Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác (lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, màng tim, lao hạch, lao khớp...). YHHÐ đã tìm ra cách diệt trực khuẩn bằng các thuốc đặc hiệu, tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc theo phác đồ, YHCT có những bài thuốc và món ăn tốt giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Lao phổi thuộc phạm vi chứng phế lao, có nhiều giai đoạn bệnh và cách chữa khác nhau. Lúc đầu do chính khí hư, tinh huyết bị suy tổn làm bệnh tà xâm phạm vào phế. Bệnh biểu hiện phế âm hư, sau đó gây thận âm hư và đến giai đoạn cuối là phế, tỳ, thận đều hư (khí âm hư). Sau đây là một số bài thuốc và món ăn hỗ trợ trị lao phổi thể phế thận âm hư.
Người bệnh có biểu hiện sốt về chiều, nhức trong xương, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, trằn trọc, dễ cáu gắt, đau ngực, ít ngủ, sụt cân, nam giới di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Lưỡi khô, họng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Phương pháp chữa: tư âm giáng hỏa, nhuận phế chỉ khái. Dùng một trong các món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi sau đây:
Bệnh lao phổi là căn bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Theo thống kê, khoảng một phần ba dân số thế giới bị nhiễm vi trùng lao, lao phổi là bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong đứng thứ hai, chỉ sau HIV. Nhiều người bị HIV cũng đã chết nhanh chóng vì sự hoành hành của lao phổi khi hệ miễn dịch suy yếu.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích về bệnh lao phổi và cách điều trị bệnh lao phổi để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình, cùng tham khảo nhé!
Những điều cần biết về bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác (lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, màng tim, lao hạch, lao khớp…).
Bệnh lao phổi thuộc phạm vi chứng phế lao, có nhiều giai đoạn bệnh và cách chữa khác nhau. Lúc đầu do chính khí hư, tinh huyết bị suy tổn làm bệnh tà xâm phạm vào phế. Bệnh biểu hiện phế âm hư, sau đó gây thận âm hư và đến giai đoạn cuối là phế, tỳ, thận đều hư (khí âm hư).
Bệnh lao phổi khiến người bệnh dần mất chức năng của phổi, gây đau đớn và suy kiệt hệ miễn dịch, nặng nhất là tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh lao phổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lao phổi nhưng căn nguyên chính là do vi khuẩn lao ở người (Mycobacteria Tuberculosis Hominis) lây lan khi chúng ta tiếp xúc với người mắc bệnh lao mà không có biện pháp phòng tránh; và vi khuẩn lao ở bò (M.bovis) lây sang người khi chúng ta uống sữa bò không tiệt trùng.
Đặc biệt, hiện nay bệnh lao phổi thường xuyên đi kèm với HIV/AIDS. Những người bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch kém vì vậy luôn là đối tượng hàng đầu của bệnh lao phổi. Tỉ lệ tử vong vô cùng cao và nhanh chóng.
Ngoài ra bệnh lao còn có một số nguyên nhân như môi trường độc hại, tiếp xúc với ô nhiễm và hóa chất trong một thời gian dài, người mắc các bệnh về phổi không điều trị dứt điểm… là môi trường thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi
Dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi thường không rõ ràng. Rất nhiều người có vi khuẩn lao nhưng không phát bệnh (80 – 90%). Chỉ đến khi gặp điều kiện thuận lợi bệnh mới tái phát.
Những điều kiện thuận lợi ở đây có thể nhắc đến như: Suy dinh dưỡng, kém ăn, mất ngủ, hút thuốc lá, làm việc nặng nhọc, tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá, uống rượu bia… khi đó sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút khiến vi khuẩn lao dễ dàng sinh sản, phát triển tràn lan.
Biểu hiện chính của người bệnh lao phổi là ho, có thể kéo dài hơn 2 tuần, nhưng thông thường bệnh nhân lao thường hay gặp triệu chứng điển hình là ho khan, ho đờm, ho ra máu… Ngoài ra bệnh nhân lao thường bị sút cân trầm trọng, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm ban đêm, đau ngực, đôi khi khó thở, cảm giác mệt mỏi, uể oải…Những người có dấu hiệu này phải nghĩ ngay đến khả năng mắc bệnh lao để có phương hướng điều trị kịp thời.
