Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối có gì đặc biệt? Trong 3 tháng cuối khi mà bộ não của bé đang phát triển rất nhanh. Do vậy, cần bổ sung các axit béo không no như omega-3 DHA và EPA để giúp phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi song các mẹ chỉ nên bổ sung khoảng 300mg calo mỗi ngày. Không những vậy vào 3 tháng cuối, chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú… Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thật hiệu quả, mẹ bầu nhé!
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối có gì đặc biệt? Trong 3 tháng cuối khi mà bộ não của bé đang phát triển rất nhanh. Do vậy, cần bổ sung các axit béo không no như omega-3 DHA và EPA để giúp phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi song các mẹ chỉ nên bổ sung khoảng 300mg calo mỗi ngày. Không những vậy vào 3 tháng cuối, chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú… Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thật hiệu quả, mẹ bầu nhé!
1. Thực Phẩm Giàu Chất Sắt
Ở giai đoạn này, thể tích máu tăng lên và do đó nhu cầu sắt cũng tăng lên cho cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu và có thể gây ra mệt mỏi, chóng mặt hoặc thậm chí xuất huyết khi sinh. Em bé cũng cần sắt để tăng trưởng thích hợp. Phụ nữ mang thai thiếu chất bổ sung sắt có thể sẽ sinh con sớm và trẻ sinh ra có trọng lượng thấp. Thịt, gia cầm, các sản phẩm từ sữa, hạt, đậu và gạo nguyên cám rất giàu chất sắt và nên thiết kế là một phần của chế độ ăn của các bà bầu tại thời điểm này. Cơ thể sẽ hấp thụ sắt nhiều hơn với sự hiện diện của vitamin C, do đó tốt hơn là kết hợp cả hai nguồn vừa cung cấp sắt vừa cung cấp vitamin C.
2. Chất Đạm (Protein)
Protein chịu trách nhiệm xây dựng và cấu tạo cơ bản cho các cơ quan trong cơ thể. Ở giai đoạn này, khi đứa trẻ đang phát triển với tốc độ nhanh và cơ thể mẹ đang phải thích nghi với sự thay đổi này, cơ thể mẹ cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để đáp ứng nhu cầu. Dùng nhiều protein giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường liên quan đến việc mang thai và ổn định mức đường trong máu. Lượng thức ăn hàng ngày cần thiết cung cấp protein ở giai đoạn này là khoảng 70 gram mỗi ngày. Thịt, các sản phẩm từ sữa, cá, đậu, đậu hũ và đậu có chứa nhiều protein.
3. Bổ Sung Thực Phẩm Chứa Nhiều Chất Xơ Tiêu Hóa:
Giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu thay đổi rõ rệt cùng sự phát triển mạnh của thai nhi. Chính sự thay đổi các hormone và áp lực của thai nhi nên vùng hệ tiêu hóa và bài tiết đã mang đến nhiều phiền toái cho mẹ.
Các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, ợ nóng, khó tiêu chẳng bao giờ là tốt với mẹ bầu dù ở giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, ở tam cá nguyệt cuối cùng này, những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là táo bón, sẽ vô cùng nguy hiểm. Thậm chí, những trường hợp mẹ bầu bị táo bón nghiêm trọng dễ dẫn đến nguy cơ sinh non.
Vì thế, ngoài việc hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ như các loại rau xanh, trái cây, sinh tố, nước ép hoa quả…
4. Thực Phẩm Giàu Chất Béo Dha
Theo nghiên cứu mới nhất, DHA (docosahexaenoic acid) rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ của thai nhi. Trong giai đoạn này, não của em bé phát triển và điều quan trọng là phải có đủ lượng DHA trong chế độ ăn uống của mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Khuyến cáo khoảng 200mg DHA cho mẹ mỗi ngày. Các thực phẩm cơ bản như sữa, nước trái cây và trứng cần được bổ sung để cung cấp đủ DHA. Cá, đặc biệt là cá hồi cũng là một nguồn rất tốt của DHA và có thể trao đổi với bác sĩ về việc dùng bổ sung DHA.
5. Axit Folic
Axit folic chắc chắn là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong suốt thời kỳ mang thai. Ăn uống đầy đủ axit folic sẽ ngăn ngừa được rất nhiều biến chứng cho bà bầu. Axit folic được tìm thấy phong phú trong rau lá xanh như cải bó xôi. Trái cây có múi, bánh mì, men bia và đậu cũng chứa rất nhiều axit folic. Cần lưu ý rằng hầu hết axit folic bị phá hủy trong quá trình nấu chín, vì vậy nên cố gắng hạn chế thời gian nấu kéo dài cho rau. Hầu hết các chất bổ sung được kê toa trong thai kỳ đều có chứa axit folic.
6. Bổ Sung Canxi
Cần khoảng 800mg canxi mỗi ngày cho mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là thời gian xương của em bé bắt đầu khỏe mạnh và canxi được dự trữ trong xương. Nếu thiếu canxi, trẻ sẽ lấy canxi từ xương của mẹ. Canxi cũng cần thiết cho nguồn sữa tốt sau này. Sữa, sữa chua, phô mai, đậu phụ, cá hồi và các loại hạt là những nguồn cung cấp canxi tốt.
