HIV là một loại Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Trong đó AIDS được biết đến là giai đoạn cuối của HIV. Đây là căn bệnh thế kỷ, hiện nay chưa có thuốc chữa và là mối nguy hại trong toàn xã hội hiện nay. Việc tìm hiểu các con đường lây nhiễm HIV để có biện pháp phòng tránh là thực sự cần thiết. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết HIV lây qua đường nào? Để kịp thời có các biện pháp phòng tránh tốt nhất, Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
HIV là một loại Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Trong đó AIDS được biết đến là giai đoạn cuối của HIV. Đây là căn bệnh thế kỷ, hiện nay chưa có thuốc chữa và là mối nguy hại trong toàn xã hội hiện nay. Việc tìm hiểu các con đường lây nhiễm HIV để có biện pháp phòng tránh là thực sự cần thiết. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết HIV lây qua đường nào? Để kịp thời có các biện pháp phòng tránh tốt nhất, Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
HIV LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
Triệu chứng nhận biết HIV rất khó, có nhiều trường hợp kéo dài đến vài năm mà không để lại biểu hiện gì. Chỉ khi đi xét nghiệm máu, hoặc chuyển sang giai đoạn AIDS, bệnh nhân có những biểu hiện như ho, sốt, đau đầu, cơ thể gầy gò, viêm loét da toàn thân, viêm phổi, ung thư..và bị tử vong thì mới được phát hiện. Do vậy không có cách gì khác là phải tìm hiểu con đường lây nhiễm để biết cách phòng ngừa.
1. HIV Lây Qua Đường Máu
Virus HIV có trong máu toàn phần cũng như các thành phần của máu. Do đó bất kỳ sự tiếp xúc, trao đổi máu và các thành phần của người mang virus HIV với người không mang loại virus này đều có nguy cơ lây nhiễm. Ví dụ:
+ Sử dụng chung các vật dụng sắc nhọn có xuyên chích qua da: tiêm chích cũng như sử dụng chung kim tiêm, dùng chung dao cạo, kim xăm…
+ Quá trình truyền máu (máu toàn phần, khối hồng cầu, khối tiểu cầu, các yếu tố đông máu…) mà chưa được sàng lọc HIV (hiếm xảy ra),
+ Truyền máu trực tiếp từ người mắc bệnh sang người bình thường cho tỷ lệ lây nhiễm lên tới 100%. Dù trong trường hợp người cho máu đã xét nghiệm với kết quả âm tính nhưng khả năng nhiễm vẫn có thể xảy ra do có thể người cho máu đang trong giai đoạn đầu khi mắc bệnh.
+ Qua tiếp xúc các vết thương hở với nhau…
+ Tai nạn: giẫm phải kim dính máu người bệnh…
+ Do chăm sóc người bệnh nhân viên y tế có vết thương hở tiếp xúc với máu và các dịch sinh học của bệnh nhân…
2. HIV Lây Qua Quan Hệ Tình Dục Không An Toàn
Virus HIV có mặt rất nhiều trong các dịch sinh dục của người đã mắc do đó virus HIV có thể xâm nhập vào máu của đối tác. Phần lớn người mắc bệnh truyền nhiễm HIV là do lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn (không được bảo vệ an toàn). Trên thế giới, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục vào khoảng 75% trong tổng số người mắc.
Nguy cơ lây nhiễm HIV qua 1 lần giao hợp là 0,1 đến 1%, tỷ lệ này tăng lên theo tần suất quan hệ tình dục không an toàn. Trong khi đó nếu sử dụng bao cao su (không rách) tỷ lệ bảo vệ lên đến 90 đên 95%.
Việc lây truyền virus HIV không chỉ lây khi quan hệ bằng đường âm đạo mà còn lây qua tình dục đường hậu môn, hoặc lây qua đường tình dục bằng miệng (do miệng có vết trầy, chảy máu chân răng…).
