Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ. Với trẻ mắc bệnh, những tổn thương ở niêm mạc miệng có thể khiến bé đau đớn. Chính vì vậy mà các bé thường ăn kém. Để giúp bé nhanh phục hồi, mẹ có thể chế biến các món ăn bổ dưỡng tốt cho trẻ bị tay chân miệng sau đây.
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ. Với trẻ mắc bệnh, những tổn thương ở niêm mạc miệng có thể khiến bé đau đớn. Chính vì vậy mà các bé thường ăn kém. Để giúp bé nhanh phục hồi, mẹ có thể chế biến các món ăn bổ dưỡng tốt cho trẻ bị tay chân miệng sau đây.
1. Trứng
Đau họng, loét họng là lý do mà nhiều em bé khi mắc bệnh trở nên biếng ăn.
Chất dinh dưỡng trong trứng như protein, sắt, vitamin và khoáng chất có thể giúp cơ thể trẻ và người trưởng thành khỏe hơn, tăng cường sức đề kháng chống trọi với virus.
Cách sử dụng tốt nhất: Canh trứng cho bé hoặc trứng hấp kiểu nhật mềm và rất dễ ăn.
2. Nước Dừa
Vấn đề khi trẻ bị tay chân miệng là phải làm sao cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể phục hồi dần dần, ngăn cơ thể mất nước.
Do vậy, giải pháp một cốc nước dừa mát lạnh có chứa chất điện giải chắc chắn là sẽ tối ưu.
Cách sử dụng tốt nhất: Uống dừa tươi, ướp lạnh, ngâm với dưa chuột, làm thạch.
3. Súp
Trẻ bị tay chân miệng có vết lở loét trong mồm. Song cũng đừng vì thế mà tước đi quyền được ăn ngon của trẻ.
Bên cạnh những thức uống bổ sung chất như sữa, lúa mạch… mẹ cũng vẫn có thể cho con ăn món súp – món ưa thích của con.
Cách sử dụng tốt nhất: Súp bí ngô, súp ngô, súp đậu…
4. Đu đủ
May mắn thay, Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho việc gieo trồng và phát triển cây đu đủ. Đây là loại hoa quả mềm, ngọt, dễ ăn và cung cấp rất nhiều vitamin.
Trẻ bị tay chân miệng ăn đu đủ có thể được tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và giảm căng thẳng.
Và một gợi ý nhỏ nữa, nếu người lớn hoặc trẻ bị tay chân miệng, nên nhớ tránh xa những đồ ăn cay nóng để chóng phục hồi nhé. Hãy tìm đến những món rau mát mẻ hơn, như sa lát đu đủ chẳng hạn.
Cách sử dụng tốt nhất: Có thể làm nước hoa hoa quả hoặc sinh tố cho bé.
5. Sữa chua Hy Lạp với mật ong
Từ xưa tới nay, mật ong luôn được người tiêu dùng đón nhận vì những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Trong đó, phải kể đến tính kháng khuẩn có thể giúp chữa lành những vết loét miệng khó chịu và các tổn thương khác trong khoang miệng.
Một ít sữa chua Hy Lạp kèm với mật ong sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như protein, canxi, kali, vitamin B9 và các loại vitamin khác.
Cách sử dụng tốt nhất: Ướp lạnh sữa chua kèm mật ong, trộn
6. Dưa hấu
Hoa quả không phải lúc nào cũng tốt, dù rằng nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin.
Trong trường hợp này, khi trẻ bị tay chân miệng, cam, kiwi hay cà chua có độ axit tự nhiên khá cao có thể gây đau đớn, thậm chí là làm vết thương trầm trọng hơn.
Đó la lý do vì sao, một miếng dưa hấu mới là lựa chọn tuyệt vời trong tình huống này.
Cách sử dụng tốt nhất: Ướp lạnh, sinh tố, kem, sa lát
7. Cháo
Một món ăn thuộc của người dân Việt và được sử dụng khá thường xuyên. Một bát cháo hành không chỉ ngon mà còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Có thể cho thêm một chút hành, hành khô hay các loại ăn kèm khác để tăng thêm vị ngon.
