Đau bao tử (dạ dày) là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, Đau bao tử là triệu chứng của khá nhiều bệnh chứng ở dạ dày như : Dạ dày tá tràng viêm loét, dạ dày sa, ung thư dạ dày, rối loạn thần kinh chi phối dạ dày.
Theo y học cổ truyền, bệnh đau dạ dày thường do những nguyên nhân như: Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, thức ăn lạnh, cay hoặc uống nhiều bia, rượu...Bởi vậy, để điều trị thì người bệnh cần phải biết đau bao tử nên làm gì.
Hy vọng 10 quy tắc dưới đây giúp ích cho người bệnh và cả người trong nhóm nguy cơ đối phó với căn bệnh khó chịu này. Mời anh chị theo dõi bài viết.
1. Nên thư giãn, tránh căng thẳng.
Căng thẳng kéo dài chính là nguyên nhân chính gây đau bao tử. Bởi khi thần kinh bất ổn sẽ khiến dạ dày tiết axit nhiều hơn bình thường dẫn đến tình trạng dư axit dạ dày. Gây tổn thương niêm mạc, ăn mòn xuất hiện các ổ loét khiến bệnh đau dạ dày trở nên khó chữa hơn.
Ngoài ra trạng thái căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, gây ra các hệ quả:
Hậu quả là tầng bảo vệ niêm mạc bao tử bị thương tổn, lở loét, dẫn đến hình thành bệnh đau bao tử. Chính vì vậy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
2. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, không để cơ thể quá mệt mỏi
Lao động quá nhiều, mệt mỏi quá độ sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng:
Do vậy, dù là lao động chân tay hay lao động trí óc thì anh chị cũng cần phải sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe để tránh và giảm đau bao tử.
3. Nói không với rượu bia
Rượu, bia chứa cồn, chất có thể tác động trực tiếp lên niêm mạc và gây tổn thương bao tử. Với người đã mắc bệnh thì rượu bia sẽ làm cho các ổ loét mở rộng hơn.
Ngoài ra Rượu bia ức chế sự tạo thành của lớp màng nhầy bảo vệ và bao phủ dạ dày, lớp màng này giống như 1 hàng rào ngăn cách thành dạ dày và các yếu tố tấn công. Không những vậy nó còn gây tăng tiết acid dịch vị làm mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công, acid tác dụng trực tiếp vào thành dạ dày khi khả năng bảo vệ của của lớp màng nhầy kém đi. Ở những người đã có vết loét, tế bào biểu mô đã bị tổn thương thì diễn tiến bệnh sẽ trở nên nhanh chóng hơn nhiều.
Ngoài ra uống rượu bia quá nhiều sẽ dễ mắc xơ gan, viêm gan, ung thư gan, ung thư tuyến tụy nguy hiểm.
4. Ăn uống đúng giờ, không để bụng quá đói
Khi quá đói sẽ dẫn đến tình trạng axit dịch vị trong bao tử ở nồng độ cao “tự tiêu hóa” niêm mạc. Thường xuyên để bụng đói dẫn đến đau bao tử.
Người bệnh đau bao tử để bụng đói sẽ gây ra các cơn đau.
5. Không tùy ý sử dụng và lạm dụng thuốc giảm đau
Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày, bao gồm: nhóm axit acetylsalicylic, nhóm thuốc chống viêm, nhóm thuốc hormone như sterol.
Người khỏe mạnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau, người đau bao tử càng không nên sử dụng.
Đặc biệt cần bỏ ngay thói quen sử dụng các loại thuốc không kê đơn, tự ý sử dụng là không có chỉ định của Bác sĩ.
6. Không nên uống cà phê và nước trà đặc
Cà phê, trà đặc đều có chất gây kích thích mà thông qua quá trình tiêu hóa, sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm loét dạ dày.
7. Ăn chậm, nhai kỹ
Nếu ăn nhanh, nuốt vội, nhai không kỹ sẽ tăng gánh nặng cho bao tử. Bao tử phải liên tục làm việc trong nhiều giờ để tiêu hóa thức ăn, dẫn tới tổn thương niêm mạc.
Ăn chậm, nhai kỹ vừa giúp thức ăn dễ tiêu hóa, đồng thời tăng tiết dịch tụy, giảm dịch mật và axit hydrochhloric, làm dịu bao tử, tránh các cơn đau.
8. Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no
Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây bệnh đau dạ dày.
Khi ăn quá no cũng dễ làm tổn thương bao tử vì thức ăn nhiều hiến bao tử nở to, thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu, dễ lên men, sinh đau bụng, ợ hơi ợ chua hay trào ngược thực quản.
9. Ăn uống hợp vệ sinh
Vi khuẩn đường ruột Hp là nguyên nhân gây ra trên 70% số ca mắc bệnh đường tiêu hóa ở nước ta, trong đó có viêm loét dạ dày.
Vi khuẩn Hp thường lây truyền qua đồ đựng thức ăn, bàn chải đánh răng, hôn… Ăn thực phẩm không sạch, uống nguồn nước bẩn cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn này.
10. Chữa bệnh càng sớm càng tốt
Bệnh đau bao tử gây những cơn đau dữ dội, thậm chí có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày hay ung thư dạ dày.
Phát hiện bệnh sớm, chữa bệnh kịp thời là yêu cầu quan trọng để tăng cơ hội khỏi bệnh.
Phương pháp dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả nhất, an toàn nhất, đơn giản nhất được lưu truyền là tinh bột nghệ và mật ong.
Pha tinh bột nghệ mật ong uống hoặc vo viên tinh bột nghệ mật ong uống hằng ngày mang lại hiệu quả chữa bệnh tuyệt vời.
Ngoài ra, anh chị cũng có thể chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam, gồm những nguyên liệu dễ kiếm ngay tại vườn nhà
Truy cập https://thuocthang.com.vn để xem thêm nhiều công thức chữa bệnh hàng ngày từ thực phẩm có sẵn trong mỗi gia đình nhé !
Mrs.Ngọc Nguyễn
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.