Theo nghiên cứu của WHO, tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh thoát vị đĩa đệm lên đến 30%. Ở Việt Nam, con số này vào khoảng 17% và chủ yếu tập trung ở nhóm người trên 60 tuổi. Số liệu này cho thấy đây là một trong những bệnh xương khớp thường gặp nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động và sinh hoạt của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí cấu tạo bình thường. Nếu vòng sợi bị rách hoặc mất khả năng chun giãn, nhân keo có thể bị dịch chuyển về phía sau hoặc sang hai bên, gây ra bệnh.
“Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp nguy hiểm vì bệnh có thể tiến triển rất nhanh và gây ra nhiều biến chứng như teo cơ, bại liệt, biến dạng khớp, tổn thương rễ thần kinh khiến người bệnh mất khả năng vận động ở các chi, chèn ép tủy, đại tiện mất tự chủ,… Do đó người bệnh cần tìm biện pháp giải quyết sớm và kịp thời, Bởi Bệnh nhân có thể bị biến chứng bại liệt nếu chậm trễ trong điều trị..
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Tùy vào vị trí đĩa đệm bị chèn ép mà các triệu chứng có thể khác nhau.
Biểu Hiện Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Lưng
+ Đau âm ỉ hoặc dữ dội từ vùng thắt lưng xuống đến hông, đùi, bàn chân. Hiện tượng này xảy ra do dây thần kinh tọa bị chèn ép. Người bệnh có thể cảm thấy cảm giác ngứa ran, tê bì bàn chân kèm theo.
+ Chức năng vận động suy giảm và rối loạn. Lúc này, sức mạnh của cơ chân, tay suy giảm nên hoạt động không còn linh hoạt như bình thường nữa. Những trường hợp bệnh nặng người bệnh còn có thể bị liệt chi. Dấu hiệu này có thể kèm theo hội chứng đuôi ngựa như bí đái, đại tiểu tiện mất kiểm soát,…
+ Cảm giác đau buốt ở vùng thắt lưng và thần kinh liên sườn khiến người bệnh bị tê rát, mất cảm giác ở vùng mông, chân, bàn chân, thậm chí có thể bị liệt chi.
+ Rối loạn dây thực vật với biểu đau buốt, tê rát ở gan bàn chân hoặc mu bàn chân, gan bàn chân rất lạnh.
Dấu Hiệu Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ
+ Lúc này, người bệnh thường cảm thấy các cơn đau buốt, tê, yếu cơ ở cổ, gáy, vai và cánh tay, bàn tay.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép lên dây thần kinh có thể gây rối loạn thần kinh thực vật với các dấu hiệu: Ù tai, chóng mặt, thị lực kém, mất thăng bằng, đau ở phần sau hốc mắt, tăng nhu động ruột, hạ huyết áp, đỏ mặt đột ngột, đau tức ngực, vã mồ hôi, khó nuốt do chèn ép thực quản…
+ Chức năng vận động rối loạn và suy giảm: Ban đầu người bệnh có thể cảm thấy bàn tay mất đi sự khéo léo, linh hoạt vốn có; thay đổi dáng đi, sau đó các biểu hiện liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân, rối loạn về phản xạ và cơ vòng, mất chủ động… có thể xuất hiện.
Ngoài ra, dù là thoát vị đĩa đệm cốt sống thắt lưng hay cổ thì người bệnh đều có thể gặp những dấu hiệu chung như:
+ Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
+ Căng cơ hoặc chuột rút ở chân tay.
+ Ngứa ran ở chân hoặc bàn chân.
+ Mất ngủ vào ban đêm do các cơn đau cấp và mãn tính.
+ Sốt, chóng mặt và giảm cân không rõ nguyên nhân.
+ Chức năng tình dục suy giảm.
“Tỷ lệ các ca mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường cao hơn thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chủ yếu vị trí thoát vị là L4 – L5 hoặc L5 – S1. Mặc dù bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh không nên lo lắng vì đã có rất nhiều người “chặn đứng” được bệnh chỉ sau vài tháng điều trị nhờ phát hiện bệnh sớm và kịp thời”
Hướng Khắc Phục Thoát Vị Đĩa Đệm
- Đối với điều trị bằng Tây y, người bệnh thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm như thuốc giảm đau (paracetamol, meloxicam…), thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen...), thuốc giãn cơ (myonal, decontractyl...), nhóm vitamin và omega 3...
- Trong trường hợp nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh nặng, gây teo cơ và đau dữ dội, người bệnh được chỉ định phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp như mổ hở hoặc mổ nội soi. Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân và triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định dùng sóng cao tần, tia laser, tia hồng ngoại, chữa bằng tế bào gốc…
- Đối với điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y, người bệnh có thể áp dụng vật lý trị liệu giúp kéo giãn cột sống, phục hồi đĩa đệm hoặc những phương pháp thực hành phổ biến như châm cứu, xoa bóp, massage, bấm huyệt, giác hơi, chườm nóng, tắm bùn…
- Bên cạnh đó, một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm quen thuộc như ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện, xương rồng, cỏ xước… cũng điều trị khá tốt nếu được gia giảm theo tỷ lệ hợp lý.
- Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm như chim yến bay, tập bò, tư thế con mèo, châu chấu… là liệu pháp cần thiết trong quá trình điều trị.
Hoàng Quyên
Khi nói đến y học dân gian tại Việt Nam, cây xương sáo (Cissus nodosa) trở thành một phần quan trọng của bảo tồn và chăm sóc sức khỏe xương khớp. Với lá và thân cây xanh mát, cây xương sáo không chỉ là một nguồn cung cấp chất chống viêm hiệu quả mà còn chứa đựng nhiều khoáng chất quan trọng, làm nền tảng cho những bài thuốc dân gian truyền thống.
Bác sĩ cao khả anh có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh ngoại tổng quát, liên quan đến các bộ phận: Hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ chấn thương chỉnh hình, cột sống, hệ Cơ - Xương - Khớp.
Khi nhắc đến bọ cạp chúng ta thường rất sợ hãi bởi nếu vô tình bị chúng cắn nhẹ sẽ bị sốt nhiều ngày nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bò cạp có thể dung để điều trị rất hiệu quả các bệnh thấp khớp, viêm mãn tính, liệt nữa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván …
Đỗ trọng là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Đỗ trọng sở hữu nhiều công dụng nổi bật, chẳng hạn như cải thiện tình trạng liệt dương, hư thận, thoát vị đĩa đệm hoặc tê bì gân xương,… Bên cạnh đó ngày nay mọi người thường dùng để đỗ trọng để ngâm rượu.
Hạt gấc (mộc miết tử) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị đắng, tính ôn, tác dụng giảm đau và chống viêm. Đặc biệt, hạt gấc ngâm rượu mang tới cho người dùng vô số tác dụng chữa bệnh, nhất là những bệnh lý liên quan tới xương khớp.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.
Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.
Xương khớp là căn bệnh mà ai cũng không thể tránh khỏi đặc biệt với lứa tuổi trung niên trở ra. Sinh hoạt, tập luyện, trái gió trở trời, tuổi tác cao, bệnh tật … khiến các khớp xương sưng viêm và đau nhức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng này.
Cách ngâm rượu chuối hột không hề khó, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu cần thiết và qua vài bước đơn giản bạn có ngay bình rượu chuối đúng chuẩn giúp trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh xương khớp. Hãy theo dõi thông tin trong bài viết để biết chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm cũng như sử dụng sao cho đúng cách.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.