Bệnh da liễu là một trong những bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da. Bệnh có thể không nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng của chúng ta nhưng lại tác động vào bề mặt da gây mất thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp, khó khăn trong sinh hoạt trong và cuộc sống do những cảm giác khó chịu, đau rát do bệnh ngoài da gây nên.
Nguyên nhân gây nên các bệnh về da là do: Làm sạch ko đúng cách, môi trường sống ẩm thấp, bụi bặm, nguồn nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn, ăn uống quá dư thừa dầu mỡ,... Bên cạnh đấy có một lượng ko nhỏ bệnh nhân bị viêm da do tự ý dùng mỹ phẩm tự chế hoặc truyền tai nhau, khi bị bệnh thì đến điều trị ở những nơi không đủ uy tín, cũng có nguyên nhân dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ nên dẫn đến những biến chứng vô lường. Bởi vì, Da là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Da có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể che chở cho cơ thể chúng ta khỏi những tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Vì thế, cách tốt nhất để bảo vệ làn da của chúng ta chính là tìm ra các bệnh da liễu thường gặp để có cách chữa trị kịp thời nhanh chóng.
Bệnh da liễu là một trong những bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da. Bệnh có thể không nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng của chúng ta nhưng lại tác động vào bề mặt da gây mất thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp, khó khăn trong sinh hoạt trong và cuộc sống do những cảm giác khó chịu, đau rát do bệnh ngoài da gây nên.
Nguyên nhân gây nên các bệnh về da là do: Làm sạch ko đúng cách, môi trường sống ẩm thấp, bụi bặm, nguồn nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn, ăn uống quá dư thừa dầu mỡ,... Bên cạnh đấy có một lượng ko nhỏ bệnh nhân bị viêm da do tự ý dùng mỹ phẩm tự chế hoặc truyền tai nhau, khi bị bệnh thì đến điều trị ở những nơi không đủ uy tín, cũng có nguyên nhân dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ nên dẫn đến những biến chứng vô lường. Bởi vì, Da là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Da có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể che chở cho cơ thể chúng ta khỏi những tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Vì thế, cách tốt nhất để bảo vệ làn da của chúng ta chính là tìm ra các bệnh da liễu thường gặp để có cách chữa trị kịp thời nhanh chóng.
Sau đây, Thuocthang.com.vn xin chia sẻ một số bệnh ngoài da hay gặp nhất
1. Ghẻ:
Là bệnh lây truyền trong gia đình, tập thể. Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng có tên Sarcopte Scabiei. Đây là loại bệnh được khá nhiều người biết đến. Thường xuất hiện ở khắp mọi nới nhất là những khu vực có dân cư đông đức và điều kiện vệ sinh sinh hoạt kém, khí hậu nóng ẩm.
Triệu chứng gồm: nổi mụn nước ở các kẽ tay, cổ tay, vùng bụng, bộ phận sinh dục, ngứa nhiều về ban đêm. Trong gia đình người bệnh thường có vài người mang biểu hiện tương tự
2. Viêm da cơ địa:
Đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em và ít hơn ở người lớn. Nguyên nhân tạo nên viêm da cơ địa là yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.
Biểu hiện bệnh:
Cấp tính: thường xuất hiện các đám phát ban đỏ hình tròn, trên bề mặt nổi nhiều mụn nước và vảy tiết. Trên bề mặt da tiết dịch và phù nề. Đây là lúc người bệnh rất ngứa đau rát nhất là về đêm.
Mãn tính: sắc tố da của người bệnh bị thay đổi, rối loạn và xuất hiện nhều đám da sần, dày sừng bong tróc và vẫn rất ngứa.
3. Viêm da tiếp xúc:
Là bệnh do chúng ta tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, chất gây dị ứng. Triệu chứng: bạn sẽ bị nổi ban đỏ, phát ban các khu vực bị bệnh như cổ, đầu, trán, mặt mí mắt, bụng, chân tay và rất ngứa diện tích phát ban của bệnh được giới hạn và chỉ lan rộng ra khi bệnh trở nên nặng hơn. Viêm da tiếp xúc gồm 2 loại viêm chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.
4. Chốc lở:
là một bệnh nhiễm trùng da chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn.
5. Mụn cóc (mụn cơm):
Đây không phải là bệnh ung thư mà là do siêu vi trùng papillomavirus gây nên. Mọi người đều có thể bị mụn cơm trẻ em thường bị nhiều hơn người lớn. Mụn cơm có thể lan truyền từ phần này sang phần khác trong cơ thể hoặc lây từ người này hay người kia.
6. Chàm – Eczema:
Chàm (Eczema) là một thể bệnh gồm một nhóm các bệnh ngoài da và thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Hiện nay, bệnh chàm chiếm đến 25% trên tổng số những người mắc bệnh ngoài da ở Việt Nam.
