Sữa mẹ được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Ngoài ra trong sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng cần thiết để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.
Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn các mẹ cách bảo quản sữa cho con đúng cách nhất, có thể dùng được lâu dài, mà không làm mất đi thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ.
1. Sữa Mẹ Vắt Ra Có Thể Bảo Quản Ở Nhiệt Độ Phòng Từ 6-8 Tiếng
Nếu gia đình nào không có tủ lạnh hoặc muốn cho con uống sữa ngay thì có thể bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng bình thường. Khi nhiệt độ phòng ở mức 26 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được trong vòng 6-8 tiếng mà không sợ bị mất chất dinh dưỡng. Còn nhiệt độ phòng cao hơn 26 độ C, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh hơn, chính vì vậy sữa mẹ chỉ bảo quản được 3-4 tiếng.
2. Sữa Mẹ Vắt Ra Để Được Ít Nhất 72 Tiếng Trong Tủ Lạnh
Nếu muốn bảo quản sữa được lâu hơn, thì tủ lạnh sẽ là nơi lý tưởng nhất cho bạn. Với sữa mẹ mới được vắt ra có thể bảo quản được ít nhất 72 tiếng đồng hồ. Cách bảo quản tốt nhất là để sữa mẹ vắt ra trên ngăn đá, nơi lạnh nhất của tủ lạnh. Không được để sữa mẹ ở cánh tủ lạnh vì đó là nơi ít lạnh nhất.
3. Sữa Mẹ Vắt Ra Để Được 3 Tháng Trong Tủ Đông Đá
Sữa mẹ vắt ra có thể để được 3 tháng ở ngăn đông đá có cánh cửa riêng với ngăn lạnh (tương đương -18 độ C), để được 2 tuần trong ngăn đông đá không có cánh cửa riêng với ngăn lạnh (tương đương -15 độ C), để được 6-12 tháng trong ngăn đông đá của tủ lạnh có công nghệ không đóng tuyết (tương đương -20 độ C).
Trong quá trình bảo quản sữa trong ngăn đông đá của tủ lạnh, quá trình này có thể làm mất đi một lượng các tế bào bạch cầu cũng như hàm lượng vitamin C trong sữa mẹ, thế nhưng lượng protein, chất béo, các enzim, đường lactose và hầu hết các vitamin và chất kháng thể, chất chống viêm khác hầu như vẫn được đảm bảo.
4. Sữa Mẹ Vừa Mới Vắt Ra Có Thể Thêm Vào Sữa Mẹ Đã Vắt Ra Từ Trước
Có thể cho sữa mới và sữa cũ để bảo quản cùng nhau, thế nhưng điều này không được khuyến khích, bởi khi cho sữa mới vắt đang còn ấm vào sữa cũ sẽ làm cho các vi khuẩn trong sữa cũ đang bị tủ lạnh vô hiệu hóa bỗng “tỉnh” lại có thể làm hỏng hết phần sữa đó của bạn. Nếu bắt buộc mẹ vẫn cần phải cho chung vào một hộp để bảo quản, thì tốt nhất nên cho sữa mới vắt vào tủ lạnh để làm lạnh, rồi với cho lại vào hộp sữa cũ trước đó.
5. Một Số Sữa Mẹ Vắt Ra Để Tủ Lạnh Có... Mùi
Có nhiều trường hợp sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh, khi lấy ra sử dụng thường có những mùi lạ như mùi tanh, mùi kim loại, thậm chí mùi xà phòng làm nhiều mẹ nghĩ sữa này đã hỏng và đem ném bỏ chúng. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy, sữa mẹ có mùi lạ đó là do tác động của enzim lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh. Trong trường hợp này, các mẹ cũng không cần quá lo lắng hoặc ném bỏ những bịch sữa này, bởi nó vẫn còn có thể dùng được mà không có vấn đề gì.
Để khắc phục tình trạng sữa có mùi khi bảo quản các mẹ có thể làm như sau: hâm nóng sữa mẹ vắt ra đến 72 độ C trong vòng 2 phút ngay sau khi vắt (trước khi để tủ lạnh) để ngăn chặn sự hoạt động của enzim lipase. Tiếp theo, nhanh chóng làm lạnh sữa mẹ vắt ra bằng cách đặt vật đựng sữa trong một bát nước đá. Sau đó, sữa mẹ vắt ra có thể được bảo quản trong tủ lạnh như bình thường. Lưu ý là cách làm này có thể làm một số chất miễn dịch trong sữa mẹ bị giảm sút hoặc tiêu diệt nhưng vẫn tốt hơn so với việc phải bỏ sữa đi hoàn toàn.
6. Không Nên Hâm Nóng Sữa Mẹ Vắt Ra Bằng Lò Vi Sóng
Hâm sữa trong lò vi sóng sẽ làm cho sữa nóng không đồng đều, ngoài ra còn làm mất đi đáng kể đặc tính chống viêm, miễn dịch ở sữa. Vậy nên, cách hâm nóng đúng cách nhất là bạn nên ngâm sữa vào một bát nước ấm hoặc để túi sữa trực tiếp dưới vòi nước ấm đang chảy.
