Ngày nay, việc tập luyện Yoga đang ngày càng phổ biến vì những lợi ích về sức khỏe và tinh thần mà bộ môn này đem đến người tập luyện. Nhưng ít người tìm hiểu về lịch sử ra đời của nó bắt nguồn từ đâu và yoga thực sự là gi?
Vậy hôm nay mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu yoga thực sự là gì và nguồn gốc lịch sử của nó đến từ đâu cùng | thuocthang.com.vn nhé !
1. Yoga và tập yoga thực sự là gì ?
-Yoga là tên gọi của một bộ môn luyện tập khá toàn diện cho cả thân và tâm. Từ yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là đoàn kết, tham gia…. Tuy nhiên, để hiểu đúng tinh thần của bộ môn này thì yoga có nghĩa là hợp nhất. Theo quan điểm của bộ môn này, tinh thần và thể chất của con người là một thể thống nhất. Việc tập luyện sẽ giúp hai yếu tố này hợp nhất với nhau.
-Tập yoga có nghĩa là chúng ta sẽ tiến hành tập luyện những tư thế (asana) có tác dụng hợp nhất tinh thần và thể chất theo đúng tinh thần của từ yoga. Điều chủ yếu nhất của tập yoga là sự kỷ luật, kiên nhẫn và bền bỉ. Thông qua việc tập yoga, không chỉ thể chất mà cả tinh thần của con người cũng được cải thiện tích cực. Đây có thể coi là sự thực hành để kết nối tâm trí và cơ thể thông qua các tư thế khác nhau, thiền định và hơi thở.
Theo nghĩa rộng hơn, tập yoga còn là một hình thức tập luyện để con người hợp nhất và trở thành một phần của vũ trụ hoặc vũ trụ cũng là một phần bên trong của con người. Chính điều này sẽ giúp tâm trí con người được mở rộng và thư giãn.
2. Bí mật lịch sử ra đời của yoga từ đâu ?
Bên cạnh việc tìm hiểu yoga là gì thì yoga có nguồn gốc từ đâu cũng là điều còn tương đối xa lạ với chúng ta. Cho đến nay, nguồn gốc của yoga vẫn là một sự tranh cãi nhưng quan điểm yoga xuất phát từ Ấn Độ lại được khá nhiều người đồng tình. Theo đó, yoga là một trong sáu trường phái triết lý của Ấn Độ và xuất hiện vào khoảng 5000 năm trước. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra được bằng chứng cho điều này dựa trên cuộc khảo cổ tại thung lũng Indus Saraswati ở miền Bắc Ấn Độ.
Vào thời kỳ cổ điển, Yoga là sự mâu thuẫn gay gắt của những niềm tin tôn giáo và của những kỹ thuật tập luyện với nhau. Sage Patanjali xuất hiện, ông được xem là cha đẻ của nền Yoga cổ điển với tác phẩm Yogasutras kinh điển được viết trong khoảng thời gian giữa thế kỷ thứ 2 trước công nguyên.
Tác phẩm của ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa dạo Hindu và cho cả Yoga hiện đại.
Trong tác phẩm kinh điển của Sage Patanjali, ông viết về tám con đường thực hành Yoga, đó là: Yama (kỷ luật đạo đức), Niyama (quan sát), Asana (tư thế vật lý), Pranayama (kỹ thuật thở), Pratyahara ( hủy đi các cảm xúc), Dharana (tập trung), Dhyana (thiền định), Samadhi (giác ngộ).
Vài thế kỷ sau đó, những bậc thầy Yoga đã dựa vào những triết lý của Sage Patanjali và dần hình thành được một hệ thống các bài tập luyện Yoga để có được một cơ thể khỏe khoắn hơn. Họ đã phủ nhận những niềm tin, tư tưởng cổ xưa của kinh Vệ Đà trong Yoga và cho rằng tập luyện để có cơ thể trẻ trung mới là ý nghĩa thật sự của sự khai sáng. Họ đã phát triển các bài tập Yoga làm nền tảng làm cho cơ thể và tinh thần chúng ta “sạch” hơn, gỡ bỏ sự gò bó, kết nối tinh thần và cơ thể chúng ta lại với nhau.
Thời kỳ Yoga hiện đại, Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19, Yoga bắt đầu phổ biến ở những nước phương Tây. Nhưng đó không phải là Yoga truyền thống của Ấn Độ mà là một Yoga đã được thay đổi nhiều để phù hợp hơn với các yếu tố văn hóa, tôn giáo của người phương Tây.
