Cách Điều Trị Đột Quỵ Thiếu Máu Não Giai Đoạn Cấp

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Đột quỵ do thiếu máu cấp hay còn gọi là nhồi máu não là loại đột quỵ thường gặp nhất, chiếm đến 2⁄3 trường hợp đột quỵ. Đây là tình trạng thiếu máu não cục bộ do tắc nghẽn động mạch não (huyết khối gây ra) và hẹp động mạch não làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu trong động mạch não gây hoại tử.

Cách Điều Trị Đột Quỵ Thiếu Máu Não Giai Đoạn CấpCách Điều Trị Đột Quỵ Thiếu Máu Não Giai Đoạn Cấp

Trong bài viết này, | thuocthang.com.vn sẽ chia sẻ với bạn một số kiến thức về cách phòng ngừa và điều trị đột quỵ thiếu máu não giai đoạn cấp để có thể tránh nguy cơ tử vong và những di chứng sẽ được hạn chế.

TRIỆU CHỨNG CỦA ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP

Người bị đột quỵ thiếu máu não thường có các triệu chứng điển hình sau:

- Đột ngột mệt mỏi, mất thăng bằng, đứng không vững, chân tay tê yếu, làm rơi đồ, chóng mặt, ngất xỉu…

- Các cơ quan không thể phối hợp đồng bộ với nhau.

- Đột ngột mất khả năng nói và hiểu lời nói

- Co giật, méo mặt, đau mắt, mờ mắt…

Những triệu chứng này đều xuất hiện rất đột ngột, thường không có dấu hiệu báo trước. Vì vậy, ngay khi thấy một người có các biểu hiện này, hãy nghĩ ngay đến đột quỵ não và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Khi một cơn đột quỵ xảy ra, việc đưa người bệnh đi cấp cứu là điều cực kỳ quan trọng. Nếu được cấp cứu trong khung giờ vàng (trong vòng 3 tiếng kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát), nguy cơ tử vong và những di chứng sẽ được hạn chế.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP

 

 

Thang điểm đánh giá đột quỵ (NIHSS) được khuyến khích sử dụng để đánh giá tình trạng khẩn cấp và chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não, bao gồm các xét nghiệm kiểm tra sau:

+ Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số hóa sinh, đông máu, huyết học để đánh giá tình trạng đột quỵ cấp ban đầu. Trước khi sử dụng rtPA đường tĩnh mạch cũng cần kiểm tra chỉ số đường huyết của người bệnh.

+ Đo điện tâm đồ, kiểm tra troponin: Trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp cần thực hiện đo điện tâm đồ cơ bản, kiểm tra troponin và sớm sử dụng rtPA đường tĩnh mạch

+ Chụp CT hoặc MRI: Để đưa ra quyết định xử trí đột quỵ thiếu máu não cấp, cần tiến hành chụp CT đầu không cản quang hoặc MRI và thực hiện trước khi rtPA tĩnh mạch nhằm mục đích loại trừ đột quỵ xuất huyết não.

CÁCH XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP

Cách Xử Trí Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tại Nhà

Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và nguy hiểm đến tính mạng.

Quan điểm hiện nay là khi đã phát hiện bệnh nhân đột quỵ não cấp, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị đột quỵ não cấp, góp phần hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân.  Khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ thì người nhà hoặc những người ở cạnh bệnh nhân cần nhanh chóng để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

 

 

Đối với người bị đột quỵ não cấp, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển.

Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.

Cách Xử Trí Xử Trí Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Khi Cấp Cứu

Xử trí đột quỵ thiếu máu não cấp bao gồm:

+ Kiểm soát huyết áp

+ Điều trị huyết khối tắc mạch

+ Các điều trị đột quỵ khác

Trong vòng 24 giờ đầu tiên, người bệnh cần được theo dõi tim mạch để kịp thời phát hiện rung nhĩ hoặc rối loạn nhịp và cấp cứu.

1. Điều Trị Huyết Áp

 

 

Do rối loạn điều hòa lưu lượng máu não nên không điều trị hạ huyết áp trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp trong những trường hợp sau:

+ Trong 2 lần đo liên tiếp cách nhau trên 15 phút, huyết áp tâm trương trên 120 mmHg hoặc huyết áp tâm thu trên 220 mmHg.

+ Bệnh nhân có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp, tách động mạch chủ, phù phổi, tổn thương não do tăng huyết áp, suy thận, ...

+ Phẫu thuật lấy huyết khối bằng phương pháp cơ học.

Trong vòng 24 giờ đầu tiên, sử dụng thuốc để làm hạ huyết áp nhưng cần lưu ý thần kinh phải ổn định. Trước khi bắt đầu điều trị tiêu sợi huyết, sử dụng thuốc hạ huyết áp trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não giai đoạn cấp cần cân nhắc cụ thể từng trường hợp sau:

+ Giảm huyết áp tâm thu dưới 185 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 110 mmHg trên bệnh nhân cao huyết áp nhưng không đủ điều kiện để tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.