Vậy quan hệ tình dục thế nào là an toàn, là được bảo vệ? Câu trả lời là quan hệ tình dục được đảm bảo sử dụng bao cao su chất lượng tốt, không bị rách, thủng trước cũng như trong quá trình quan hệ tình dục. Việc này nhằm tránh sự tiếp xúc các dịch tiết của 2 cơ thể vừa là biện pháp tránh thai an toàn lại bảo vệ bạn khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
3. HIV Lây Truyền Từ Mẹ Sang Con
Những nghiên cứu cho thấy, HIV từ máu của người mẹ đang mang thai có thể truyền qua nhau thai để vào cơ thể của thai nhi.
Mẹ bị mắc bệnh truyền nhiễm HIV thì trong quá trình mang thai, sau khi sinh hay khi cho trẻ bú đều có khả năng lây nhiễm cho con khoảng 30%. Khi mang thai virus truyền sang thai nhi qua nhau thai, máu, chất dịch của mẹ khi sinh bé và nhiều trẻ mắc phải khi bú sữa mẹ. Ngoài ra HIV còn có thể truyền từ máu mẹ qua những vết loét ở cơ quan sinh dục của mẹ để dính vào niêm mạc trẻ sơ sinh.
Sau khi sinh: HIV còn có khả năng lây nhiễm qua các vết nứt ở vú mẹ với những tổn thương trong niêm mạc miệng của trẻ.
Thông thường một trẻ bị nhiễm virus nếu xét nghiệm ngay khi sinh kết quả HIV dương tính thì trong cơ thể bé đã có kháng thể HIV, nhưng cũng có thể do mẹ truyền sang con kháng thể đó và vẫn còn lưu lại. Do đó, bé có thể xét nghiệm từ 6 – 12 tháng để có được kết quả chính xác HIV dương tính hay âm tính.
CÁCH PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM HIV
Qua tìm hiểu chúng ta đã biết các con đường lây chính của HIV, do đó rất dễ dàng để phòng tránh căn bệnh tử thần này bằng cách:
+ Không sử dụng chung các vật dụng sắc nhọn, xuyên chích qua da: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay, bơm tiêm chích, xỏ lỗ, phẫu thuật…
+ Không tiêm chích ma túy.
+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm của máu khi và chỉ khi cần thiết, được chỉ định bởi bác sỹ. Và đảm bảo chỉ nhận máu và các chế phẩm của máu đã xét nghiệm sàng lọc HIV.
+ Bảo vệ bản thân, không tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
+ Sống lành mạnh, thủy chung một vợ một chồng và cả 2 đều chưa bị mắc bệnh truyền nhiễm HIV. Không quan hệ bừa bãi.
+ Quan hệ tình dục có sự bảo vệ của bao cao su chất lượng tốt, không rách, thủng trước và trong quá trình quan hệ tình dục.
+ Sử dụng bao cao su đúng cách, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
+ Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm HIV.
Người phụ nữ mang virus HIV thì không nên mang thai do tỷ lệ truyền virus HIV từ mẹ sang con là khoảng 30%. Trường hợp đã có thai thì cần được nhận sự tư vấn rõ ràng và trực tiếp của trung tâm tư vấn sinh sản và kế hoạch hóa tại địa phương và trung tâm điều trị HIV/ADIS nhằm giảm thiểu nguy cơ gây bệnh cho thai nhi.
Trường hợp muốn có con cũng cần tìm đến các trung tấm tư sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cũng như các trung tâm điều trị HIV/ADIS để được tư vấn, hỗ trợ cần thiết. Sau khi sinh cần cho trẻ sử dụng sữa ngoài, không bú mẹ.
Trường hợp các cá nhân nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV: thì cần đến các cơ sở y tế hoặc các trung tâm điều trị HIV/ADIS càng sớm càng tốt để có được sự tư vấn và điều trị kịp thời.
Tăng cường đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, vận động để cộng đồng, nhân dân về khái niệm, tác hại, đường truyền cũng như các cách thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm để từ đó mỗi cá nhân đều có ý thức bảo vệ chính mình và gia đình.
Những thông tin về các con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh bệnh HIV hiệu quả tốt nhất trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn có được kiến thức bổ ích để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh thế kỷ này. Những bài viết về sức khỏe sẽ liên tục được cập nhật trong chuyên mục tiếp theo của Thuocthang.com.vn, mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Mrs.Nguyễn Ngọc
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.