7. Thực Phẩm Giàu Magiê
Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết. Magiê giúp cơ thể hấp thụ canxi và sửa chữa các mô bị hỏng. Magiê là cần thiết cho thư giãn cơ, làm giảm nguy cơ sinh non và làm dịu chứng co thắt. Khuyến cáo 350- 400mg magiê mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Các nguồn magiê tốt nhất là các loại hạt như hạt hạnh nhân và hạt bí đỏ, các loại đậu đặc biệt là đậu đen, yến mạch, bơ và atisô.
8. Thực Phẩm Giàu Vitamin C, B6 Và B12
Cơ thể cần các vitamin để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé. Những vitamin nêu trên rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển khỏe mạnh của cơ. Hầu hết các trái cây và rau quả có chứa các vitamin này mà thai phụ cần phải đưa vào chế độ ăn uống trong 3 tháng cuối của thai kỳ và cũng ngăn ngừa táo bón là khá phổ biến ở giai đoạn này. Trái cây có múi, chuối, cà rốt, đậu quả thận, ngũ cốc nguyên hạt và hạt hạnh nhân giàu các vitamin này.
9. Các Loại Hạt
Khi quá trình mang thai diễn ra, việc ăn các bữa ăn lớn đôi lúc trở nên khó khăn hơn. Nếu bà bầu cảm thấy đói giữa các bữa ăn và muốn có một chút ăn nhẹ, hãy thử một số hạt thay vì dùng bánh bích quy hoặc sôcôla. Một số các loại hạt như hạnh nhân, quả hồ trăn hoặc quả óc chó là một lựa chọn tuyệt vời cho bà mẹ mang thai.
DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI GIÚP MẸ BẦU VƯỢT CẠN DỄ DÀNG HƠN
- Rau Húng Quế: Để sinh thường dễ dàng hơn, mỗi tháng mẹ bầu nên uống 1 – 2 cốc nước ép rau húng quế vào thai kỳ cuối. Mẹ dùng 1 nắm ngọn húng quế tươi, ngâm rửa thật sạch rồi để ráo nước, sau đó đem xay hay giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thêm nước đun sôi để nguội cùng đường phèn là có thể uống được nhé.
- Rau Lang: Rau lang không chỉ có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ mẹ hạn chế chứng táo bón suốt thai kì. Mẹ có thể dùng rau lang luộc hay nấu canh rau lang trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối.
- Chè Vừng Đen: Vừng đen chứa nhiều protein thực vật và vitamin E không những tốt cho sức khỏe, giúp bổ máu, hỗ trợ tiêu hóa mà còn có công dụng làm đẹp da, đen tóc nữa đấy mẹ ạ. Đối với mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ, món chè vừng đen còn giúp mẹ vượt cạn “dễ ợt”. Bát chè vừng đen thanh vị đường phèn, mát vị sắn dây sẽ là món ăn phụ miễn chê phải không nào?
- Quả Dứa Hoặc Nước Ép Dứa: Nếu như trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên tuyệt đối tránh thì đến giai đoạn này, dứa lại được liệt kê vào danh sách thực phẩm nên ăn của mẹ. Vì sao vậy? Trong trái dứa có chứa chất bromelain giúp co bóp và làm mềm tử cung. Việc này giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng, giảm những cơn đau do co tử cung. Mẹ có thể bắt đầu ăn dứa và uống nước dứa ép từ tuần 39 của thai kỳ.
- Cà Tím: Có thể mẹ bầu đã từng ăn nhiều món ăn được chế biến từ cà tím như cà tím hấp , cà tím xào thịt,…Mẹ cũng đã biết cà tím có giá trị dinh dưỡng cao cùng nhiều tác dụng như nhuận tràng, lợi tiểu và nên có mặt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối. Nhưng nhiều mẹ bầu không biết cà tím có tác dụng làm mềm tử cung, giúp tử cung co bóp tốt nên giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng hơn. Mẹ nên ăn các món ăn chế biến từ cà tím vào tuần cuối thai kỳ.
- Nước Tía Tô: Nước tía tô có tác dụng giúp tử cung mở nhanh hơn, rút ngắn thời gian chuyển dạ và giúp mẹ thoát khỏi tình trạng đau đớn do những cơn co tử cung kéo dài. Mẹ bầu nên uống nước tía tô khi nhận ra dấu hiệu chuyển dạ. Cách nấu nước vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần đun sôi nước rồi cho tía tô đã rửa sạch vào đun tiếp trong khoảng 5 phút.
- Nước Hoa Hướng Dương: Nghe có vẻ khá lạ lẫm, nhưng loại nước này có tác dụng tương tự như nước tía tô đấy mẹ ạ. Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ hãy nấu nước hoa hướng dương khô và uống khi còn ấm. Những cơn đau chuyển dạ sẽ giảm đi đáng kể đấy mẹ ạ.