Nguyên nhân: do cơ địa người bệnh và do tiếp xúc với các hóa chất trong cuộc sống và công việc, ăn phải thức ăn lạ…hoặc do cơ thể bị rối loạn, sức đề kháng kém.
Triệu chứng: ngứa, nổi mụn nước trên bề mặt da. Những mụn nước này không mọc riêng rẽ mà tập trung thành từng mảng phát ban mẩn đỏ sưng tấy. Sau một thời gian, các vùng da bị chàm nhẵn lại và tạo lớp vảy trên bề mặt da bong tróc và dạn nứt. Sau đó, da dần chuyển đổi màu sắc tố da có teher bị sẫm lại thâm lại rất đáng sợ.
Chàm có ở nhiểu thể dạng như chàm tổ đỉa, chàm tiết bã,…
7. Bệnh vảy nến:
Là bệnh chiếm đến 10% tổng số người mắc bệnh ngoài da. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính xảy ra khi các tế bào da phát triển nhanh chóng, cơ thể không thể lột da tế bào thừa này đo đó những mãng vảy màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp như sáp nến làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Theo nghiên cứu và cuộc thống kê thì nam giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Đây là loại bệnh có thể phát theo từng đợt và cũng có thể giảm bệnh theo mùa.
Nguyên nhân: do di truyền, nhiễm khuẩn do tâm lý người bệnh bị stress,…
Triệu chứng: trên da xuất hiện các đám đỏ có giới hạn rõ ràng, bề mặt da gồ ghề do phủ trên bề mặt da là những lớp vảy trắng đục dễ bong tróc, cạo ra thành vụn có hình dạng giống nến vụn. Bên cạnh đó, bệnh gây tổn thương trên da và cả cho khớp, cho móng chân tay cho toàn thân nữa.
8. Bệnh zona:
Bệnh có tên khoa học là Herpes zoster, bệnh do virút cùng loại vi-rút thuỷ đậu gây nên. Vi-rút này có tên là Varicella zoster. Bệnh zona có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu.
9. Bệnh viêm da mủ:
Đây là bệnh ngoài da thường xảy ra vào mùa hè. Bởi vì thời tiết lúc này rất nóng nực và cơ thể tiết nhiều mồ hôi khi gặp tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn sẽ dễ mắc bệnh.
Triệu chứng: người bệnh bị viêm nang lông, bị mụn nhọt,chố lở, hăm kẽ và ngoài ra còn bị chóc mép, chốc loét…
10. Nổi mề đay – mẩn ngứa:
Đây là một bệnh da liễu thường gặp và cũng gây ngứa ngáy, đau bỏng rát khó chịu cho ngừơi bệnh. Bạn càng gãi, càng động vào vùng da bị mề đay thì càng ngứa và có thể bị chảy máu và bị bội nhiễm.
Nguyên nhân:
+ Dị ứng với thuốc, với thức ăn, với một số chất kích ứng.
+ Côn trùng cắn.
+ Tiêu thụ quá tải những loại thức ăn chữa nhiều đạm canxi.
Ước tính 10% dân số thế giới đang mắc bệnh mề đay.Và nếu như mề đay không được chữa trị kịp thời thì hiện tượng nổi mụn da dày mẩn ngứa sẽ tái phát suốt đời.
11. Nấm đầu:
Bệnh có tên gọi khác là bệnh Ecpet mảng tròn là bệnh nhiễm nấm dưới chân tóc , và dưới da. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy nó biểu hiện bằng từng mảng tròn trắng , hoặc đục vàng rất giống gàu, chúng có mùi hôi rất đặc trưng gây ngứa và khó chịu. Bệnh này có khả năng lây qua đồ dùng nếu dùng chung như mũ, nón, lược.
Triệu chứng là da đầu dày lên, vảy bong tróc, ngứa và bị rụng tóc trong suốt thời gian bị bệnh.
12. Lang ben:
là bệnh do loại nấm có tên Malassezia furfur gây nên. Triệu chứng: da rất dát và nổi sẩn có vảy. Thường xuất hiện ở những vùng da có tuyết bã nhờn hoặt dộng mạnh.
Bệnh này tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng của cơ thể, phụ thuộc vào độ PH của da và cả độ ẩm của da. Cho nên có thể giải thích một số trường hợp trong một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng người khác lại không mắc.
13. Nấm chân tay và móng:
là da chân tay rất khô, lột da, các móng tay chân bị ăn mòn dần vào trong và sần lên ngứa rất khó chịu.
14. Bệnh nấm da đùi (tinea cruris):
là một bệnh nấm hay gặp xảy ra ở da vùng mặt trong đùi, mông và vùng sinh dục. Bệnh do một loại nấm có tên là dermatophytes gây ra. Bệnh lây do dùng chung khăn, quần áo hoặc qua quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh.
15. Bệnh á sừng:
Đây là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn.
16. Tổ đỉa:
Bệnh rất hay gặp ở tay, tiếng Anh gọi là Pompholyx, hoặc viêm da mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân thường có cơ địa dị ứng và bệnh thường xảy ra sau khi có stress.
17. Nấm kẽ chân:
Do các loài Epidermophyton, Trichophyton gây nên. Tổn thương ban đầu bợt trắng hơi bong vảy, nổi một số mụn nước, ngứa nhiều, gãi trợt da, có nền đỏ, có khi viêm nề, sưng tấy do nhiễm khuẩn thứ phát, khi đó bệnh nhân có thể sốt, hạch bẹn sưng. Nấm có thể lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, đôi khi có mụn nước sâu dạng tổ dỉa ở lòng bàn chân .
Những lưu ý khi mắc phải những bệnh ngoài da
Nên:
Mặc áo chất liệu mềm nhẹ thoáng mát, luôn đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là vùng bị tổn thương vì bệnh ngoài da đúng cách, tốt hơn hết là nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chú trọng thực đơn, tránh các loại thực phẩm làm tình trạng da nặng thêm, đặc biệt là với các bệnh mề đay, dị ứng,...
Đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể, để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị hợp lý.
Không nên:
Không tùy tiện gãi, cào hoặc tác động mạnh lên vùng da bệnh, điều đó sẽ khiến bệnh ngoài da thêm trầm trọng, nguy cơ nhiễm trùng cao.
Không tự ý uống thuốc, bôi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, cũng như tuyệt đối không được dùng các loại thuốc tự chế, các phương pháp truyền miệng không có căn cứ khoa học.
Không sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh khi đang bị các bệnh ngoài da.
Ngọc Nguyễn
Người bệnh xuất huyết não khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng này.
Phình mạch máu não là tình trạng mạch máu não phình lên bất thường, có thể có nguy cơ gây ra vỡ mạch. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh phình mạch não sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị kịp thời, giúp tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập: Một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai là nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi bị thương. Để làm được điều này, cơ chế đông máu rất quan trọng. Nếu máu đông không đúng lúc, nó có thể là thủ phạm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
Bệnh vảy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Dù không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên vảy phấn hồng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Vậy, vảy phấn hồng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và điều trị thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh vảy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Dù không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên vảy phấn hồng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Vậy, vảy phấn hồng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và điều trị thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm da cơ địa đối xứng là một dạng khá phổ biến của bệnh viêm da cơ địa. Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cả ngày lẫn đêm, khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti và ngại tiếp xúc với mọi người. Vậy bệnh viêm da cơ địa đối xứng là gì? Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa đối xứng như thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây !
Mụn cóc phẳng là một dạng mụn mịn, phẳng đầu (không có đầu mụn) nổi lên trên da. Nó thường có màu nâu sẫm hoặc nâu vàng và kích thước chỉ bằng đầu một chiếc định cỡ nhỏ.
Mụn cóc phẳng thường xuất hiện trên mặt, mu bàn tay hoặc bàn chân, và có xu hướng cùng lúc xuất hiện nhiều hoặc xuất hiện liên tục nhiều mụn trong một khoảng thời gian ngắn.
Mụn cóc phẳng thường xuất hiện nhiều nhất ở những người đang trong độ tuổi thanh thiếu niên hoặc ở trẻ em. Thủ phạm gây ra mụn cóc phẳng là một dạng virus có tính truyền nhiễm, lành tính và thường không gây đau đớn hay ngứa ngáy.
Nấm da đầu (bệnh ecpet mảng tròn) là một dạng viêm nhiễm dưới chân tóc do các loại nấm ký sinh gây ra, điển hình nhất là nấm Trichophyton và Pierdraiahortai. Nấm da đầu biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các vết loét thành các mảng tròn rộng hay xuất hiện những mảng màu trắng, đóng thành vảy trên da đầu.
Khi bị nấm da đầu, nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây mất tự tin khi giao tiếp. Đặc biệt, còn có nguy cơ tạo ra một số vết sẹo vĩnh viễn trên da đầu và các vết rụng tóc gây hói đầu ngay cả sau khi điều trị.
Nấm da là bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới nóng ẩm, môi trường vệ sinh kém tạo điều kiện cho bệnh phát triển và lây lan. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là xuất hiện những đốm da tròn, đổi màu và rất ngứa. Khi bệnh không được điều trị đúng sẽ dễ dàng bị bội nhiễm vi khuẩn, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, điều trị nhiễm nấm nói chung khá đơn giản. Thời gian điều trị phụ thuộc vào loại nấm bạn nhiễm, mức độ nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe khác mà bạn có như vấn đề với hệ thống miễn dịch. Thời gian điều trị có thể ngắn trong vòng một vài ngày (như nhiễm nấm âm đạo) hoặc có thể kéo dài đến tám tuần (như nhiễm nấm da đầu). Dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ đưa ra cho các bạn một vài gợi ý về những loại thuốc trị nấm da tốt nhất hiện nay để bệnh nấm da sẽ không còn là phiền phức đối với các bạn nữa.