Sỏi thận là một trong những căn bệnh đường tiểu - sinh dục khá phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các vấn đề như sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì lúc này trở nên rất quan trọng. Chia sẻ sau đây về Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận của Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn nhé!
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO VỚI BỆNH SỎI THẬN ?
Hàng ngày, thức ăn khi vào đường tiêu hóa sẽ được chuyển thành các acid amin, acid béo, vitamin, khoáng chất… để cung cấp năng lượng duy trì các hoạt động thể chất và phát triển cơ thể. Chất thải dư thừa trong máu sau đó sẽ được vận chuyển tới thận, để thanh lọc và bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nước tiểu bị cô đặc kèm theo sự gia tăng nồng độ các chất cặn bã đã tạo điều kiện để chúng kết tinh và hình thành viên sỏi thận. Do đó, Chế độ ăn uống ngày có tác động rất lớn đến nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu, có thể làm thúc đẩy hoặc ức chế nguy cơ sỏi thận.
NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ SỎI THẬN
Sỏi thận là tình trạng chất khoáng trong nước tiểu bị lắng đọng và hình thành các tinh thể dạng rắn ở thận, bàng quang hoặc niệu quản. Đây là bệnh lý đường tiểu rất phổ biến hiện nay.
Thông thường, các viên sỏi nhỏ có thể được đưa ra ngoài cơ thể thông qua cơ chế đi tiểu hàng ngày. Tuy nhiên, nếu sỏi thận có kích thước lớn sẽ không thể đưa ra ngoài cơ thể theo cách này và các viên sỏi có thể di chuyển trong thận, bàng quang, niệu quản gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt là làm tổn thương thận và gây tắc đường tiểu.
Sự hình thành sỏi thận có liên quan trực tiếp tới vấn đề rối loạn chuyển hóa khoáng chất trong cơ thể. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống để hạn chế việc hình thành sỏi là rất quan trọng.
Để tìm hiểu bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cần hiểu rõ nguyên tắc dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh sỏi thận.
Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận cần đảm bảo những yếu tố sau:
+ Cân bằng dinh dưỡng, không để người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới suy nhược cơ thể.
+ Người bị sỏi thận chỉ nên ăn khoảng 200gr protein mỗi ngày.
+ Chế độ ăn ít muối, tối đa 3gr muối/ngày.
+ Bổ sung đủ nước cho cơ thể.
+ Tập trung vào các thực phẩm giàu vitamin và canxi.
BỆNH SỎI THẬN NÊN ĂN GÌ ?
Việc bổ sung những thực phẩm hữu ích cho bệnh nhân sỏi thận vào khẩu phần ăn hàng ngày rất cần thiết. Điều này vừa giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, vừa hỗ trợ hòa tan, ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả.
Một sai lầm lớn đối với nhiều bệnh nhân sỏi thận là kiêng canxi trong khẩu phần ăn vì cho rằng khoáng chất này là nguyên nhân hình thành các tinh thể khoáng trong thận.
Tuy nhiên, việc hình thành sỏi thận do rất nhiều nguyên nhân gây ra và không phải do người bệnh ăn nhiều canxi. Chính việc kiêng tuyệt đối các thực phẩm chứa canxi khiến người bệnh bị mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể tăng hấp thụ oxalate khiến khả năng hình thành sỏi thận cao hơn.
Do đó, người bệnh cần bổ sung canxi vào thực đơn hàng ngày bằng cách tăng cường các thực phẩm như: Sữa, sữa chua, phô mai, các loại hạt…
Vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hấp thụ và tổng hợp canxi cho cơ thể. Theo đó, vitamin D sẽ giúp cơ thể chuyển hóa canxi tốt hơn, giúp xương khớp chắc khỏe và đặc biệt làm giảm lượng oxalate trong nước tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
Các thực phẩm giàu vitamin D cần được bổ sung trong thực đơn hàng ngày là: Cá biển, lòng đỏ trứng gà, sữa…
Vitamin A có vai trò giảm hiện tượng kết tủa của gốc oxalate, từ đó có thể ngăn ngừa sự lắng đọng khoáng chất dẫn tới hình thành các tinh thể khoáng trong niệu quản, thận.
