Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai mẹ bầu không nên chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo thai yếu.
Sưng bàn tay, bàn chân hay sự thay nước tiểu thay đổi màu sắc tưởng chừng chỉ là những triệu chứng thoáng qua nhưng lại đáng lo ngại với phụ nữ có thai. Theo thống kê, có đến 20% bà bầu kết thúc thai kỳ bằng kịch bản buồn - sẩy thai. Chính vì vậy khi bắt gặp bất cứ vấn đề gì trong thai kỳ mà chính bạn tiên lượng không ổn đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay nhé !
1. Đi Tiểu Ít
Đi tiểu nhiều là một biểu hiện rất bình thường trong quá trình mang thai. Điều này xảy ra khi cân nặng em bé, cũng như nội tiết tố tạo nên áp lực lên bàng quang người mẹ, khiến bàng quang căng nhanh và mẹ buồn tiểu liên tục. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đi tiểu ít hoặc thậm chí ngồi cả buổi mà không đi tiểu, rất có thể mẹ đang bị thiếu nước hoặc có dấu hiệu của chứng tiểu đường thai kỳ.
2. Mẹ Bầu Tăng Cân Ít Hoặc Tăng Cân Quá Nhanh
Khi mẹ bầu bị rối loạn về cân nặng thì khả năng cao đây cũng sẽ là một dấu hiệu thai nhi yếu với những ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng thai nhi. Khi cân nặng bà bầu tăng lên quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ cũng biểu hiện thai đang bất ổn, tăng cân chậm có thể thai nhi suy dinh dưỡng và nếu tăng cân nhanh cần cảnh giác trước nguy cơ “đáng gờm” là tiền sản giật.
Trung bình trong 9 tháng 10 ngày, mẹ cần tăng khoảng 10 – 12kg là vừa đủ, mức cân nặng này có thể chênh lệch một chút, tùy vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng của mỗi mẹ.
3. Thai Chuyển Động Bất Thường
Những cú máy đạp chính là dấu hiệu sinh tồn của bé. Tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Song, nếu sau thời gian thai máy đều đặn, mẹ nhận thấy rằng bé bỗng dưng hiếu động một cách bất thường, quẫy đạp quá nhanh trong vòng 12 giờ thì rất có thể thai nhi đang bị ngộp thở do thiếu oxy. Ngược lại, thai máy quá chậm hoặc ngừng hẳn cũng không kém phần nguy hiểm, lúc này nguy cơ thai chết lưu trong bụng mẹ là điều khó tránh khỏi.
4. Chiều Cao Tử Cung Tăng Nhanh
Chiều cao tử cung là số đo giúp bác sĩ đánh giá mức phát triển của thai nhi và suy ra được kích thước, cân nặng thai nhi. Trong trường hợp mẹ mang thai đơn nhưng chiều cao tử cung lại tăng đáng kể thì mẹ bầu có thể bị đa ối hoặc các vấn đề bất thường ở thai nhi. Đừng nên chủ quan, hãy tới bệnh viện gặp bác sĩ để có sự chẩn đoán chính xác nhất nhé.
5. Tử Cung Cứng Đờ
Đây là trường hợp hết sức nguy hiểm. Nếu trong thai kỳ mẹ cảm thấy tử cung cứng đờ, kết hợp với những cơn đau kéo dài thì chắc chắn đó là dấu hiệu cho thấy mẹ đã bị bong nhau non. Hậu quả của việc bong nhau non có thể lấy đi tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi, thậm chí dẫn tới tử vong. Do đó sự chủ quan có thể khiến bạn ân hận cả đời.
6. Mẹ Bị Ngứa Toàn Thân
Ngứa ngáy khi mang thai là chuyện bình thường, do thay đổi nội tiết tốmà ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân triệu chứng ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể là những dấu hiệu của hội chứng ứ mật intrahepatic. Bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh… Do đó phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm kỹ lưỡng khi thấy ngứa bất thường để được phát hiện điều trị sớm.
7. Thường Xuyên Hoa Mắt, Chóng Mặt
Nhiều thai phụ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, nếu thường xuyên chóng mặt, hoa mắt thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Vì đây có thể là biểu hiện của bệnh huyết áp thấp thai kì. Cũng nguy hiểm như huyết áp cao, thai phụ bị huyết áp thấp dễ bị mất nước. Khiến cho quá trình lưu thông máu vào bào thai bị chậm, đe dọa tính mạng thai nhi.
Nếu thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, mẹ bầu cần đi khám để được kiểm tra sức khỏe kịp thời.
8. Sốt Cao
Sốt cao trong thời gian mang bầu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nhiễm trùng mà mẹ bầu mắc phải. Đe dọa tính mạng và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Đặc biệt, nếu mẹ bầu có triệu chứng sốt cao kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, đau khớp… thì cần đi khám ngay. Nguyên nhân có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus… Và có thể dẫn đến điếc bẩm sinh ở thai nhi.
9. Chảy Sữa Trong Thai Kỳ
Có những bà mẹ sinh con dạ sẽ có sữa non sớm, từ tuần thứ 30 thai kỳ, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu như tiết sữa kèm theo triệu chứng đau bụng và chảy máu âm đạo, đặc biệt là người có tiền sử sẩy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý vì nó có thể liên quan tới sự phát triển bào thai và gây nguy cơ sẩy thai. Khi đó cần thực hiện kiểm tra nội tiết để điều trị kịp thời.
10. Chảy Máu Âm Đạo
Các mẹ lưu ý, trong suốt thời gian mang thai, nếu mẹ thấy có một lượng nhỏ máu ở âm đạo thì cần phải siêu âm để xác định nguyên nhân ngay lập tức. Đó có thể là dấu báo tiềm ẩn nguy cơ thai ngoài tử cung (nếu ở những tuần đầu thai kỳ), hoặc nguy cơ động thai, thậm chí là nguy cơ sẩy thai, thai lưu (nếu thấy máu đỏ sậm). Lúc này mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn và uống thuốc theo đơn của bác sĩ, kết hợp nghỉ ngơi để dưỡng thai. Nói chung, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào, dù kèm đau bụng hay không mẹ cũng nên tới bệnh viện để kiểm tra chắc chắn.
11. Nước Ối Quá Ít Hoặc Quá Nhiều
Nước ối là một trong những yếu tố duy trì dinh dưỡng cung cấp cho sự sống của thai nhi. Quá nhiều hoặc quá ít nước ối phản ánh tình trạng xấu trong sự phát triển của bé. Nước ối có thể chỉ ra hệ thống thần kinh trung ương, tim mạch và những hoạt động liên quan đến các bộ phận cơ bản. Nếu ít ối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi, thận thai nhi không đầy đủ.
Các mẹ biết đấy không phải mẹ bầu nào cũng có may mắn được hưởng một thai kỳ trọn vẹn đến ngày sinh nở. Chính vì thế các mẹ chớ chủ quan, xem nhẹ các biểu hiện bất thường trong thai kỳ vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu và cần can thiệp ngay lập tức để điều trị sớm.
Nguyễn Ngọc
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.