+ Sau khi dùng rtPA đường tĩnh mạch, duy trì huyết áp ổn định và ở mức thấp dưới 180/105 mmHg trong vòng 24 giờ đầu tiên.

+ Nếu bệnh nhân không có chỉ định điều trị tiêu sợi huyết, sử dụng thuốc hạ huyết áp cần đạt mục tiêu giảm 15% trong 24 giờ đầu tiên sau khi cơn đột quỵ khởi phát.

2. Điều Trị Huyết Khối Tắc Mạch

 

 

Điều trị huyết khối tắc mạch trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp có thể bằng một hoặc nhiều phương pháp được kết hợp như sau:

+ Điều trị rtPA đường tĩnh mạch: Cần xem xét bệnh nhân có đủ điều kiện để sử rtPA đường tĩnh mạch không. Nếu đủ, liều dùng khuyến cáo là 0,9 mg/kg, không vượt quá 90 mg và dùng trong 3 giờ sau khi đột quỵ khởi phát. Sử dụng rtPA cần được thực hiện càng sớm càng tốt, trong vòng 60 phút sau khi nhập viện để hiệu quả điều trị cao.

+ Tiêu huyết khối tại chỗ: Phần lớn trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp không được chỉ định điều trị tiêu huyết khối tại chỗ, trừ trường hợp có dấu hiệu khởi phát đột quỵ lớn trong vòng 6 giờ, hoặc không thể sử dụng rtPA đường tĩnh mạch khi tắc mạch máu não lớn.

+ Phẫu thuật lấy huyết khối dưới hướng dẫn chụp mạch bằng thiết bị cơ học có gắn stent: Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp đột quỵ nặng hoặc khi sử dụng rtPA đường tĩnh mạch không đạt hiệu quả.

+ Dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu: Phần lớn bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được chỉ định dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu là Aspirin trong vòng 24 - 48 giờ sau khi cơn đột quỵ khởi phát với liều khởi đầu là 325 mg. Thuốc kháng kết tập tiểu cầu không được dùng trên bệnh nhân bị hen, mày đay, dị ứng với Aspirin, chảy máu tiêu hóa cấp, thiếu men G6PD và dùng Warfarin.

+ Dùng thuốc chống đông: Để điều trị đột quỵ thiếu máu não giai đoạn cấp do huyết khối tĩnh mạch não, có thể dùng Heparin hoặc Heparin trọng lượng phân tử thấp, kết hợp với Warfarin. Liều truyền heparin dựa trên cân nặng.

3. Các Điều Trị Đột Quỵ Khác

 

 

+ Dùng thuốc co mạch: Thuốc co mạch được chỉ định nhằm mục đích cải thiện lưu lượng mạch máu não trên bệnh nhân gặp biến chứng thần kinh do hạ huyết áp.

+ Statin: Statin được chỉ định tại thời điểm khởi phát đột quỵ và tiếp tục được sử dụng điều trị đột quỵ thiếu máu não giai đoạn cấp.

+ Hỗ trợ oxy và hạ sốt: Duy trì độ bão hòa oxy trên 94% trong trường hợp cần và nên xác định dùng thuốc hạ sốt với những bệnh nhân sốt cao trên 38 độ C.

+ Truyền dịch, điều trị rối loạn nhịp tim: Truyền tĩnh mạch dung dịch nước muối để bù giảm thể tích và chú ý kiểm soát các rối loạn nhịp tim làm giảm cung lượng tim.

+ Hạ đường huyết: Sử dụng thuốc hạ đường huyết để duy trì đường huyết về mức bình thường (dưới 60 mg/dL) trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp. Bên cạnh đó, cũng chú ý kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết.

CÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU KHI ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP

Sau khi xử trí đột quỵ thiếu máu não giai đoạn cấp tại bệnh viện, bệnh nhân được chăm sóc điều trị toàn diện bệnh đột quỵ kết hợp phục hồi chức năng. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng phổi, tiết niệu cần chỉ định dùng kháng sinh phù hợp để điều trị.

 

 

Nếu bệnh nhân đột quỵ phải nằm bất động trong thời gian dài, để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu nên chỉ định tiêm thuốc chống đông. Trước khi bắt đầu ăn uống, cần đánh giá khả năng nuốt của người bệnh và có thể đặt ống sonde để truyền thức ăn dạng lỏng.

Sau khi ử trí đột quỵ thiếu máu não giai đoạn cấp tại bệnh viện, bệnh nhân được chăm sóc điều trị toàn diện bệnh đột quỵ kết hợp phục hồi chức năng. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng phổi, tiết niệu cần chỉ định dùng kháng sinh phù hợp để điều trị.

Nếu bệnh nhân đột quỵ phải nằm bất động trong thời gian dài, để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu nên chỉ định tiêm thuốc chống đông. Trước khi bắt đầu ăn uống, cần đánh giá khả năng nuốt của người bệnh và có thể đặt ống sonde để truyền thức ăn dạng lỏng.

Bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não khuyến khích vận động sớm nếu mức độ tổn thương nhẹ để phòng ngừa biến chứng của đột quỵ. Các bệnh lý cấp tính kèm theo được điều trị trong giai đoạn này, đồng thời điều trị dự phòng tái phát sau đột quỵ. Nếu bệnh nhân không thể sử dụng thuốc chống đông, Aspirin hoặc thiết bị băng ép được chỉ định để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.

Xử trí đột quỵ thiếu máu não giai đoạn cấp bao gồm hạ huyết áp, điều trị huyết khối gây tắc mạch bằng một hoặc nhiều phương pháp, và các điều trị chung về đột quỵ khác.

CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP

 

 

Muốn giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não cấp cũng như các bệnh lý mạch máu não khác, mỗi người cần có chiến lược phòng bệnh cho mình ngay từ sớm. Nên bắt đầu bằng một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, nhiều chất xơ, giảm mỡ, đường, muối... Nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi, hạn chế uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Tuyệt đối không nên hút thuốc lá. Đây là căn nguyên của không chỉ tai biến mạch máu não mà còn dẫn đến các bệnh mạn tính nguy hiểm khác như ung thư, tim mạch... Bên cạnh đó, nên tăng cường các chất chống gốc tự do trong khẩu phần ăn hoặc sử dụng các dạng bổ sung khác để ngăn chặn quá trình tổn thương thành mạch máu.

Cần duy trì chế độ ăn uống và vận động khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: cải thiện tốt tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, loạn nhịp tim... Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cũng là một biện pháp quan trọng giảm rất nhiều nguy cơ gây bệnh.

Cần Giữ ấm cơ thể bởi nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

Hy vọng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ não cấp và các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, sẽ không còn nhiều người bệnh và gia đình họ phải đối mặt với hậu quả của đột quỵ não, để chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng được nâng cao.

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Suy nhược cơ thể là bệnh lý gặp nhiều trong xã hội hiện đại ngày nay, nó có thể là hệ quả của việc mệt mỏi thường xuyên mà không được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Tình trạng suy nhược kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây suy nhược cơ thể và dấu hiệu suy nhược cơ thể là gì ? Cách điều trị nào hiệu quả ? Các bạn hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Đột quỵ do thiếu máu cấp hay còn gọi là nhồi máu não là loại đột quỵ thường gặp nhất, chiếm đến 2⁄3 trường hợp đột quỵ. Đây là tình trạng thiếu máu não cục bộ do tắc nghẽn động mạch não (huyết khối gây ra) và hẹp động mạch não làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu trong động mạch não gây hoại tử.
Mất ngủ tuổi trung niên không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Thuocthang.com.vn xin gửi tới bạn đọc những thông tin chi tiết về chứng khó ngủ ở độ tuổi này. Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn để có sức khỏe toàn diện.
Mất ngủ tuổi trung niên không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Thuocthang.com.vn xin gửi tới bạn đọc những thông tin chi tiết về chứng khó ngủ ở độ tuổi này. Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn để có sức khỏe toàn diện.
Nghẹn khi ăn là một hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Nhưng người cao tuổi lại là đối tượng thường gặp nhất. Nghẹn xảy ra khi nuốt thức ăn, thức ăn bị tắc ở họng, thực quản gây ra cảm giác nuốt khó khăn, khó thở và có thể kèm theo ho dữ dội.
Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát.Dưới đây là một số bài thuốc dành cho người bị huyết áp thấp.
Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...
Hàm răng giúp người cao tuổi ăn uống được bình thường nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể. Song, qua nhiều năm hàm răng sẽ bị hao mòn và suy yếu. 
Hàm răng giúp người cao tuổi ăn uống được bình thường nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể. Song, qua nhiều năm hàm răng sẽ bị hao mòn và suy yếu.Người ta thấy rằng khi tuổi càng cao, số lần mắc và chữa các bệnh toàn thân càng nhiều thì sự ảnh hưởng đến răng miệng càng sâu sắc. Ngược lại, những biến đổi suy thoái ở răng miệng càng nặng thì sự tác động đến sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi cũng không phải ít, tuy nhiên một số người quan niệm sai lầm rằng ở độ tuổi này thì răng phải rụng và đó là chuyện bình thường nên rất ngại đi khám răng hoặc sợ các thủ thuật điều trị nha khoa nên các bệnh lý về nha khoa người cao tuổi gặp phải thường trầm trọng hơn so với người trẻ.Dưới đây là một số bệnh về răng miệng mà người già thường gặp nhất, cần lưu ý để chăm sóc răng miệng tốt hơn:
Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, các cơ quan trong cơ thể ngày càng trở nên lão hóa, trong đó mắt là một trong các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính vì vậy mà người già thưởng mắc các bệnh về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi rất nhiều. 
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.

19/05/2018

Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.

19/05/2018

Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.

19/05/2018

Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

19/05/2018

Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

Xem nhiều

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

 

Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.

Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.

Ngâm rượu với quả la hán không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Rượu quả la hán rất bổ dưỡng giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể đề kháng được các loại bệnh tật thường gặp như ho, khản tiếng, dát họng…

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.