Ngoài ra, vitamin A còn có khả năng điều hòa nước tiểu thải ra ngoài cơ thể, nhờ đó giúp bào mòn hoặc hòa tan sỏi thận tốt hơn. Các thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: rau diếp cá, ớt chuông, khoai lang, cà rốt hoặc các loại trái cây có màu đỏ…
Các trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C và đặc biệt chứa một lượng lớn hoạt chất citrate. Đây là hoạt chất giúp hòa tan một số thành phần hình thành sỏi thận, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
Vì thế, trong thực đơn dành cho người bị sỏi thận không thể bỏ qua các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh…
Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau xanh và ngũ cốc nguyên cám. Dưỡng chất này rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa thức ăn, tốt cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Do đó, đây là nhóm dưỡng chất rất cần thiết giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ là: Bông cải xanh, bắp cải, ớt chuông, cần tây, atiso…
Nước được ví như thần dược chữa sỏi thận. Mỗi ngày uống từ 2 đến 2,5 lít nước giúp hòa tan khoáng chất, chất cặn bã tích tụ trong hệ bài tiết và đào thải ra ngoài thông qua cơ chế đi tiểu.
Việc uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận và dễ dàng bào mòn, tiêu biến những viên sỏi có kích thước nhỏ. Uống nhiều nước giúp chức năng thận hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa bệnh lý thận rất hiệu quả.
Một Số Thức Uống Tốt Cho Người Bị Sỏi Thận
Không chỉ uống nước lọc, một số thức uống dưới đây cũng là gợi ý rất tốt cho người bệnh hạn chế nguy cơ sỏi thận:
+ Các loại trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà húng quế có tác dụng thanh lọc cơ thể và hỗ trợ việc đào thải độc tố ra ngoài cơ thể rất hiệu quả.
+ Rượu táo hoặc nước ép táo: Có chứa hàm lượng axit citric rất cao có khả năng hòa tan sỏi thận trong cơ thể rất tốt.
+ Nước ép dứa: Chứa nhiều vitamin C tốt cho hệ miễn dịch và tăng cường khả năng hòa tan sỏi thận.
+ Nước ép lựu: Đây là nước uống có tác dụng giảm lượng axit trong nước tiểu và tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể.
NGƯỜI BỊ SỎI THẬN KIÊNG ĂN GÌ ?
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận cần tránh những thực phẩm sau đây nếu không muốn bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.
- Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.
- Hạn chế muối trong thực đơn: Chế độ ăn mặn, nhiều muối là nguyên nhân hàng đầu hình thành các gốc oxalate trong cơ thể và tạo ra sỏi thận. Ngoài ra, muối còn gây áp lực rất lớn cho quá trình thanh thải độc tố trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận.
Hiện nay, chế độ ăn nhạt, ít muối là chế độ ăn uống lành mạnh, được nhiều người áp dụng để có một sức khỏe tốt. Đối với bệnh nhân bị sỏi thận, việc hạn chế ăn muối là rất quan trọng.
- Hạn chế đường và đồ ngọt: Đường và các loại đồ ngọt có chứa hàm lượng fructose và sucrose rất cao. Các loại đường này làm tăng nguy cơ gây sỏi thận và có thể khiến người bệnh tăng nguy cơ bị tiểu đường.
- Hạn chế đạm trong thực đơn: Đối với người bị sỏi thận, việc hạn chế đạm trong thực đơn hàng ngày rất cần thiết. Đạm có khả năng tích tụ axit uric trong máu và khiến tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại thận. Vì thế, người bệnh cần tránh các loại thịt đỏ và các loại rau củ quả giàu chất đạm. Mỗi ngày chỉ nên bổ sung không quá 200gr protein cho cơ thể.
