Có một số trẻ nhỏ bị mồ hôi trộm khiến các mẹ lo lắng vì sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy mới đầu không gây ảnh hưởng gì nhiều đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé nhưng lâu dần sẽ là biểu hiện của bệnh lý nên các mẹ phải có phương pháp chăm sóc trẻ phù hợp nhất. Sau đây, Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu với các mẹ một số món ăn dân gian trị mồ hôi trộm ở trẻ em cực kì an toàn hiệu quả.
Có một số trẻ nhỏ bị mồ hôi trộm khiến các mẹ lo lắng vì sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy mới đầu không gây ảnh hưởng gì nhiều đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé nhưng lâu dần sẽ là biểu hiện của bệnh lý nên các mẹ phải có phương pháp chăm sóc trẻ phù hợp nhất. Sau đây, Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu với các mẹ một số món ăn dân gian trị mồ hôi trộm ở trẻ em cực kì an toàn hiệu quả.
ĐIỀU TRỊ CHỨNG MỒ HÔI TRỘM Ở TRẺ
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi nhiều được các bác sĩ cho biết đó là thiếu vitamin D. Các bé sinh sớm, thiếu cân, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D, trẻ hay ra mồ hôi trộm, bứt rứt, ngủ không yên, hay giật mình. Giai đoạn này, hệ xương của trẻ phát triển mạnh, chính vì vậy cần bổ sung canxi cho trẻ. Các bác sĩ thường cho trẻ uống thêm vitamin D và khuyên các bà mẹ nên thường xuyên phơi nắng con để bổ sung vitamin D cho bé.
Các mẹ cần loại bỏ thói quen ủ ấm trẻ quá mức, cần căn cứ vào tuổi và đặc điểm sinh lý của trẻ để xác định điều kiện nhiệt độ phù hợp cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi, nếu trẻ đi ngủ có quần, áo, mũ, gang tay thì trẻ có thể chịu được nhiệt độ dao động trong khoảng 28 – 29 độ C. Đối với các trẻ từ 1 – 5 tuổi thì nhiệt độ 26 – 27 độ C là thích hợp cho các bé, nhiệt độ trong phòng không nên chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài.
Thông thường, ban ngày các mẹ cho bé sinh hoạt một chế độ lành mạnh ví dụ như giữ mát cho trẻ, các bé được chơi ở nơi thoáng mát, bé ăn đầy đủ các loại rau, vitamin, bột sắn dây hoặc một số thảo dược cũng sẽ giúp cho trẻ giữ được độ thoáng mát về ban đêm, hạn chế tình trạng ra mồ hôi khi ngủ.
Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển... hoặc các loại trái cây như mít, sầu riêng, xoài… Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da.
CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH ĐỔ MỒ HÔI TRỘM Ở TRẺ EM
Từ khi mang thai mẹ có thể đã được nghe những thông tin về công dụng trị mồ hôi trộm của lá đinh lăng. Lá cây đinh lăng khi sao khô làm gối hoặc trải xuống giường sẽ giúp thông kinh lạc, tránh đổ mồ hôi đầu, gáy giúp bé ngủ ngoan, không bị giật mình.
Thành phần trong gối gồm lá đinh lăng đã được phơi khô, sao vàng và hạ thổ, cùng với bông gòn theo tỷ lệ 50/50. Kiên trì cho trẻ gối đầu hoặc nằm khoảng 3 ngày đến 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Trong Đông y rau má và lá dâu tằm là 2 thực phẩm có thể trị chứng ra mồ hôi trộm.
Cách sử dụng: Rau má và lá dâu phơi khô hoặc xao khô, để trong lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần dùng 10gr lá dâu tằm khô và 5gr rau má khô cho vào ấm cùng 200 ml nước nấu sôi để lấy nước uống trong ngày, mỗi đợt dùng khoảng 5-7 ngày liền sẽ thấy hiệu quả.
