Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý hiếm sở hữu nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Ngoài việc sắc uống thì sâm đương quy còn có thể ngâm rượu. Sử dụng rượu ngâm sâm đương quy mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bổ huyết, trẻ lâu …
Vậy đương quy là gì? Tác dụng của rượu đương quy như thế nào ? Cách ngâm rượu đương quy ra sao ? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của | thuocthang.com.vn nhé.
1. Đương quy là gì ?
Cây đương quy còn được gọi là bạch chỉ Trung Quốc là một loại cây cỏ thơm, sống lâu năm, cao khoảng 0,4 –1 m. cao. Nó phát triển mạnh ở độ cao rất lớn trong điều kiện lạnh và ẩm ướt do các ngọn núi của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cung cấp. Đương quy là một loại cây có mùi thơm lâu năm liên quan đến cần tây. Cây yêu cầu một loại đất màu mỡ ẩm sâu để phát triển tốt hơn.
Cây đương quy có hình trụ, phân nhánh nhiều, rễ con nhiều, mọng nước, mùi thơm nồng. Thân cây có màu sáng và màu tía, với các đường vân tuyến tính, sáng. Các lá phía dưới lớn và có hình tam giác, mỗi lá lại chia thành hai hoặc ba lá nhỏ. Các lá phía trên nhỏ hơn có hình lông chim, nghĩa là các lá nhỏ xếp thành hàng đối nhau dọc theo cuống lá. Các lá của sâm tố nữ giống như lá của cà rốt, cần tây hoặc mùi tây và nổi lên từ các bẹ giãn ra bao quanh một thân cây màu hơi xanh có phân nhánh ở phía trên. Hoa có mùi thơm như mật ong, màu trắng lục, mọc thành cụm lớn hình chóp phẳng. Quả hình ellipsoid hoặc hình cầu dưới, 4–6 × 3–4 mm; gân lưng hình sợi, nổi rõ, gân bên rộng, cánh mỏng, cánh rộng bằng hoặc rộng hơn thân.
Rễ nhánh dày màu nâu của nó được dùng để làm thuốc. Khi cây đã trưởng thành sau 3 năm, rễ của nó sẽ được thu hoạch để sản xuất thuốc ở dạng bột, viên nang hoặc viên nén.
Rễ có phần hình trụ, 3-5 hay nhiều nhánh ở phần dưới, dài 15-25 cm. Bên ngoài chúng có màu nâu vàng đến nâu, nhăn dọc và có hình lông chim ngang. Gốc rễ có đường kính 1,5-4 cm, hình khuyên, đỉnh tù, để lộ thân và bẹ lá có màu tím hoặc xanh hơi vàng; rễ chính sần sùi trên bề mặt, rễ phân nhánh đường kính 0,3-1,0 cm, phần trên dày và phần dưới mỏng, phần lớn xoắn, có một ít sẹo ở rễ con. Kết cấu mềm dẻo, đứt gãy màu trắng vàng hoặc nâu vàng, biểu bì dày, lộ ra một số khe hở và nhiều hốc tiết đốm nâu; gỗ có màu nhạt hơn vỏ cây, vành khuyên màu vàng nâu.
2. Tác dụng đương quy
+ Cải thiện tâm trạng thay đổi bất thường và trầm cảm
+ Giúp kích thích tình dục
+ Chấm dứt những cơn đau bụng kinh
+ Tăng sức khỏe làn da
+ Giải độc cơ thể
+ Cải thiện lo lắng và căng thẳng
+ Sức khỏe tim mạch
+ Khả năng chống oxy hóa
3. Công dụng rượu đương quy
Đương quy được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Trước khi biết ngâm rượu đương quy, loại được liệu này đã có nhiều ứng dụng rộng rãi trong Y học.
Sâm đương quy khi sử dụng để ngâm rượu cũng đều phát huy tốt các tác dụng, đặc biệt các bệnh thường gặp ở phụ nữ. Cụ thể:
+ Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, thiếu máu
+ Hỗ trợ điều trị đau bụng sau khi sinh con
+ Hỗ trợ điều trị táo bón rất hiệu quả
+ Cải thiện các trường hợp đau bụng kinh, bế kinh, kinh nguyệt ít và rối loạn kinh nguyệt.
+ Ngăn ngừa và hỗ trợ chứng chảy máu tử cung
+ Đạt hiệu quả cao trong điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp
+ Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa
4. Cách ngâm rượu với đương quy
4.1 Cách ngâm đương quy tươi
Nguyên liệu để ngâm rượu đương quy:
+ 0.5kg sâm đương quy tươi
+ 0.5kg sâm đương quy khô
+ 4-12l rượu ngon từ 40 đến 45 độ
+ Bình thủy tinh
Chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu kể trên là có thể tiến hành ngâm rượu. Đương quy nên chọn những củ mới khai thác, củ đẹp không có dấu hiệu của sâu hỏng. Phải chọn sâm già, cây ít nhất hơn 4 năm tuổi. Kích thước khoảng 10 củ/1kg là tốt nhất. Củ sâm càng to, nhiều rễ ngâm rượu đương quy vừa đẹp vừa giá trị.