Cách sử dụng tốt nhất: Đập với trứng, ăn nóng
8. Đậu Phụ
Khi đã bị nhiệt, bị loét miệng, kẻ thù kinh khủng nhất chính là thức ăn quá cứng hoặc quá cay.
Đậu phụ là lựa chọn tối ưu với độ mềm, ngon ngọt. Đây là nguồn protein và carbon hydrat rất tốt cho cơ thể, giảm lượng cholesterol.
Cách sử dụng tốt nhất: Hấp với trứng và rau, sa lát, cho vào cháo
9. Kem
Đây rồi, món ăn yêu thích của rất nhiều người, nếu không muốn nói là tất cả mọi người.
Với đặc tính mát lạnh, ngon, một cây kem có thể khiến tinh thần tốt lên rất nhiều. Ngoài ra, đừng dại thử vị chocolate vì nó có thể kích thích nhiều vết loét trong khoang miệng gây đau đớn.
Cách sử dụng tốt nhất: Ăn lạnh, dầm ra bát…
10. Khoai Tây Nghiền
Không phải chiên, khoai tây nghiền mới là lựa chọn hợp lý trong thời điểm trẻ bị tay chân miệng.
Thứ nhất, nó rất dễ ăn. Thứ hai, khoai tây cung cấp nguồn vitamin C, B6, mangan, phốt pho, vitamin B1 và B2, tốt cho sức khỏe và đề kháng của cơ thể.
Cách sử dụng tốt nhất: Ăn kèm với bơ, sữa, thêm ít thịt gà…
NHƯNG LƯU Ý KHI NẤU ĂN CHO TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG
Khi chăm sóc con ốm, mẹ lưu ý thực đơn cần đảm bảo tăng cường chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa; chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày; uống nhiều canh rau để cung cấp đủ nước; tăng sức đề kháng hỗ trợ điều trị tay chân miệng bằng thực phẩm chứa nhiều vitamin C, A; hấp củ quả để vitamin không bị phân hủy nhiều như luộc; chọn lọc thực phẩm nghiền nát được cả vỏ.
Khi trẻ có các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa (phân lỏng hoặc có dây máu ngay trong thời gian ủ bệnh), nổi mẩn đỏ từng đám, sần lồi to (thường mọc ở môi dưới), sốt nhẹ. Thuốc nên dùng gồm siro hạ sốt, hồ nước tránh bội nhiễm từ các nốt mẩn và nghệ lành sẹo. Về chế độ ăn uống, mẹ nên chia bữa ăn làm nhiều lần trong ngày, nấu cháo loãng theo tỷ lệ 1 gạo 10 nước. Ngoài ra, bé có thể ăn các loại siêu thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng nhiều vượt trội so với những hoa quả thông thường.
Khác với cấp độ 1 chỉ tổn thương tại bề mặt ngoài của da, bệnh tay chân miệng cấp độ 2 sẽ gây viêm loét khoang miệng, mông, tay chân và vùng kín. Bé không thích ăn món đặc, cứng do bị loét trong miệng, lưỡi, họng; không chịu tu bình vì mút sẽ đau. Bởi vậy, thức ăn trong giai đoạn này nên hầm nhừ dưới dạng nước súp uống chia làm nhiều bữa. Bổ sung dinh dưỡng sinh tố trái cây như cấp độ 1. Ngoài ra, mẹ có thể cho con uống thêm các loại sữa hạt giàu dinh dưỡng, vitamin tăng cường hệ miễn dịch.
Nguyễn Ngọc
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Bữa sáng là một bữa ăn vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với những người gầy muốn tăng cân thì bữa sáng lại càng quan trọng. Quá trình ăn sáng đầy đủ sẽ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cũng chính là cách thúc đẩy quá trình tăng cân nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.