Khám phụ khoa quả thực không thể nào bỏ qua đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên thực hiện việc này như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất không phải dễ. Do đó chị em đừng bỏ qua kinh nghiệm “vàng” dưới đây
Khám phụ khoa nữ là việc làm vô cùng cần thiết đối với chị em ở độ tuổi sinh sản. Đây được xem là “tấm thẻ bảo vệ” cơ thể nữ giới cơ bản nhất. Tuy nhiên trên thực tế rất ít chị em đi khám theo đúng khuyến cáo. Hiểu điều đó, | thuocthang.com.vn sẽ gửi đến chị em một số kiến thức và kinh nghiệm vàng khi khám phụ khoa.
BỆNH PHỤ KHOA LÀ BỆNH GÌ?
Đầu tiên tôi xin cung cấp cho chị em hiểu về bệnh phụ khoa. Bệnh phụ khoa là bệnh có liên quan đến sức khỏe sinh sản và thường xảy ra ở bộ phận sinh sản của nữ giới. Bệnh phụ khoa bao gồm các như: bệnh cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt,.. Hoặc những bệnh lý bên trong cơ thể liên quan đến sức khỏe sinh sản như viêm buồng trứng, dạ con, vòi trứng.
Dù cho là bất cứ bệnh phụ khoa nào cũng đều gây ra rắc rối nhất định cho chị em trong cuộc sống. Trong một vài tình huống, nếu mà chị em mắc các bệnh phụ khoa hiểm nguy rất có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của chị em. Do vậy tôi khuyên chị em nên đi khám và chữa trị các bệnh phụ khoa kịp thời khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.
TẠI SAO BẠN NÊN ĐI KHÁM PHỤ KHOA ĐỊNH KÌ ?
Bệnh phụ khoa là những bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục ở phụ nữ như : bệnh ở cơ quan sinh dục trên ( vòi trứng , buồng trứng , tử cung ) , bệnh ở cơ quan sinh dục dưới ( âm hộ , cổ tử cung , âm đạo )
Theo thống kê mới nhất , tỉ lệ phụ nữ ở Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa đang có xu hướng gia tăng . Chị em ai cũng có nguy cơ mắc phải những căn bệnh này
Bệnh phụ khoa sẽ khiến chị em phụ nữ gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày . Đặc biệt , có 1 số căn bệnh nguy hiểm , có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em nếu không được điều trị kịp thời
Bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kì 3 – 6 tháng / lần . Việc đi khám định kì sẽ giúp chị em có thể :
+ Phát hiện các viêm nhiễm phụ khoa có thể mắc phải
+ Có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung , u xơ tử cung
+ Kịp thời phát hiện nếu bị lây bệnh qua đường tình dục
+ Giúp phát hiện các dị dạng đường sinh dục có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em
cả phụ nữ dù chưa kết hôn hay đã kết hôn đều có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Nhiều căn bệnh nguy hiểm thường có những biểu hiện rất khó nhận biết , diễn ra âm thầm trong cơ thể, đến khi triệu chứng nặng thì đã quá muộn , gây khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy, Việc khám phụ khoa định kì sẽ giúp chị em có thể phát hiện và phòng ngừa kịp thời
KHI NÀO CHỊ EM CẦN ĐI KHÁM PHỤ KHOA
1 số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh phụ khoa như : vệ sinh không đúng cách , thay đổi thất thường của thời tiết , quan hệ tình dục không an toàn , stress , căng thẳng , điều kiện vệ sinh môi trường , biến đổi trong cơ thể …
Dưới đây là 1 số dấu hiệu bệnh phụ khoa điển hình . Nếu bạn đang có những dấu hiệu này , bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt :
+ Khi đi tiểu có cảm giác đau , buốt , ra máu
+ Âm đạo tiết dịch bất thường ( đen , vàng ) và có mùi khó chịu
+ Cơ quan sinh dục bị ngứa , đau rát , đỏ , xuất hiện vết loét
+ Đau bụng dưới khi quan hệ tình dục
+ Chảy máu sau quan hệ
+ Chảy máu bất thường ngoài chu kì kinh
Trên đây là 1 số dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa tiêu biểu . Tuy nhiên , bác sĩ khuyên chị em nên đi khám định kì . Nó sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh và có hướng điều trị kịp thời
KINH NGHIỆM KHÁM PHỤ KHOA CHỊ EM CẦN BIẾT
Nhắc tới việc đi khám phụ khoa, không phải chị em nào cũng có kinh nghiệm, hầu hết còn e ngại và chủ quan, lo lắng về việc đi khám phụ khoa sẽ xảy ra nhiều vấn đề, thậm chí sợ dư luận xã hội.
Tuy nhiên, đi khám phụ khoa là việc nên làm và được khuyến khích tiến hành định kỳ, do đó, gạt bỏ mọi nỗi sợ cũng như e ngại, chị em cần phải đi khám để bảo vệ cơ thể cũng như bảo toàn chức năng sinh sản của bản thân.
Dưới đây là những kinh nghiệm khám phụ khoa chị em cần biết trước khi đến cơ sở y tế:
Những Điều Cần Làm Trước Khi Đi Khám
– Chọn lựa cơ sở y tế uy tín, tốt và đảm bảo, tránh những viêm nhiễm hay biến chứng không đáng có sau này.
– Trước khi đi khám nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
– Trong vài ngày trước khi đi khám nên tránh sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, tránh quan hệ tình dục… bởi sẽ làm kết quả xét nghiệm có sai lệch.
– Không đi khám phụ khoa vào những ngày chu kỳ kinh nguyệt mà nên đi khám sau khi đã sạch kinh.
