Ăn mặn thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp, nguyên nhân do Ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp. Ngoài ra, "Ăn mặn không chỉ ảnh hưởng tới huyết áp mà còn gây ứ muối tại tim gây hại cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, với người bị tăng huyết áp ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ bị suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, vỡ mạch máu não tử vong sau 1-2 phút", GS. Khải nói.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gram muối trên/ ngày. Tuy nhiên, Tại Việt Nam kết quả khảo sát ở một số địa phương của Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện cho thấy mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người Việt khoảng 15g mỗi ngày, nhiều gấp 3 lần do với khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới.
Theo GS. Phạm Gia Khải, nguyên viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam nguyên nhân khiến cho người Việt Nam ăn mặn xuất phát từ lý do thời tiết. Do thời tiết khí hậu nhiệt đới nắng nóng, người dân lao động ra nhiều mồ hôi nhiều mất muối vì ăn mặn để bù lại lượng muối đã mất.
Nguyên nhân ăn mặn thứ 2, có liên quan tới điều kiện kinh tế khó khăn người dân ăn phải ăn mặn để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, lý do ăn mặn do vấn đề kinh tế ngày càng ít đi thay vào đó là thói quen ăn mặn bị tập nhiễm từ khi con nhỏ tăng lên.
Lượng muối tiêu thụ hàng ngày của người Việt chủ yếu từ việc nêm nếm trong quá trình chế biến, nấu nướng, các loại nước chấm. Ngoài ra còn có một lượng lớn đến từ các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ đóng hộp, giò chả, mỳ tôm...
Đáng lưu ý, mì chính cũng là một loại muối với tên gọi monosodium glutamate tuy nhiên khi nêm nếm ít người để ý.
Không ít người cho rằng ăn đặm (mặn) mới ngon và đậm đà. Nhưng ít người biết được ăn mặn liên quan tới căn bệnh tăng huyết áp. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể gây đột quỵ và tử vong bất cứ lúc nào.
Một Số Bệnh Liên Quan Đến Thói Quen Ăn Mặn
Bệnh cao huyết áp
Ăn mặn thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp, nguyên nhân do Ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.
Các bệnh về tim mạch
"Ăn mặn không chỉ ảnh hưởng tới huyết áp mà còn gây ứ muối tại tim gây hại cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, với người bị tăng huyết áp ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ bị suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, vỡ mạch máu não tử vong sau 1-2 phút", GS. Khải nói.
Ảnh hưởng đến sinh lý đàn ông
Ngoài ra, Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến thận, thận là một trong những bộ phận quan trọng quyết định đến sinh lý của người đàn ông. Chính bởi vậy, ăn mặn vừa phải không sao nhưng ăn quá mặn sẽ gây tổn thương đến tân dịch, làm suy yếu thần sắc ảnh hưởng đến sinh lý đàn ông.
Bệnh ung thư đường tiêu hóa
Không chỉ gây hại cho gan, thận và sức khỏe tim mạch, mà ăn mặn còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa trong đó có ung thư dạ dày và đại trực tràng
PGS.TS Hoàng Công Đắc, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện E cho hay thói quen ăn mặn quá 5gram/ ngày làm tan các chất nhầy phủ trên niêm mạc dạy dày. Điều này khiến cho các chất gây ung thư có trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các tế bào niêm mạc gây ra tổn thương các tế bào. Quá trình ăn mặn diễn ra trường diễn sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và đại trực tràng.
Một số nghiên cứu chỉ ra ở các nước Châu Âu tỷ lệ ung thư đường tiêu hóa cao liên quan tới cách ăn thịt muối, cá ướp muối.
"Còn tại Việt Nam những người thường ăn các thức ăn ướp muối như cá mắn, dưa cà muối… Nằm trong nhóm nguy có cao mắc các bệnh ung thư về đường tiêu hóa", PGS.TS Đắc nói.
PGS.TS Đắc cho hay ung thư dạ dày ban đầu triệu chứng rất mơ hồ hoặc không có triệu chứng. Một số bệnh nhân có thể đau âm ỉ vùng thượng vị, khó tiêu, đầy bụng… Lúc đầu các triệu chứng này thường xuất hiện thoáng qua về sau sẽ thường xuyên hơn.
Ở giai đoạn muộn các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn, gầy sút, da xanh, sờ thấy khối u, đại tiện phân đen…
"Phòng ung thư dạ dày bằng cách hạn chế ăn mặn, ăn thịt cháy, hạn chế rượu bia thuốc lá. Trong gia đình có người bị mắc ung thư dạ dày nên đi tầm soát thường xuyên 6 tháng/lần"
Ngọc Nguyễn
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: