Thoát vị rốn là tình trạng một phần ruột chui vào khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da, tình trạng này rất dễ nhận biết bằng mắt thường.
THOÁT VỊ RỐN LÀ TÌNH TRẠNG GÌ ?
Thoát vị rốn là tình trạng một phần ruột chui vào khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da. Nó xuất hiện như một khối u không đau ở trong hoặc gần rốn thường xảy ra khi bị tăng áp lực trong ổ bụng.
Tình trạng này gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, khi mà cơ thành bụng chưa phát triển đủ để bịt kín ống dây rốn. Bệnh này thường vô hại và rất dễ nhận biết khi trẻ khóc vì lúc này rốn của bé sẽ nhô ra.
Khi bạn theo dõi tình trạng của bé sẽ thấy phần nhô lên đó có thể to hơn khi cười, ho, khóc, đi vệ sinh và xẹp lại khi thư giãn hoặc nằm xuống. Trong nhiều trường hợp, thoát vị rốn lặn vào trong bụng và được các cơ thành bụng bịt kín lại trước ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ. Thoát vị rốn cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Nếu không điều trị, thoát vị có thể trầm trọng hơn theo thời gian.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Để điều trị bệnh thoát vị rốn bạn nên tìm hiểu thêm các thông tin về nguyên nhân gây bệnh để hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh này là trong quá trình mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trong các cơ bụng của bé. Tuy nhiên các cơ chỉ đóng lại sau khi sinh, chính vì thế nếu các cơ thành bụng không khép hoàn toàn ở đường giữa bụng thì có thể gây ra tình trạng thoát vị rốn sau khi sinh hoặc một thời điểm nào đó trong tương lai. Bệnh thoát vị rốn có thể phát triển khi các mô mỡ hoặc một phần của ruột xuyên qua một khu vực ở gần rốn. Thoát vị rốn ở người lớn có thể do việc bị tăng áp lực ổ bụng.
Nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Những người béo phì có thể làm tăng áp lực ổ bụng và gây ra tình trạng thoát vị rốn;
- Nếu bạn mang thai nhiều lần cũng có thể gây ra hiện tượng này;
- Dịch nhiều trong khoang bụng (cổ trướng) cũng sẽ có thể gây áp lực nặng nề lên ổ bụng và cuối cùng gây ra tình trạng thoát vị rốn;
- Việc phẫu thuật ổ bụng nếu không may mắn hoặc không được chăm sóc cẩn thận cũng có thể gây ra thoát vị rốn;
- Một số bệnh nhân thẩm phân phúc mạc cũng có thể mắc phải bệnh này.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh thoát vị rốn
Bệnh thoát vị rốn có thể gây ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi những bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như sau:
- Thoát vị rốn phổ biến nhất ở trẻ em đặc biệt là những bé bị sinh nôn hoặc có trọng lượng thấp. Trẻ em có da màu đen có nguy cơ mắc phải thoát bị rốn cao hơn so với những bé có màu da khác và không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa bé trai và bé gái.
- Đối với người lớn, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với đàn ông đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai thường xuyên.
- Những người béo phì có thể sẽ bị thoát vị rốn vì áp lực từ mỡ trong ổ bụng quá lớn.
- Những bà mẹ mang đa thai từ 2-3 bé có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.
- Những người có hiện tượng có dịch trong ổ bụng;
- Phẫu thuật dạ dày là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng này;
- Ho nặng, dai dẳng cũng có thể tạo áp lực lên ổ bụng và dẫn đến việc mắc phải bệnh thoát vị rốn;
- Phải gồng mình trong khi di chuyển hoặc nâng vật nặng cũng có thể gây áp lực lớn lên ổ bụng và gây ra tình trạng không mong muốn là thoát vị rốn.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH THOÁT VỊ RỐN
- Hiện tượng thoát vị rốn sẽ tạo ra một khối u mềm phình gần rốn. Khi mắc bệnh bạn có thể nhận thấy điều đó bằng mắt thường khi bé khóc ho, hoặc co mình và chỗ đó gần như biến mất khi bé nằm ngửa hoặc thư giãn.