– Không uống rượu, bia hay đồ ngọt trước khi đi khám sẽ làm kết quả không chính xác.
– Nên mặc quần áo thoải mái, tốt nhất nên mặc váy đi khám phụ khoa sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.
– Chuẩn bị tài chính để đi khám phụ khoa, dù khám phụ khoa tổng quát không quá đắt nhưng chị em cũng nên chuẩn bị dư ra để phòng ngừa việc nếu có bệnh lý cần phải điều trị hay mua thuốc đắt tiền…
Các Bước Khám Phụ Khoa Cơ Bản Chị Em Cần Xem Qua
Nhiều chị em thường thắc mắc không biết khi đi khám phụ khoa , bác sĩ sẽ tiến hành như thế nào ? Dưới đây là 4 bước cơ kiểm tra phụ khoa cơ bản . Tùy theo từng trường hợp, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác :
- Bước 1 : Kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục xem có hiện tượng bất thường không
1 số hiện tượng viêm nhiễm như : mùi hôi bất thường , khí hư , niêm mạc niệu đạo sưng đỏ …
Kiểm tra nếp gấp âm hộ , âm đạo xem có gì bất thường không
- Bước 2 : Khám bằng phễu mỏ vịt
+ Bác sĩ sẽ sử dụng phễu mỏ vịt để kiểm tra các bộ phận bên trong như : buồng trứng , ống dẫn trứng , cổ tử cung
+ Lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung để phục vụ quá trình xét nghiệm Pap , giúp xác định chính xác trình trạng bệnh
+ Khám phụ khoa có đau không là thắc mắc nhiều chị em đưa ra . Chị em có thể hoàn toàn yên tâm . Chi em sẽ không hề cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình kiểm tra
Bước 3 : Kiểm tra cơ quan sinh dục bằng 2 tay
Việc kiểm tra sẽ giúp:
+ Xác định hình dáng , vị trí tử cung
+ Kiểm tra có dấu hiệu mang thai không qua độ rộng mở của tử cung
+ Ống dẫn chứng bị sưng có thể là biểu hiện mang thai ngoài tử cung
+ Nếu bị đau bụng dưới , khả năng bạn bị nhiễm trùng khá cao
+ Kiểm tra độ mở rộng buồng trứng , các khối u hoặc u nang bất thường
Bước 4 : Kiểm tra trực tràng , hậu môn
Trước khi đi khám phụ khoa , chị em cần lưu ý :
+ Chuẩn bị tâm lí thoải mái , tránh căng thẳng , lo lắng
+ Chia sẻ thẳng thắn với bác sĩ về biểu hiện bất thường , tần suất quan hệ tình dục , thói quen vệ sinh … để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh
+ Trước khi đi khám cần kiêng quan hệ 1 – 2 ngày
+ Vệ sinh âm đạo bằng nước ấm . Không thụt rửa âm đạo bằng các dung dịch có tính kích ứng mạnh
+ Không nên đi khám phụ khoa khi đang trong chu kì kinh . Thời điểm khám tốt nhất là 3 ngày sau khi hết kinh
Không Nên Giấu Bác Sĩ Phụ Khoa Khi Đi Khám
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi tình hình bệnh nhân để việc khám và chẩn đoán được chính xác hơn như đã kết hôn hay chưa, quan hệ tình dục chưa, sinh con hay chưa sinh con…
Chị em nên chân thật trả lời các vấn đề sau để việc khám chữa có kết quả như: Lịch sử quan hệ tình dục, có bị đau khi quan hệ tình dục hay không, tình trạng chu kỳ kinh nguyệt ra sao… Càng nói kỹ, các bác sĩ sẽ có cái nhìn rõ hơn và chẩn đoán tốt hơn so với việc bạn giấu giếm không tiết lộ.
Không nên e ngại trong quá trình khám các cơ quan nhạy cảm bởi đây là điều cần thiết và bác sĩ biết phải làm những gì phù hợp với từng đối tượng đã kết hôn hoặc chưa kết hôn.
Theo quy định của Bộ y tế, khi khám phụ khoa, ngoài người bệnh và bác sĩ phải có thêm 1 người thứ 3, đó là y tá hoặc nhân viên y tế hỗ trợ. Vì thế, chị em có quyền từ chối khám phụ khoa nếu không có người thứ 3.
Những Điều Cần Làm Sau Khi Đi Khám Phụ Khoa
– Chị em cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về uống thuốc, đặt thuốc của bác sĩ, không tự ý dừng uống thuốc hay tự ý thay đổi thuốc, mua thuốc khác về uống sẽ gây hậu quả khó lường.
– Với những trường hợp phải điều trị viêm nhiễm, viêm lộ tuyến… cần nghiêm túc kiêng quan hệ tình dục để bệnh nhanh khỏi, cổ tử cung có thể tái tạo như ban đầu.
– Không tự ý dùng thuốc dân gian, nghe theo lời của người khác bởi mỗi người cơ địa khác nhau, bệnh không giống nhau, dùng thuốc bừa bãi sẽ gây những biến chứng không đáng có.
Trên đây là những điều chị em cần biết về kinh nghiệm khám phụ khoa để chị em xóa bỏ ngại ngùng, mặc cảm để đi khám định kỳ. Việc này sẽ giúp phòng ngừa các bệnh viêm phụ khoa cũng như phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh những biến chứng xấu xảy ra. Nếu bài viết này của thuocthang.com.vn hay và hữu ích thì đừng quên chia sẻ đến nhiều chị em khác nữa nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe !
Hoàng Quyên
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: