Làm mẹ là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Tất cả các dấu hiệu đánh dấu sự có mặt của con đều khiến cơ thể mẹ thay đổi. Khi có các dấu hiệu sau đây, đừng vội bỏ qua, vì rất có thể, bạn đã mang một sinh linh bé nhỏ. Mẹ hãy chú ý các dấu hiệu này để có những bước chuẩn bị cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm với hiện tượng đau nhức núi đôi tiền kinh nguyệt, nhưng nên quan sát kỹ hơn bạn sẽ thấy nhũ hoa sẽ “sẫm màu” hơn so với thường ngày mà không do bất kỳ tác nhân nào khác. Vậy nên bất chợt 1 ngày nào đó khi thấy nhũ hoa có có phần thâm đen hơn và cùng với đó là cảm giác căng tức nơi bầu ngực thì hãy nghĩ ngay đến việc mình đang mang thai nhé.
2. XUẤT HIỆN HUYẾT NÂU ĐỎ
Với những dấu hiệu mang thai ở tuần đầu tiên, thì hiện tương ra máu máu xuất hiện ở hai tuần đầu thai kỳ là một dấu hiệu cho biết bạn đang mang thai, đó do hiện tượng cấn thai hoặc thay đổi ở cổ tử cung gây nên.
Vì nó xuất hiện gần với ngày ra máu chu kỳ nên nhiều người vẫn nhầm lẫn với kinh nguyệt, nhưng bạn có thể phân biệt bằng cách theo dõi lượng máu và khoảng thời gian ra máu. Nếu lượng máu ra nhiều và kéo dài sau 2 ngày thì đó là chu kỳ kinh nguyệt bình thường và bạn không có thai, nhưng nếu máu chỉ xuất hiện như đốm màu nâu đỏ và dứt hẳn trong ngày thì đó là dấu hiệu của tử cung báo rằng bạn đang mang thai.
3. ĐI TIỂU NHIỀU
Khi mang thai, lượng hormone HCG trong cơ thể sẽ tăng lên và khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn, cũng có khi bị xón tiểu khi hắt hơi, ho hay cười to. Nguyên nhân là do tử cung to lên đè ép vào bàng quang , tình trạng này sẽ ngày mỗi tăng khi bước qua quý 2 của thai kỳ. Vậy nên nếu không sử dụng thuốc lợi tiểu và uống nước quá nhiều trong 1 thời điểm mà bạn vẫn cứ đi tiểu liên tục thì đó là dấu hiệu của thai kỳ đầu tiên.
4. ĐAU ĐẦU, CHÓNG MẶT
Khi mang thai, ngoài việc lượng hormone HCG trong cơ thể tăng lên thì lượng estrogen trong máu cũng sẽ tăng cao khiến bạn hay đau đầu, chóng mặt. Lượng estrogen trong cơ thể tăng cao có thể khiến bạn rơi vào cảm giác lâng lâng, đầu nhức và chóng mặt như thể thiếu máu.
Riêng những người có tiền sử bệnh án liên quan đến đau đầu và thiếu máu cần kiểm tra để theo dõi sức khỏe cụ thể thì nếu bạn đột nhiên có cảm giác chóng mặt, đau đầu thì đó là dấu hiệu bạn đang mang thai.
5. DA XANH XAO, TÁI NHỢT
Khi hormone progesterone tăng cao trong quá trình mang thai sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường. Do đó, bạn sẽ phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn, cần một lượng sắt cao hơn cung cấp cho cơ thể. Một khi chưa kịp đáp ứng, cơ thể sẽ bị thiếu hụt khiến bạn mất sức, mệt mỏi.
Theo quan niệm dân gian, nếu không phải bị bệnh cơ thể yếu đi rất nhiều sinh ra mệt mỏi, da xanh xao, môi tái nhợt thì đó là dấu hiệu bạn đã mang thai.
6. NGÁP LIÊN TỤC
Cũng giống như dấu hiệu da xanh xao, môi tái nhợt, ở 1 số người việc ngáp liên tục không phải là dấu hiệu của sự thiếu ngủ mà đó là biểu hiện của người mang thai do cơ thể mệt mỏi. Thậm chí dân gian còn tin rằng, một số ít trường hợp chồng nghén thay vợ sẽ liên tục bị ngáp ngủ và buồn ngủ dù không hề thiếu ngủ.
7. THÈM ĂN BẤT THƯỜNG
Nhu cầu dinh dưỡng lúc này không chỉ cho riêng bạn mà còn cho thai nhi nên khiến bạn thèm ăn và ăn nhiều hơn. Lượng thực phẩm thông thường dường như không thể đáp ứng đủ vì thế bạn phải liên tục bổ sung bằng thức ăn vặt và ăn nhiều bữa trong ngày. Ngoài ra khi mang thai cũng khiến bạn thay đổi sở thích ăn uống bất thường như thích ăn ngọt nhiều hơn, hay ăn chua nhiều hơn hoặc thèm bất cứ thứ gì khi nhìn thấy và nghĩ đến.
Nhưng bạn cần phân biệt dấu hiệu này có thể không đúng với những người có chế độ ăn uống khác thường do mắc chứng béo phì.