Trong những năm 1920 và 30, Hatha Yoga được quảng bá mạnh mẽ ở Ấn Độ thông qua tác phẩm của Swami Sivananda, T. Krishnamacharya và những người khác. Sivananda là tác giả của trên 200 đầu sách về Yoga, là người đã mở rất nhiều trung tâm yoga trên toàn thế giới và đào tạo các giáo viên Yoga.
Những bài tập thực hành Yoga được phát triển bởi nền văn minh ở miền bắc Ấn Độ và bắt đầu trong bối cảnh của mối quan hệ sư phụ-đệ tử. Những người thực hành Yoga đã luyện tập trong điều kiện khổ hạnh, tìm cách kiểm soát cơ thể, giảm bớt ham muốn – một trong những trở ngại cho việc đạt tới sự giác ngộ. Và cuối cùng, một số thiền sinh bắt đầu nhìn thấy rằng cơ thể không phải là sự trở ngại cho việc đạt tới sự hòa hợp với vũ trụ mà nó chính là phương tiện. Từ đó, họ tạo ra các bài tập thực hành nhằm cân bằng và kích thích cơ thể. Triết lý này được gọi là Tantra Yoga, dần dần dẫn tới việc khám phá cơ thể – 1 định nghĩa mang tính tâm linh, vốn là tiền thân của Hatha Yoga.
Qua bài viết, ta mới biết được Yoga đã phải trải qua thời kỳ đến khá dài, hình thành và phát triển các hệ thống triết lý và hệ thông bài tập. Dù ở khía cạnh nào, Yoga cũng có mục đích hướng người tập đến các giá trị nhân văn và một cơ thể khỏe mạnh.
Danh Trường
Yoga tiền sản là các bài tập được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho “cục cưng” trong bụng. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu các bài tập yoga giúp mẹ bầu thật dẻo dai và khỏe mạnh, thai nhi phát triển đúng chuẩn nhé !
Để giúp cho những người mới bắt đầu với yoga mà còn bối rối không biết phân biệt giữa các trường phái khác nhau và yoga có những loại nào? Hãy cùng Thuocthang.com.vn Tham khảo ngay những trường phái phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào tiêu chí, tính cách cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người mà biết để lựa chọn mình loại hình yoga thích hợp nhất nhé!
Lo lắng thường góp phần khiến chúng ta mắc kẹt trong những thói quen mà chúng ta không muốn. Trong bài viết hôm nay, Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn đến bạn bài Thực hành chánh niệm Để Xoa Dịu Sự Lo Lắng Và Nuôi Dưỡng Sự Tò Mò. Thực hành chánh niệm này cho phép chúng ta xoa dịu những suy nghĩ đua đòi bằng cách cho phép chúng ta điều chỉnh để thể hiện nhận thức.
Hiện nay các bệnh lý về xương khớp ngày càng tăng cao, bệnh thoái hóa khớp gối cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân là do tuổi tác, loãng xương, béo phì …
Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.
Bài tập Kegel ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được mọi người biết tới như phương pháp luyện tập an toàn để cải thiện tình trạng sức khỏe, bệnh lý và chức năng sinh lý cho nam giới. Bài tập Kegel cũng tác động tốt tới vùng cơ xương cụt, cơ vùng chậu ở nam giới, đặc biệt là người từng phẫu thuật tuyến tiền liệt, người thường xuyên táo bón, mang vác vật nặng, bệnh lý bàng quang hoặc đường ruột,…
Hiện nay, Những bài tập chữa đau thần kinh tọa được rất nhiều người quan tâm, vì luyện tập yoga hàng ngày có thể cải thiện đáng kể sức khỏe và làm giảm các cơn đau thần kinh tọa
Bắp đùi là nơi rất dễ tích tụ mỡ thừa. Việc tích mỡ ở đùi không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn khiến trọng lượng cơ thể bị dồn xuống phía dưới, lâu dài sẽ có nguy cơ bệnh tật như: xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu... Khác với cơ chế vận động toàn thân để đốt mỡ của Cardio, Yoga giúp tăng cường sức bền của các nhóm cơ hiệu quả bằng các vận động tĩnh nhưng hiệu quả không kém các động tác vận động mạnh mẽ.
Theo giáo viên Yoga, các bài tập Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Khi áp dụng các bài tập Yoga phù hợp, nó sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhức cổ gáy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt và đồng thời giúp cải thiện vóc dáng đẹp hơn.