- Bệnh sỏi thận tránh thực phẩm chứa nhiều kali: Các thực phẩm chứa nhiều kali là: Chuối, khoai tây, bơ… khiến lượng kali trong máu tăng rất cao gây nên áp lực lớn cho thận. Do đó, các thực phẩm này làm giảm khả năng đào thải của thận dẫn tới việc hình thành sỏi và ngăn ngừa đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.
- Hạn chế các loại thức ăn nhanh và thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các loại thức ăn nhanh và những đồ nhiều dầu mỡ như thực phẩm chiên xào có thể làm giảm sức đề kháng cho cơ thể, tăng lượng muối dung nạp và ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận cũng như sức khỏe tổng thể.
Do đó, người bị sỏi thận cần tránh sử dụng các loại thịt xông khói, các loại thực phẩm đóng hộp, xúc xích hoặc thịt viên… Nên ưu tiên cách chế biến như luộc, hấp thay vì chiên, xào món ăn.
- Không nên tự ý bổ sung các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả điều trị bệnh sỏi thận. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những lưu ý về dinh dưỡng đã nêu trong bài viết để trị dứt điểm bệnh, tránh để sỏi thận kéo dài, tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.
Hoàng Quyên
Viêm gan là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Bệnh viêm gan có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, rượu bia, thuốc lá,...
Bác sĩ Nguyễn Thành Phú có chuyên môn cao về thăm khám và điều trị các vấn đề bệnh lý liên quan đến Thận, hô hấp và tim mạch.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huấn có chuyên môn cao trong việc thăm khám và điều trị các vấn đề bệnh lý liên quan đến Thận như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, thận hư …
Bác sĩ Lê Ngọc Trân có kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh lý về thận và thận nhân tạo như thận tiểu đường, suy thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng tiểu, khám phù…
Thận đa nang hay còn gọi bệnh thận nang là loại bệnh lý di truyền chủ yếu do tình trạng rối loạn gen gây ra. Bệnh có thể kết hợp đa nang ở gan và biến chứng dẫn đến suy thận nghiêm trọng. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu về bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện nay.
Viêm gan B là tình trạng nhiễm gan bị nhiễm virus viêm gan B (HBV). Các nghiên cứu lâm sàng đã ghi nhận, rất nhiều bệnh nhân ung thư gan có lịch sử xuất phát từ viêm gan B cấp tính chuyển sang mãn tính, sau đó chuyển sang xơ gan và cuối cùng là đến giai đoạn ung thư gan, điều đó có thể thấy viêm gan B liên quan chặt chẽ với ung thư.
Ung thư biểu mô tế bào cơ bản – Basal cell carcinoma (BCC) là một loại ung thư da bắt đầu trong các tế bào đáy. Các tế bào cơ bản bình thường xếp lớp biểu bì. Chúng là những tế bào da thay thế tế bào cũ bằng những tế bào mới. Ung thư của các tế bào cơ bản dẫn đến các khối u xuất hiện trên bề mặt da. Những khối u này thường trông giống như vết loét, tăng trưởng, vết sưng, vết sẹo hoặc các mảng màu đỏ.
Hiện nay trên thị trường, thuốc hay thực phẩm chức năng giải độc gan, bổ gan được bày bán rộng khắp với lời quảng cáo có nhiều công dụng thần kỳ, như: giúp phòng và cải thiện các bệnh về gan; trị mụn nhọt; giảm mệt mỏi... Do vậy, nhiều người tự ý mua thuốc bổ gan về sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ mà không biết rằng cách làm như vậy sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các Công dụng của thuốc giải độc gan, những quan niệm sai lầm khi sử dụng thuốc giải độc gan, và cách sử dụng thuốc giải độc gan sao cho đúng nhất .
Theo Y học cổ truyền, cây thuốc an xoa có vị cay, không đắng như các vị thuốc khác, có mùi thơm nhẹ rất giống vị trà và được quy vào kinh Can. Nhờ đó, cây thuốc này cực kỳ tốt cho gan.