Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm bạn có thể mắc phải sau khi sinh. Nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của bé, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu bị mắc chứng này, bạn sẽ có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi vì bạn cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con bạn.
Nguyên Nhân Của Trầm Cảm Sau Sinh
Hiện tại chưa có một bằng chứng nào xác định chắc chắn tại sao một số phụ nữ lại bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh và những phụ nữ khác lại không bị.
Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến trầm cảm sau sinh được xem xét trên một số nguyên nhân chính như: Sự thay đổi mạnh nồng độ các hormon estrogen và progesterone sau khi sinh; Sự mệt mỏi về thể lực và tinh thần đi kèm theo là sự thiếu ngủ sau sinh; Sự thay đổi trách nhiệm và vai trò của bản thân sau sinh.
Những vấn đề liên quan đến giới tính của trẻ, sự thiếu quan tâm của gia đình. Hay việc từ bệnh viện về nhà cũng có thể làm tăng cảm giác không an toàn đối với một người mới sinh; Những sản phụ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh.
Các Triệu Chứng Của Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh
Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh và trầm cảm xảy ra trước hoặc trong khi mang thai đều giống nhau. Bạn có thể có trầm cảm sau sinh nếu bạn có năm hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây xảy ra hầu như mỗi ngày, hầu hết thời gian trong ngày và kéo dài ít nhất là hai tuần liên tiếp:
Các dấu hiệu khác của trầm cảm bao gồm:
Trong các trường hợp hiếm hoi, một số phụ nữ trầm cảm sau sinh có những suy nghĩ ảo tưởng hoặc ảo giác và có thể gây hại cho con họ.
Lưu ý: nếu bạn có những suy nghĩ làm tổn thương cho bản thân hoặc con bạn, đây là một vấn đề sức khỏe khẩn cấp. Bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh Hiệu Quả
Việc điều trị trầm cảm sau sinh cũng giống như việc điều trị cho bệnh trầm cảm xảy ra trước hoặc trong khi mang thai. Nếu bạn có triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị thận trọng theo dõi và tái khám thường xuyên. Nếu các triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị điều trị tâm lý, thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai.
Liệu pháp nói chuyện, hay còn gọi là tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý, có thể nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hoặc một nhóm các phụ nữ đã trải qua kinh nghiệm tương tự. Trong gia đình hoặc các cặp vợ chồng điều trị, bác sĩ trị liệu sẽ làm việc với bạn, chồng hoặc người thân của bạn.
- Bạn bè và gia đình chắc chắn rằng người mẹ bị trầm cảm đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc.
- Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng.
- Đừng quên rằng người mẹ không được khỏe và đừng quấy rầy. Hãy cố gắng đối xử với cô ta như một căn bệnh bình thường.
- Khi cô ta không được khỏe thì hãy để cô ta nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì cô ta có thể làm bất cứ việc gì cô ta thích.
Hãy nhớ rằng trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 người mà cô ta có thể tin tưởng ở bên cạnh.
- Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sanh thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà.
- Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng thuốc an thần không hiệu quả và quay trở lại bác sĩ yêu cầu đổi thuốc. Với thuốc chống trầm cảm thì người bệnh có cảm giác khô miệng và buồn ngủ.
- Nếu dùng thuốc làm người bệnh cảm thấy khó chịu hơn thì nên đến bác sĩ đổi thuốc, nếu bạn dùng thuốc trong vài tuần mà không hiệu quả thì cũng nên đến bác sĩ thay đổi thuốc khác mạnh hơn hoặc tăng liều.
- Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.
- Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị bởi vì trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn thêm. Thông thường bác sĩ tiếp tục điều trị với thuốc trước đó. Sau đó nếu có hiệu quả thì giảm liều dần, và điều này dự phòng được việc tái phát.
Một số phụ nữ có trầm cảm sau sinh rất nặng mà không đáp ứng với liệu pháp nói chuyện hoặc thuốc. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể gợi ý điều trị điện (ECT). Phương pháp điều trị này sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào não trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Các chuyên gia tin rằng sự kích thích điện làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.
Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm.
Lưu Ý:
Luôn tham khảo bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thực phẩm bổ sung hoặc loại thuốc nào khác. Điều này còn quan trọng hơn nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ. Mọi thứ bạn ăn uống hay mọi chất mà bạn nạp vào cơ thể có thể truyền sang em bé qua sữa mẹ.
Tìm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu chứng trầm cảm sau sinh ở bạn trở nên rất nặng, nếu bạn có ý nghĩ làm hại bản thân mình hoặc làm hại em bé, hoặc nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như lẫn lộn, thấy ảo giác hoặc mất phương hướng. Những triệu chứng này cảnh báo vấn đề rất nghiêm trọng, đòi hỏi phải được điều trị y khoa.
Nguyễn Ngọc
Xoắn buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không phát hiện kịp thời, xoắn buồng trứng có thể dẫn tới hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh xoắn buồng trứng sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.
Vô sinh ở nam giới ngày một gia tăng, nên việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản ngày được quan tâm. Những trường hợp vô sinh, không có tinh trùng trong tinh dịch để điều trị cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ để lấy được tinh trùng. Một số biện pháp được áp dụng để lấy tinh trùng được cho là những vị cứu tinh cho cánh đàn ông muốn có con nhưng không thể lấy được tinh trùng bằng biện pháp tự nhiên.
Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Để hiểu rõ hơn kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé!
Nếu mẹ bầu sinh con bằng phương pháp mổ chắc hẳn sẽ rất đau và mất sức, do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh lấy lại sức khỏe, lượng sữa chảy về dồi dào. Vì thế mẹ nên tham khảo một số kiến thức hay về cách ăn uống hợp lý, nguồn thực phẩm nào tốt cho sức khỏe cho mẹ lẫn bé. Dưới đây Wiki Cách Làm sẽ mách nhỏ một số bí quyết hay về việc sau khi sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vết thương ở bụng nhanh lành mà không để lại sẹo.
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh, dày lên hoặc ngược lại, tóc bị rụng nhiều và mỏng đi...
Hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không là tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai. Các bác sỹ đã chỉ ra rằng, các mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.
Bài viết dưới đây sẽ điểm danh các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu hãy ghi nhớ để theo dõi nhé!