Cách ngâm:
Bước 1. Đương quy rửa qua nhiều lần với nước để sạch hết đất và các bụi bẩn.
Bước 2. Sâm đương quy khi đã ráo nước nên đặt ở bên ngoài trời nắng dịu khoảng 1-2 tiếng. Quá trình này giúp loại bỏ mùi hăng của đất, khi ngâm rượu sẽ thơm hơn.
Bước 3. Xếp đương quy vào bình đổ rượu ngập hết phần đương quy thì đậy lắp thật chật và bảo quản cần thận.
Ngâm rượu đương quy phải ngâm ít nhất 6 tháng mới có thể đem ra sử dụng. Rượu ngâm càng lâu sẽ càng đầm và ngon.
4.2 Cách ngâm rượu đương quy khô
+ 0.5kg đương quy khô.
+ 12l rượu trắng nguyên chất có nồng độ khoảng 40°- 45°.
+ Bình thủy tinh ngâm rượu.
Bước 1. Đương quy khô khi mua về cũng rửa sach, để ráo và phơi thật khô trước khi ngâm rượu.
Bước 2. Xếp đương quy vào bình theo tỷ lệ 0.5kg củ khô dùng 12 lít rượu trắng rồi đậy nắp thật chặt. Bảo quản ở nhiệt độ phòng là tốt nhất.
Sâm đương quy khô ngâm rượu không đẹp bằng đương quy tươi nhưng bù lại sẽ thơm hơn và chỉ cần chờ 3 tháng là có thể sử dụng được.
Rượu đương quy tốt cho cả nam và nữ giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe.
5. Cách sử dụng rượu đương quy
Ngoài cách ngâm rượu đương quy đúng kỹ thuật thì việc sử dụng đúng cách cũng rất quan trọng. Rượu sâm đương quy có thể sử dụng mỗi ngày nhưng cần lưu ý những điều sau:
+ Không sử dụng quá 50ml/ngày, không uống khi đói
+ Tốt nhất nên sử dụng trong bữa ăn, chia thành các lần nhỏ uống trong ngày
Sử dụng đúng cách là biện pháp tốt nhất để tận dụng được những công dụng của rượu đương quy mang lại.
Trên đây là một số thông tin về sâm đương quy cũng như cách ngâm rượu đương quy, hy vọng rằng những thông tin trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về đương quy và rượu ngâm đương quy nhé.
Danh Trường
Sao biển còn được mệnh danh là “nữ hoàng đáy biển”. Sao biển được biết đến rất nhiều công dụng, nhất là khi ngâm với rượu vừa giúp tăng cường sinh lý cả nam và nữ lại trẻ hóa làn da thêm mịn màng.
Rượu đòng đòng là một trong những đặc sản, món quà quý của miền quê Bắc Bộ. loại rượu này được rất nhiều cánh mày râu săn tìm để thưởng thức vì độ ngon và an toàn lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ốc kèn là loại ốc vô cùng quý hiếm và từ lâu ốc kèn đã được coi là món ngon đặc biệt trong những đặc sản biển bởi thịt của nó giòn, ngon và bổ dưỡng. Vì vậy hiện nay rất nhiều người sử dụng ốc kèn để ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe.
Ngải cứu khá quen thuộc với người dân Việt Nam và từ xưa ông cha ta đã dùng thảo dược này để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Và hiện nay sử dụng rượu ngâm ngải cứu để chữa bệnh đang được truyền tai nhau rất nhiều.
Mối chúa loài vật này tưởng chừng như vô dụng, không có tác dụng gì, nhưng thực tế nó loại thực phẩm quý được ví như đông trùng hả thảo dưới lòng đất. Mối chúa trong Đông y có rất nhiều tác dụng như bổ thận tráng dương, chống xuất tinh sớm, giảm đau nhức xương khớp,…
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Bản thân trái cây tươi đã mang nhiều chất dinh dưỡng có lợi và thường dùng để làm món tráng miệng hàng ngày. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ đến cách làm rượu trái cây chưa? Đây là một trong những cách chế biến rượu vừa thơm ngon, vừa an toàn lại tốt cho sức khỏe đang được rất nhiều gia đình áp dụng.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Rượu nho luôn là loại đồ uống được nhiều người yêu thích và để ngâm ủ được rượu nho có mùi thơm đặc trưng, hương vị nồng nàn, mà phải có màu đỏ đẹp thì không phải ai cũng làm được. Cách làm ngâm ủ rượu nho không mấy phức tạp nhưng đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ và thời gian ủ lâu dài, nếu khoảng thời gian bạn ủ càng lâu rượu sẽ càng ngon và hấp dẫn hơn.