Để đón một em bé thông minh, khỏe mạnh chào đời, mẹ cần chuẩn bị sức khỏe và tâm lý tốt ngay khi mang bầu. Điều đó cùng với dinh dưỡng đúng và đủ lúc thai kỳ sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển thể chất và trí não của bé sau này. Ngoài ra, để bảo vệ tốt nhất cho bé tránh gây ảnh hưởng không đáng có cho bé từ khi còn trong bụng mẹ thì khi mang thai mẹ bầu cần phải chú ý Một số thói quen không tốt trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi và bà bầu.
1. Sử Dụng Thuốc Tây
Khi bà bầu uống thuốc chữa bệnh, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng gián tiếp hoặc gây bất lợi cho thai nhi. Mẹ hãy cẩn thận hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
Khi mang bầu trước thời gian 8 -10 tuần, nếu uống quá nhiều thuốc kích thích như estrogen, progesterone, thuốc chống động kinh, thuốc chống khối u ung thư và một số loại thuốc khác có thể gây dị tật cho thai nhi.
2. Uống Rượu
Kiêng rượu bia hoàn toàn trong thai kỳ giúp ngăn ngừa hội chứng nhiễm rượu bào thai. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến trí tuệ và hành vi của bào thai, nặng có thể gây sẩy thai. Hiện chưa có giới hạn nào về lượng rượu phụ nữ mang thai có thể uống được. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối tránh rượu bia trong suốt thai kỳ.
3. Hay Cáu Giận
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, trong quá trình mang thai, trạng thái căng thẳng của người mẹ có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Có rất nhiều cách để giải toả căng thẳng của bạn, chẳng hạn như tập thể dục và yoga thường xuyên.
Hãy kiềm chế để con bạn sinh ra được khỏe mạnh.
4. Ít Vận Động
Nếu công việc của bạn phải ngồi cả ngày, hãy đi lại nhiều nhất có thể để hít thở không khí trong lành và hoạt động cơ xương. Ngồi nhiều dễ khiến bà bầu phù nề dưới chân, gây ra bệnh trĩ làm chèn ép thai nhi trong bụng. Nếu phụ nữ mang thai làm việc trong môi trường y tế, cần phải được chăm sóc đặc biệt do việc tiếp xúc thường xuyên với các chất khử trùng.
5. Tiếp Xúc Với Hóa Chất
Hóa chất được cho là nguyên nhân của các khuyết tật bẩm sinh. Vì vậy, để đảm bảo tương lai cho trẻ em của bạn, nên tránh tiếp xúc với hóa chất, bao gồm các hóa chất mà bạn sử dụng hàng ngày.
Trong trường hợp công việc của bạn đòi hỏi phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa như làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy hoặc trong phòng thu, bạn luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang có nhãn hiệu đã được kiểm chứng.
6. Cúi Ngập Lấy Đồ
Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và gây áp lực lên bụng của bà bầu. Vì vậy, khi cần lấy đồ ở trên sàn nhà, bạn nên ngồi từ từ, khụy gối, không được cúi lưng.
7. Ngủ Quá Nhiều
Ngủ đủ giấc có thể giúp cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ quá nhiều lại khiến phụ nữ mang thai uể oải, mệt mỏi hơn. Vì vậy, cố gắng ngủ 8-9 giờ mỗi ngày, không nên nằm trên giường nhiều, dễ gây buồn ngủ, trừ khi buộc phải nghỉ ngơi do yêu cầu của bác sĩ.
8. Sử dụng smartphone quá nhiều
Smartphone là vật dụng phổ biến trong cuộc sống, nhưng phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng nhiều, bởi sóng điện từ có thể gây hại cho thai nhi. Hạn chế sử dụng, để điện thoại cách xa giường khi đi ngủ và chỉ sử dụng khi cần thiết là những khuyến cáo đối với bà bầu.
9. Đi Giầy Cao Gọt
Trong khi mang thai, cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone gọi là relaxin, làm nới lỏng các khớp. Ngoài ra, bạn sẽ tăng cân và bụng to ra, điều đó gây khó khăn cho việc cân bằng trên đôi giày cao gót, dễ trượt ngã, nguy hiểm cho cả mẹ và con.
10. Xách Đồ Nặng
Theo The Health Site, nếu bạn chỉ xách các loại đồ nhẹ nhàng như bánh kẹo, trứng, sữa, điều đó là bình thường. Nhưng xách một túi hàng tạp hóa nặng ít nhất 5-6 kg và đi bộ về nhà có thể khiến bạn bị vỡ ối sớm, gây ra các cơn co thắt tử cung và một số biến chứng khác, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.
11. Nằm Ngửa
Khi nằm ngửa, khối lượng thai nhi chèn ép lên các vùng tĩnh mạch và các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận của người mẹ, gây cản trở cho sự lưu thông máu cũng như quá trình vận chuyển oxy từ phần dưới cơ thể lên phần trên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ít chất dinh dưỡng và máu cung cấp từ cơ thể mẹ tới nhau thai.
12. Bế Em Bé
Phụ nữ mang thai mang bế trẻ em có thể gây ra lực quá mức lên thai nhi trong bụng và gây ra các cơn co thắt tử cung. Nếu vẫn cần phải bế em bé, bạn nên ngồi xuống và nhấc từ từ bé lên, tránh khom lưng, cúi gập người và bế bé quá lâu.
Ngọc Nguyễn
Xoắn buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không phát hiện kịp thời, xoắn buồng trứng có thể dẫn tới hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh xoắn buồng trứng sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.
Vô sinh ở nam giới ngày một gia tăng, nên việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản ngày được quan tâm. Những trường hợp vô sinh, không có tinh trùng trong tinh dịch để điều trị cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ để lấy được tinh trùng. Một số biện pháp được áp dụng để lấy tinh trùng được cho là những vị cứu tinh cho cánh đàn ông muốn có con nhưng không thể lấy được tinh trùng bằng biện pháp tự nhiên.
Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Để hiểu rõ hơn kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé!
Nếu mẹ bầu sinh con bằng phương pháp mổ chắc hẳn sẽ rất đau và mất sức, do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh lấy lại sức khỏe, lượng sữa chảy về dồi dào. Vì thế mẹ nên tham khảo một số kiến thức hay về cách ăn uống hợp lý, nguồn thực phẩm nào tốt cho sức khỏe cho mẹ lẫn bé. Dưới đây Wiki Cách Làm sẽ mách nhỏ một số bí quyết hay về việc sau khi sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vết thương ở bụng nhanh lành mà không để lại sẹo.
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh, dày lên hoặc ngược lại, tóc bị rụng nhiều và mỏng đi...
Hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không là tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai. Các bác sỹ đã chỉ ra rằng, các mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.
Bài viết dưới đây sẽ điểm danh các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu hãy ghi nhớ để theo dõi nhé!