NHỮNG THỰC PHẨM MẸ BẦU KHÔNG NÊN ĂN TRONG 3 THÁNG CUỐI:
Ngoài những thực phẩm mẹ được khuyến khích bổ sung vào thực đơn hàng ngày kể trên, mẹ cũng cần nhớ kỹ danh sách những thực phẩm không nên ăn hoặc cần hạn chế trong tam cá nguyệt cuối cùng này. Mẹ nên tránh hoặc hạn chế những thực phẩm như:
– Các chất kích thích như café, trà, bia, rượu.
– Mẹ nên hạn chế ăn đồ ngọt như nước ngọt, bánh kẹo và các món ăn được chế biến nhiều đường. Việc này dễ làm mẹ tăng cân “vù vù” dẫn đến tình trạng béo phì sau sinh. Quan trọng nhất, mẹ nên tránh dùng đồ ngọt vì dễ gây tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.
– Mẹ cần hạn chế ăn nhiều quá nhiều tinh bột và chất béo, nhất là chất béo động vật. Việc này cũng làm tăng cân nhanh và không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
– Mẹ không nên ăn mặn vì việc này dễ gây phù, cao huyết áp, gây nguy cơ sản giật không tốt cho cả hai mẹ con.
– Giữ an toàn vệ sinh thực phẩm là việc làm quan trọng trong suốt thai kỳ, kể cả 3 tháng cuối. Vì thế, mẹ nên hạn chế ăn ở những quán vỉa hè, không đảm bảo an toàn, dễ gây các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…
– Khi muốn bổ sung bất cứ loại thuốc bổ hay vitamin, khoáng chất nào, mẹ cần xin ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng tùy tiện.
Hoàng Quyên
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi mà còn giúp an thai và mang đến một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc chọn lựa thực phẩm bổ sung vào cơ thể không hề dễ dàng bởi không phải thực phẩm nào cũng tốt cho cơ thể.
Thực đơn cho phụ nữ sau sinh cần đảm bảo cung cấp thêm năng lượng giúp các mẹ khỏe mạnh và lợi sữa để cho con bú. Để đảm bảo các yếu tố trên, các mẹ sau sinh cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Mang thai 3 tháng đầu cơ thể của mẹ bầu sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi từ sinh lý, nội tiết tố và thể trạng kèm theo đó là những cơn ốm nghén khiến mẹ bầu khó chịu, không thể ăn uống. Vậy mẹ bầu cần ăn uống những gì để đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt.
Rau xanh và trái cây luôn được coi là loại thực phẩm lành tính và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì cần phải lưu ý tới một số loại rau, quả không được sử dụng nhiều trong thời gian thai kì. Bởi nếu không sẽ dễ dẫn tới các tình trạng xuất huyết trong, động thai và nặng nhất là sảy thai.
Để tránh nguy cơ sinh non, co bóp tử cung, sảy thai, các thai phụ cần lưu ý không nên ăn những loại rau quả dưới đây.
Chè hạt sen đậu xanh là một món chè được mọi người ưa thích và nhiều người biết đến. Hạt sen và đậu xanh là hai nguyên liệu được mọi người sử dụng rất nhiều để nấu chè vì nó rất mát và bổ dưỡng. Đậu xanh có thể trị nhiều bệnh cho cả trẻ em và người lớn, giúp da dẻ hồng hào, thanh nhiệt tốt. Hạt sen giúp an thần, ngủ ngon, trị đau đầu, thiếu máu Sự kết hợp của hai loại thực phẩm trong cách nấu chè hạt sen đậu xanh giúp cho món chè có tác dụng bồi bổ, thanh nhiệt các bạn nhé. Hôm nay Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu chè hạt sen đậu xanh thanh nhiệt, giải độc này nhé.
Nhiều người quan niệm rằng, muốn bồi bổ sức khỏe thì phải tìm đến những thực phẩm khan hiếm, đắt đỏ, hoặc những vị thuốc đặc biệt, điều này không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi những thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể có những tác dụng tốt không kém gì thuốc quý, hãy thử tham khảo phân tích sau đây của chuyên gia.
Phụ nữ sau sinh mổ ăn được trái cây gì để vết mổ nhanh lành nhưng vẫn phải đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú là điều mà nhiều chị em đắn đo suy nghĩ. Sau khi sinh mổ, các mẹ bầu thường dễ bị suy kiệt và mất sức. Do đó, việc ăn uống đầy đủ để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhanh phục hồi và giúp vết thương mau lành là việc vô cùng cần thiết.
Trong thời gian mang thai, nhiều chị em bị đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, hoặc thai kích ngược lên trên, hoặc thai sa thấp xuống dưới, hoặc âm đạo có thể ra ít dịch màu hồng nhạt hoặc ra vài giọt máu thì gọi là động thai, Đông y gọi bào trở...
Nguyên nhân có thể là sự bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai, mẹ bị sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết, các bệnh về tử cung...
Khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngay, nếu không hết các triệu chứng phải đi khám thai để được chẩn đoán và điều trị. Chị em nên ăn những món cháo, canh thuốc bổ thận, an thai để tăng cường sức khỏe, khí huyết sung mãn.