7. Không Dùng Lại Sữa Mẹ Vắt Ra Mà Bé Uống Thừa
Khi trẻ uống không hết sữa, nhiều mẹ thấy còn thừa nhiều và giữ lại bảo quản cho lần uống tiếp theo của các con. Thế nhưng bạn có biết, điều này vô cùng có hại cho trẻ, bởi khi trẻ sử dụng sữa, một lượng lớn vi khuẩn từ miệng bé đã phát triển trong sữa, không tốt để bảo quản cho lần tiếp theo.
8. Không Nhất Thiết Phải Làm Ấm Sữa Mẹ Vắt Ra
Một số bé có thể uống sữa mẹ vắt ra ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ mát hoặc nhiệt độ ấm. Điều này phụ thuộc vào sở thích của từng bé, mẹ không nhất thiết phải hâm sữa thật ấm nóng trước khi cho bé uống.
9. Sữa Mẹ Vắt Ra Có Thể Đựng Trong Bình Nhựa, Thủy Tinh Hoặc Túi Nhựa Chuyên Dụng
Bình thủy tinh, bình nhựa chất liệu tốt hay túi nhựa đựng sữa chuyên dụng đều là những dụng cụ mà mẹ có thể thoải mái đựng sữa để bảo quản cho con.
Lưu ý:
Sau khi vắt sữa ra bạn hãy lập tức cho sữa vào bình hoặc túi bảo quản đã được khử trùng và đóng nắp kín (nếu cầu kỳ hơn bạn có thể rút chân không như vậy sữa sẽ được bảo quản tốt hơn nữa). Ghi lại ngày, giờ “xuất xưởng” sản phẩm ra một mẩu giấy và dán lên túi (bình) sữa.
Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn để bảo quản và sử dụng sữa cho bé một cách an toàn và hiệu quả nhất !
Mrs Hoàng Quyên
Sâu chít là một trong những loại thuốc bổ của Đông y giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Ngoài việc được người dân thu hái về làm thức ăn, nó còn là một loại thực phẩm giàu giá trị điều trị bệnh, đặc biệt là phục hồi sức khỏe sau khi bệnh. Rượu sâu chít có mùi thơm đặc trưng, rất ngon và bổ dưỡng.
Nha đam là loại cây phổ biến, được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhờ khả năng làm đẹp, nguyên liệu nấu ăn và lợi ích như một vị thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, nha đam ngâm rượu mang lại hiệu quả dưỡng ra và tăng tuần hoàn máu rất cao.
Hà thủ ô là thảo dược quý và quen thuộc được nhiều người nhắc đến, sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh. Bên cạnh đó hà thủ ô còn dùng để ngâm rượu để bồi bổ cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh và giúp làm chậm lão hóa, trẻ hóa làn da cho chị em.
Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý hiếm sở hữu nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Ngoài việc sắc uống thì sâm đương quy còn có thể ngâm rượu. Sử dụng rượu ngâm sâm đương quy mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bổ huyết, trẻ lâu …
Người ta đã sử dụng củ gừng trong nhiều thế kỷ qua để chữa nhiều bệnh như đau bụng, làm đẹp da, giữ dáng… Bên cạnh đó, việc ngâm rượu gừng còn mang tới cho người dùng rất nhiều công dụng khác về sức khỏe cho phái nữ.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Sơn móng tay là thói quen làm đẹp phổ biến của chị em phụ nữ và vì vậy tẩy sơn móng tay cũng trở thành một trong những việc không thể thiếu trong quy trình này. Ngoài acetone, sử dụng các nguyên liệu quen thuộc có sẵn trong nhà cũng là cách tẩy sơn móng tay an toàn và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để “chữa cháy” trong những trường hợp cần thiết.
Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều mong muốn sở hữu làn da mịn màng, sạch sẽ, khỏe mạnh và không có chiếc lông xấu xí phải không nào ? Những chiếc lông trên da vừa thiếu thẩm mỹ vừa khiến bạn tự ti vì thế bạn thường nghĩ ngay tới chiếc dao cạo để loại bỏ chúng ngay lập tức. Nhưng đây là cách làm không tốt cho làn da của chúng ta, dùng dao cạo có thể gây tổn thương và để lại sẹo trên da. Vì thế ngày càng nhiều người sử dụng phương pháp waxing hay còn gọi wax lông với những công thức wax lông tại nhà vừa mang tới hiệu quả triệt lông tốt mà còn đảm bảo độ an toàn cho làn da của bạn đó.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Quyết định để tóc cụp có nghĩa là bạn phải dành thời gian đầu tư chăm sóc cho mái tóc của mình hơn hẳn so với những loại tóc bình thường. Chỉ cần lơ là một chút là mái tóc sẽ xơ rối, lòa xòa nhìn mất thẩm mỹ.