- Bệnh thoát vị rốn ở tuổi trưởng thành thường gây khó chịu ở bụng.
- Khi bị thoát vị rốn bé sẽ có dấu hiệu đau đớn;
- Bé bắt đầu nôn mửa;
- U thoát vị trở nên sưng hoặc đổi màu.
NHỮNG KỸ THUẬT Y TẾ CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG THOÁT VỊ RỐN
- Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe để xác định xem bạn hoặc bé nhà bạn có bị bệnh thoát vị rốn hay không đồng thời xác định xem bệnh có thể được đặt trở lại hay không. Bên cạnh đó, họ cũng kiểm tra xem dây rốn có bị mắc kẹt trong ruột, cơ bụng không. Nếu có, nó có thể sẽ gây ra một biến chứng nghiêm trọng bởi phần dây rốn vị mắc kẹt lại có thể bị hoại tử do thiếu máu.
- Tiếp theo để chắc chắn hơn, bác sĩ có thể chụp X-quang hoặc siêu âm vùng dạ dày để đảm bảo không có biến chứng, xét nghiệm máu để tìm bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nếu ruột bị chặn hoặc mắc kẹt.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG THOÁT VỊ RỐN
- Theo khảo sát, thống kê , hầu hết các trẻ sơ sinh đều có thể tự khỏi tình trạng thoát vị rốn khi trẻ lên 1-2 tuổi.
- Bác sĩ thậm chí có thể điều trị bằng cách đẩy phần phình trở lại vào bụng khi khám. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này khá nguy hiểm, có nguy cơ gây nhiễm trùng, hoại tử nếu bạn làm không đúng kỹ thuật. Vì vậy, bạn không nên thử cho bé.
- Đối với trẻ em, phẫu thuật thoát vị rốn thường được áp dụng khi trẻ cảm thấy đau, phần u phình có đường kính lớn từ 1.5 cm trở lên, phần phình to không có biểu hiện giảm kích thước trong 2 năm đầu sau khi sinh, không biến mất khi trẻ đã lên 4 tuổi, bị mắc kẹt, tắc ruột hoặc chúng làm cho lượng máu cung cấp đến ruột bị ảnh hưởng.
- Đối với người lớn, bác sĩ thường khuyến cáo phẫu thuật để tránh các biến chứng, đặc biệt là nếu tình trạng thoát vị rốn nghiêm trọng hoặc gây đau đớn. Người bệnh sẽ bị sẽ rạch một đường nhỏ ở rốn, đẩy các mô đệm thoát vị trở lại khoang bụng và khâu kín vùng hở ở thành bụng và thường sử dụng lưới để giúp củng cố thành bụng.
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÙ HỢP
- Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng thoát vị rốn
+ Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
+ Bạn không nên tự ý chữa trị.
+ Nếu trẻ không được chỉ định phẫu thuật, trong quá trình để thoát vị rốn tự phục hồi, phụ huynh cần cố gắng giúp trẻ không khóc to để hạn chế làm phình khối sưng tại rốn.
+ Hằng ngày làm các động tác mát-xa nhẹ thành bụng của trẻ.
+ Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
+ Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
+ Người mẹ nên ăn những món ăn nhuận tràng như canh đu đủ, khoai tây, rau lang luộc... + Như vậy khi bé bú mẹ sẽ ít bị táo bón, đồng thời cũng cho bé uống thêm nước, vì khi trẻ táo bón sẽ phải rặn khi đi ngoài, ảnh hưởng tới cơ bụng.
+ Nên giữ cân nặng cân đối, không để bị béo phì.
+ Không cố gắng nâng vật nặng quá sức.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Hoàng Quyên
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …