ở người có thai kỳ nguy cơ cao.
1. Nghỉ Ngơi Tại Gường, Thuốc Chống Co Thắt Và Khâu Vòng Cổ Tử Cung
Nghỉ ngơi tại giường và bổ sung đủ nước thường được đề nghị để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, nhất là người có nguy cơ cao, nhưng thực tế chưa có nhiều bằng chứng cho thấy tính hiệu quả của biện pháp này, cũng như khả năng trì hoãn việc sinh non.
Thuốc chống co thắt cổ tử cung thường được kê đơn với mong muốn ngăn ngừa sinh non. Thế nhưng, bằng chứng thuyết phục và tin cậy vẫn chưa đầy đủ, không thể chứng minh liệu các thuốc chống co thắt này có thể giúp trì hoãn sinh non từ 24 – 48 giờ không. Tuy nhiên, hiện cũng chưa có bằng chứng cho thấy thuốc này gây hại. Vì thế, trong những trường hợp cấp tính và nguy cơ sinh non cao, thuốc chống co thắt cũng được bác sĩ dùng. Thông thường, các thuốc chống co thắt sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giảm lo âu.
Khâu vòng cổ tử cung thường được áp dụng rộng rãi để ngăn ngừa sẩy thai vào giữa tam cá nguyệt thứ 3 ở người có nguy cơ. Việc khâu vòng cổ tử cung sớm ở tuần thứ 13 đến 15 sẽ có lợi với người đã từng có bất thường về cổ tử cung. Mặc dù còn đang bàn cãi, nhưng những dữ liệu gần đây cho thấy khâu vòng cổ tử cung có thể giảm nguy cơ sinh non ở người mang đơn thai không triệu chứng. Tuy nhiên, ở thai phụ mang đa thai, biện pháp này không mấy hiệu quả.
2. Progesterone
Viên thuốc progesterone ngày càng được dùng rộng rãi để ngăn ngừa sinh non. Dù điều này chưa được FDA công nhận nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy dùng progesterone từ tuần 16 hay 20 đến tuần 34 hay 36 sẽ ngăn ngừa được sinh non ở nhiều phụ nữ có nguy cơ cao.
3. Indomethacin, Vòng Nâng Tử Cung, Axit Folic Và Omega 3
Nhiều biện pháp khác đã được đưa ra nhằm ngăn ngừa hiện tượng sinh non dù bằng chứng liên quan còn nhiều giới hạn và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh tính hiệu quả của chúng.
Indomethacin: Đây là phương pháp có thể đạt được hiệu quả ngừa sinh non ở một số trường hợp có nguy cơ cao. Trong thử nghiệm lâm sàng, indomethacin ở những phụ nữ có cổ tử cung ngắn không triệu chứng trong tam cá nguyệt thứ 2 mà không khâu vòng cổ tử cung có tỷ lệ sinh non trước 24 tuần giảm.
Dùng vòng nâng tử cung: Phương pháp này có thể hiệu quả với những mẹ đơn thai giúp ngừa sinh non trước 36 tuần và ở mẹ song thai trước 32 tuần.
Chế độ dinh dưỡng: Đây cũng được xem như là một biện pháp giúp ngừa sinh non ở cả mẹ có nguy cơ thấp và cao, bao gồm axit folic và omega-3 trong suốt quá trình mang thai.
Nếu đã được bác sĩ thông báo về nguy cơ sinh non, nhất là khi bạn đã từng hay có thai kỳ nguy cơ cao, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu về những triệu chứng của lâm bồn sớm và biết cách phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Với nhiều biện pháp điều trị cổ tử cung ngắn ở trên, dù nhiều biện pháp vẫn chưa được chứng minh đầy đủ, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hy vọng thai phụ có tình trạng cổ tử cung ngắn sẽ lựa chọn biện pháp phù hợp với mình và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé.
Hoàng Quyên
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.