Hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không là tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai. Các bác sỹ đã chỉ ra rằng, các mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.
1. Cơ Thể Bị Đau Nhức
Khi thai nhi lớn dần lên, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức tại vùng lưng và tay, chân. Đây là một triệu chứng hoàn toàn bình thường trong suốt những tháng đầu thai kỳ.
2. Xuất Hiện Hiện Tượng Khó Tiêu, Ợ Nóng
Mẹ bầu có thể sẽ thường xuyên bị khó tiêu và ợ nóng sau khi ăn uống. Đây là dấu hiệu khiến hầu hết các mẹ bầu khó chịu nhưng chính nó lại là dấu hiệu tốt cho thấy rằng hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường khi làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất dinh dưỡng đang tìm cách len lỏi vào cơ thể để được hấp thụ.
3. Ngực Căng Đau
Mẹ bầu nào cũng cảm thấy đau tức ngực, đau nhức ở tuyến vú, ngực căng sưng trong thời kỳ mang thai hay có thể tiết sữa non. Hãy vui mừng vì đây đều là những dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Hiện tượng ngực căng đau chứng tỏ bộ phận này đang hình hành sữa để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.
4. Cân Nặng Tăng Dần Đều
Khi mang thai, số cân nặng lý tưởng người mẹ nên tăng đó là 11,3 – 16kg. Cụ thể, trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 – 1,8kg.
Nếu trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, mẹ thấy mình tăng trung bình khoảng 0,3 – 0,5kg/tuần thì có nghĩa là em bé đang phát triển rất tốt nhé!
5. Ốm Nghén
Ốm nghén cũng là một trong những dấu hiện đầu tiên cho thấy rằng bạn đang bắt đầu một thai kỳ khỏe mạnh. Các chuyên gia khẳng định là tình trạng ốm nghén chứng tỏ mẹ bầu đang có đủ các kích thích tố cần thiết để cho thai nhi phát triển.
Cho nên, dù có khó chịu, nghén ăn, nghén ngủ đến như thế nào, mẹ bầu cũng thấy rất đáng phải không nào?
6. Dấu Hiệu Thai Phát Triển Bình Thường Qua Chỉ Số Của Mẹ Và Bé
Đây là những dấu hiệu khá chính xác giúp mẹ biết tình trạng sức khỏe của bé. Mẹ cần tìm hiểu để chắc ăn là thai nhi vẫn đang phát triển an toàn nhé!
Theo dõi nhịp tim cũng là một cách để biết thai phát triển tốt hay không. Các bác sĩ theo dõi bằng cách chạm dụng cụ nghe vào bụng của mẹ bầu để lắng nghe nhịp đập của thai nhi.
Nhìn chung, thai dưới 30 tuần có nhịp tim nhanh khoảng 160-180 lần/phút. Khi thai được 30 tuần trở lên, nhịp tim sẽ chậm hơn. Nhìn chung, nhịp tim thai bình thường dao động từ 120-160 lần/phút.
Để biết em bé của mình có khỏe mạnh hay không, mẹ bầu nên học cách đếm số lần cử động thai. Việc đếm cử động của thai nhi bao gồm: những cú đá, sự quay tròn, rướn người, cuộn và thọc mạnh (không tính đến nấc).
Nếu thai khỏe mạnh, người mẹ có thể đếm được 10 cử động của bé trong vòng 2h. Nếu 10 lần chuyển động của bé không xuất hiện trong 2h thì đó chắc chắn là dấu hiệu không bình thường.
Lưu ý, những cử động của bé sẽ giảm khi sang tháng thứ 9 thai kỳ. Lúc này thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung và không còn chỗ trống nào cho bé quẫy đạp.
7. Huyết Áp Và Lượng Đường Trong Máu Ở Mức Ổn Định
Chỉ khi huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định thì bạn mới có thể yên tâm là tránh xa được chứng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ.
Nếu như hai chỉ số này chuẩn, chứng tỏ là bà bầu đang ăn uống và luyện tập rất lành mạnh đấy, hãy cố gắng phát huy nhé!
NHỮNG LƯU Ý TRONG THAI KÌ ĐẦU ĐỂ MẸ VÀ BÉ CÙNG KHỎE?
Nếu xuất hiện những dấu hiệu thai nhi khoẻ mạnh trên thì cho thấy rằng thai kì trong 3 tháng đầu của mẹ rất tốt. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ không chăm sóc hay hoạt động gì.
Hãy thực hiện một số việc sau để mẹ và bé cùng khỏe mạnh hơn như:
Để tạo nên môi trường sống lành mạnh cho mẹ và thai nhi, bạn hãy đầu tư cho căn nhà một ít cây xanh nhằm loại bỏ khí độc. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là không nên trồng cây ở trong phòng ngủ.
Những chuyển động nhịp nhàng khi mẹ đi bộ sẽ giúp thai nhi có cảm giác thích thú hơn và thoải mái hơn.
Việc này sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dồi dào lượng khí oxy, làm dịu đi hệ thần kinh, đồng thời cũng giúp tăng cường lượng oxy dành cho bào thai.
Đây là 2 loại thực phẩm được khuyên là nên ăn nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ vì nó có chứa nhiều chất choline – một chất quan trọng trong việc hình thành các dây thần kinh ghi nhớ và học tập ở bào thai. Hơn nữa, nó còn có chứa olate, vitamin A và C, cũng như các chất canxi, magiê, sắt, kali và vitamin B6.
Khi đang mang thai 3 tháng đầu, cơ thể bạn chắc chắn sẽ rất mệt mỏi vì phải vận hành hết công suất nhằm hỗ trợ cho thai nhi. Cho nên, những giấc ngủ ngắn và tranh thủ thời gian nghỉ ngơi chính là điều mà bạn nên làm trong khoảng thời gian này. Nó giúp cho bạn tăng cường năng lượng và cho bé có một khởi đầu tốt đẹp.
Hoàng Quyên
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.