Không chỉ là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon miệng mà nhờ đặc tính tính ấm, vị cay nồng và thơm có công dụng giúp đào thải chất độc mà lá lốt được xem như là một vị thuốc trị nhiều bệnh rất hữu ích trong Đông y. Cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ bằng lá lốt là một trong số rất nhiều công dụng đó.
Cách sử dụng: Đun sôi lá lốt với nước rồi cho tay, chân bé vào ngâm, liên tục trong nửa tháng, mồ hôi trộm sẽ được giảm bớt rất nhiều. Hoặc mẹ có thể phơi khô rồi nấu lấy nước uống cho trẻ.
MỘT SỐ MÓN ĂN CHỮA BỆNH ĐỔ MỒ HÔI TRỘM CHO TRẺ EM
1. Cháo Trai
Trai rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, đun sôi cho trai há miệng. Để nguội, gỡ thịt trai, thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non thái nhỏ, đợi cháo sôi lại rồi thêm mắm muối cho vừa miệng. Sau đó cho trẻ ăn làm hai lần trong ngày, dùng 3-5 ngày.
2. Cháo Sò, Hến
Sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Sò, hến đem rửa sạch, đun sôi rồi bỏ vỏ, thái nhỏ ruột, ướp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói. Ăn liền trong 3 – 5 ngày
3. Cháo Cá Quả
Cá quả 200g, gạo 50g, ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch, hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.
4. Canh Rau Ngót
30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn.
5. Cháo Nếp Cẩm
Trẻ đang ăn dặm, mẹ có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo hoặc bột ăn dặm của bé. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn. Dùng trong vài tuần.
6. Canh Lá Dâu Non
Nguyên liệu: Lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, gia vị vừa đủ.
Cách nấu:
- Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín.
- Sau khi nấu cháo nở được ½ hạt gạo, cho thịt lợn nạc đã xào chín vào và nấu đến khi cháo nhừ.
- Trước khi tắt bếp, cho tiếp lá dâu vào đảo đều khoảng 3 phút và chan vào cháo 1 muỗng cà phê dầu oliu.
7. Chè Đậu Xanh Và Táo Đỏ
Nguyên liệu: Đậu xanh: 50gr; táo tàu: 50gr; đường: vừa khẩu vị.
Thực hiện:
- Đậu xanh đãi thật sạch, ngâm với nước khoảng 2h.
- Ninh đậu với lượng nước vừa đủ, hớt bọt (nếu có) để nước trong.
- Đậu sau khi chín thì thêm táo vào, đun đến khi táo chín, nở to. Nêm nếm đường sao cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp.
Chè đậu xanh táo tàu rất dễ nấu và không mất thời gian, nhưng lại rất tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, bổ huyết…
8. Cháo Đậu Đen
Nguyên liệu: 50g đậu đen, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 6 quả táo đỏ, 20g hạt sen và 1 viên đường phèn nhỏ.
Cách nấu:
- Cho đậu đen vào nấu với gạo đến khi mềm nhừ, sau đó thêm hạt sen và táo đỏ vào hầm.
- Nếu lúc nấu, cháo đặc có thể thêm nước. Sau đó, thêm đường phèn vào để cháo dễ ăn hơn.
9. Tim Lợn Hầm Đậu Đen
Nguyên liệu: 1 quả tim lợn, hạt sen, đậu đen, dầu ăn, gia vị
Cách nấu:
-Tim lợn rửa sạch thái miếng vừa đủ, ướp bột gia vị, cùng hạt sen, đậu đen.
- Đem nồi tim lợn hầm chín.
Lưu Ý:
Nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ (mồ hôi trộm bệnh lý), kèm theo một số triệu chứng khác ở trẻ như bị sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi… phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để trẻ được kiểm tra, chữa trị kịp thời.
Nguyễn Ngọc
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Bữa sáng là một bữa ăn vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với những người gầy muốn tăng cân thì bữa sáng lại càng quan trọng. Quá trình ăn sáng đầy đủ sẽ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cũng chính là cách thúc đẩy quá trình tăng cân nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.