8. BUỒN NÔN
Bênh cạnh việc thèm ăn bất thường, thì 1 số người khi mang thai lại cực ỳ nhạy cảm với mùi hương bất kể đó là mùi gì, họ có thể buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn như thực phẩm chiên, thức ăn dầu mỡ nhiều, các thức ăn có mùi tanh hoặc đơn giản chỉ là mùi hương lạ như nước hoa, khói thuốc, mùi động vật, mùi hóa chất…
Tình trạng này có thể kéo dài và nặng hơn vài tuần đến thậm chí vài tháng đối với những phụ nữ mắc chứng thai nghén nặng.
9. CẢM THẤY CÓ VỊ LẠ TRONG MIỆNG
Một số thai phụ cảm thấy có vị lạ giống như kim loại trong miệng khi họ mang thai lần đầu. Triệu chứng có thai ở một số phụ nữ khác lại bỗng cảm thấy sợ những thứ quen thuộc hàng ngày như trà, cà phê … Thêm vào đó, bạn có thể cảm nhận sự thay đổi trong sở thích ăn uống của mình để đánh giá khả năng có mang thai hay không?
Nếu bỗng nhiên bạn thèm ăn chua, mặc dù trước đó hầu như ăn chua không phải gu của bạn thì khả năng bạn mang thai là khá cao. Hoặc bỗng nhiên bạn ăn uống vô độ nhiều hơn trước thì đây cũng là dấu hiệu mang thai sớm.
10. LÔNG MÀY DỰNG ĐỨNG
Theo kinh nghiệm dân gian, khi các cụ nhìn thấy phần chân mày nơi giao nhau của hai đầu, nếu thấy dựng ngược lên thì chắc chắn đây là biểu hiện của người đang mang thai. Với cách nhìn này đôi khi khiến nhiều người thật sự ngạc nhiên vì bị đoán trúng phóc.
Thêm vào đó, đồng thời phần tóc mai cũng được dựng ngược lên thì đến mười mươi lời đoán đó là sự thật.
11. BÀN TAY NỔI ĐỎ VÀ NGỨA
Một kinh nghiệm khác cũng gây ngạc nhiên không kém là cách nhận biết mang thai từ những thai đổi ở lòng bàn tay. Theo kinh nghiệm này, nếu thấy gang bàn tay đỏ và có phần ngứa ngáy thì có thể đang mang em bé trong bụng. Đối với 1 số người thì việc áp dụng kinh nghiệm này cho bản thân khá đúng và họ có thể dễ dàng đoán biết mình mang thai mà chưa phải nhờ đến những phương pháp khoa học khác.
12. DA MẶT NỔI MỤN NƯỚC
Nổi mụn thoạt nghe không khác gì đối với các hiện tượng mà cả nam hay nữ đều mắc phải do 1 số tác động bên trong và cả bên ngoài da. Nhưng với những phụ nữ đang mang thai, thì việc nổi mụn có hơi khác so với các mụn khác là chúng trông bóng và có chứa nước bên trong, không to nhưng li ti và có khi phát triển thành vạt dày. Thường những mụn nước này xuất hiện nhiều trên trán và tự mất đi mà không cần can thiệp gì.
13. CỔ NGẲNG
Theo quan điểm người xưa, cổ ngẳng chắc chắn là dấu hiệu mang thai. Vì người xưa tin rằng, khi phụ nữ mang bầu, nơi hõm cổ ở xương quai xanh hai bên, các mạch máu sẽ nổi lên và giật thấy rõ, cùng với đó, cổ người phụ nữ mang thai còn ngẳng ra. Vì thế, nếu có mẹ nào thấy những biểu hiện trên thì hãy mau chóng thử thai, kết quả sẽ rất chuẩn xác.
14. MÔNG NỞ NANG
Với kinh nghiệm dân gian cho rằng, khi người phụ nữ mang thai, khung xương chậu sẽ thay đổi và khiến phần mông trông có vẻ nở nang hơn, nhiều người tinh ý có thể nhận thấy sự khác biệt này ngay cả khi thai phụ chưa có sự thay đổi đáng kể về vóc dáng. Và đây vẫn được coi là 1 trong những dấu hiệu để nhận biết người đó có mang thai hay không.
15. DỄ CÁU GIẬN
Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đột ngột khi người phụ nữ có thai dễ khiến họ trở nên cáu gắt, sinh ra cau có, bực dọc và có thể quát mắng vô cớ. Vậy nên khi người khác nhận xét tính tình bạn trở nên thay đổi bất thường, khả năng mang thai là rất cao nên hãy mau kiểm tra khả năng mang thai để sớm có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp giúp giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi gia tăng nhằm tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
16. TRỄ KINH
Đây chính là dấu hiệu được áp dụng nhiều nhất đến nay. Đối với người xưa khi không thấy dấu hiệu của đèn đỏ thì đó là dấu hiệu chắc chắn nhất khẳng định bạn đang mang thai, ngoại trừ những những trường hợp kinh nguyệt không đều đặc biệt thuộc về bệnh lý, hoặc do tuổi tác, các trường hợp mất kinh đều do mang thai.
17. THÂN NHIỆT THAY ĐỔI
Khi bạn nhận thấy nhiệt độ cơ thể mình tăng cao kèm theo những biểu hiện trên thì khả năng mang thai của bạn rất cao. Hiện tượng thân nhiệt bất thường cũng có thể làm da bạn ẩm ướt, khó thoát mồ hôi, gây nên rôm sảy ở những nơi có sự ma sát giữa các vùng da với nhau.
Như vậy, mẹ có thể thông qua 15 dấu hiệu nhận biết ban đầu này kết hợp dùng que thử thai để chắc chắn việc mình đã có em bé chưa nhé!
Nguyễn Ngọc
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.