Những Món Ăn - Thuốc Hỗ Trợ Trị Bệnh Lao
Người mắc bệnh Lao Phổi, ngoài việc dùng thuốc theo phác đồ, YHCT có những bài thuốc - món ăn tốt giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
1. Cháo gạo hòa nước sinh địa: nước ép sinh địa hoàng 300ml hòa vào cháo gạo vừa chín khuấy đều cho ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân khái huyết (ho ra máu) do lao phổi, giãn phế quản, ho khan ít đờm.
2. Mướp tươi ép nước: mướp tươi ép lấy nước thêm mật ong hoặc mật mía khuấy đều cho uống. Dùng cho các bệnh nhân lao phổi, ho thành cơn dài ngày.
3. Hoàng tinh chế đường phèn: hoàng tinh tươi 60g, đường phèn 30g. Nấu nhừ khuấy đều ăn. Dùng cho bệnh nhân lao phổi, khái huyết, khí hư, huyết trắng.
4. Yến sào kỷ tử hấp đường: yến sào 10g, kỷ tử 15g, đường kính 100g. Yến sào ngâm rửa sạch, cho nước đun sôi cho nở ra, thái nhỏ. Cho yến sào, kỷ tử và đường kính với lượng nước thích hợp, đun cách thủy 30 phút. Dùng cho trường hợp viêm phế quản mạn, lao phổi, giãn phế quản.
5. Ba ba hầm thục địa kỷ tử: ba ba 1 con, kỷ tử 30g, thục địa 20g, có thể thêm nữ trinh tử 15g, thêm nước sạch vừa đủ; nấu chín nhừ, bỏ bã dược liệu, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp lao phổi, viêm khí phế quản mạn tính, suy nhược cơ thể, biếng ăn, thiếu máu, xơ gan, viêm gan mạn, hồi hộp khó thở, tim đập mạnh.
6. Yến sào hầm bạch cập: bạch cập 10g, yến sào 10g đặt trong bát, thêm nước, cùng đặt trong nồi đun cách thủy cho thực chín nhuyễn, lọc qua rây vải xô, bỏ bã, cho thêm đường phèn 10g khuấy cho tan đều. Mỗi ngày làm 1 lần chia 2 lần ăn. Dùng cho lao phổi, ho lẫn đờm và huyết (khái huyết) tái đi tái lại.
7. Bột tắc kè (cáp giới tán): tắc kè 1 đôi, tẩm dấm rang cho chín vàng, tán bột, phổi dê 30g sấy khô tán bột, mạch môn 15g nướng chín khô tán bột. Rượu một chén đun nhỏ lửa cho sôi lăn tăn. Cho vào 9g bột mịn của tất cả các thành phần thực đơn trên đã được trộn đều, khuấy đều, cho ăn trong 1 lần. Ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp ho khan do viêm khí phế quản, do lao phổi.
8. Món Ăn có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phổi, khỏi ho: Gạo lứt 100g, bách hợp khô 50g, đường trắng 100g. Cách chế biến: Vo gạo kỹ cho vào nồi, bách hợp đãi sạch cho vào cùng với gạo đổ 1 lít nước, ninh cháo chín nhừ cho đường vào là được. Ngày 1 bát, chia ăn 2 lần, dùng liền 5 ngày.
9. Món ăn có tác dụng bổ âm mát phổi trị lao phổi: Gạo lứt 10g, hoa huệ khô 300g. Cách chế biến: Gạo vo sạch, hoa huệ ngâm nước ấm cho mềm, sau đó cho gạo lức, một ít đường nấu thành cháo ăn thường xuyên.
10. Món ăn có tác dụng bổ âm trị lao phổi: Trứng gà 1 - 2 quả, trà xanh 1g, mật ong 25g. Cho cả ba thứ vào nồi, đổ 300ml nước, cho nhỏ lửa, đun sôi, luộc trứng chín tới là được. Ngày dùng 1 lần sau khi ăn sáng. 7 ngày một liệu trình.
11. Món Ăn Bài thuốc có tác dụng bổ phổi khỏi ho, chữa lao phổi, viêm khí quản mạn: Gạo lứt 100g, phổi lợn 250g. Cách chế biến: Gạo vo sạch để ráo, cho gạo, đun nhỏ lửa, ninh cháo chín nhừ. Sau đó cho phổi đã thái nhỏ vào, thêm gia vị, gừng, hành hoa, bột canh. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần, 7 ngày một liệu trình.
Nguyễn Ngọc
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Bữa sáng là một bữa ăn vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với những người gầy muốn tăng cân thì bữa sáng lại càng quan trọng. Quá trình ăn sáng đầy đủ sẽ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cũng chính là cách thúc đẩy quá trình tăng cân nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.