Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn… là một trong những vấn đề khiến các ông bố bà mẹ lo lắng nhất trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con yêu của mình. Nỗi lo đó càng nhân lên họ nhìn thấy con mình đi bên cạnh các bạn cùng trang lứa nhưng lớn hơn rất. Rồi hàng loạt cách giúp bé tăng cân được các mẹ áp dụng ráo riết nhưng hiệu quả đôi khi không được như mong đợi. Thuocthang.com.vn thấu hiểu điều này nên đã nghiên cứu và tham vấn từ các chuyên gia cũng như nhiều bà mẹ có kinh nghiệm để chia sẻ đến các mẹ đang áp lực vấn đề này những bí quyết giúp bé tăng cân nhanh và đều, an toàn và hiệu quả nhất.
Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn… là một trong những vấn đề khiến các ông bố bà mẹ lo lắng nhất trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con yêu của mình. Nỗi lo đó càng nhân lên họ nhìn thấy con mình đi bên cạnh các bạn cùng trang lứa nhưng lớn hơn rất. Rồi hàng loạt cách giúp bé tăng cân được các mẹ áp dụng ráo riết nhưng hiệu quả đôi khi không được như mong đợi. Thuocthang.com.vn thấu hiểu điều này nên đã nghiên cứu và tham vấn từ các chuyên gia cũng như nhiều bà mẹ có kinh nghiệm để chia sẻ đến các mẹ đang áp lực vấn đề này những bí quyết giúp bé tăng cân nhanh và đều, an toàn và hiệu quả nhất.
NHỮNG HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG KHI TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG
- Các mẹ cần biết nếu suy dinh dưỡng không được phát hiện kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.
- Suy dinh dưỡng trẻ em làm bé chậm phát triển trí não, phản xạ chậm, thiếu linh hoạt, tiếp thu kém.
- Nguy cơ mắc bệnh ở trẻ tăng cao: Khi bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy,... làm bé càng thêm biếng ăn, gầy guộc.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: bé sẽ bị chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bình thường. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến vóc dáng và thể trạng khi trẻ trưởng thành.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM TĂNG CÂN
Trước hết nên tìm hiểu đúng đắn hơn về vấn đề tăng cân ở trẻ, các nguyên nhân chậm tăng cân để có cách giải quyết phù hợp nhất.
+ Trẻ thiếu hụt dinh dưỡng: thức ăn nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng như sắt, canxi, kẽm, vitamin,… trong những năm đầu đời khiến trẻ chậm phát triển.
+ Trẻ mắc bệnh mạn tính: trẻ sinh non, sứt môi hoặc viêm vòm miệng gặp khó khăn khi ăn uống khiến dinh dưỡng không được hấp thu tối ưu.
+ Trẻ không dung nạp được đạm sữa: Điều này khiến cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng ở trẻ gặp khó khăn.
+ Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, buồn nôn khiến cơ thể không thể hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn khiến trẻ chậm tăng cân.
BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ TĂNG CÂN NHANH
Dưới đây là một số cách giúp trẻ tăng cân mà các mẹ có thể áp dụng.
1. Nên Cho Bé Ăn Từ Những Món Con Thích, Thường Xuyên Đa Dạng Các Món
Mỗi trẻ nhỏ có một sở thích khác nhau về ăn uống. Chính vì vậy, mẹ không nên áp đặt thực đơn của bé khác lên con nhà mình. Để bắt đầu kế hoạch tăng cân cho con, trước tiên mẹ nên cho con ăn những món yêu thích. Sau đó, mẹ hãy khéo léo cho trẻ chuyển dần sang những món ăn giàu dinh dưỡng hơn hoặc pha trộn giữ món ăn trẻ yêu thích và món ăn bạn thêm vào. Sau một thời gian, bé sẽ làm quen được với nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng đấy.
Hơn nữa, trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé, mẹ không nên duy trì một món ăn quá lâu. Việc phải ăn quá lâu một món ăn, trẻ sẽ nhanh chán hay thậm chí không có thói quen với các đồ ăn khác. Nên mẹ hãy tham khảo để từ một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng cho con.
2. Cho Trẻ Uống Nước Hoa Quả Và Sữa Với Lượng Vừa Đủ
Sữa và hoa quả hai thức uống lành mạnh giúp trẻ tăng cân hiệu quả mà mẹ nên bổ sung hàng ngày. Nhưng, không nên lạm dụng vì sẽ khiến trẻ cảm thấy no và không thể nạp thức ăn. Nếu cho trẻ uống với lượng vừa phải, sẽ giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon đồng thời cung cấp vi chất cho cơ thể.
Dù nước hoa quả tươi 100% giàu dinh dưỡng hơn soda nhưng không phải cứ lúc nào bé khát là mẹ lại ngay lập tức cho con uống nước hoa quả. Nên có những giới hạn về lượng nước hoa quả ới bé, nếu không con sẽ giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm khác. Hơn nữa, lượng đường cao trong nước quả có thể gây hỏng men răng và gây khó chịu trong dạ dày.
3. Cung Cấp Dinh Dưỡng Cân Bằng
Đây là cách giúp trẻ tăng cân mà các mẹ nên biết. Muốn trẻ tăng cân, nhất thiết phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé. Theo đó, mẹ nên bổ sung các loại thức ăn giàu đạm, giàu chất béo lành mạnh, chất xơ, cùng các loại vitamin và khoáng chất vào bữa ăn cho con trẻ. Đặc biệt là chất sắt, calci, kẽm, I ốt, vitamin A, D, vitamin nhóm B,… nhằm hỗ trợ trẻ phát triển tốt về thể chất lẫn trí tuệ, Giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hoạt động và bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp bé thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Nhờ đó thúc đẩy trẻ tăng cân nhanh hơn, chỉ số phát triển thể chất và trí não ổn định hơn, cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ chậm tăng cân. Những thực phẩm tốt giúp bé tăng cân như là:
– Quả bơ: Quả bơ chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp bé phát triển. Quả bơ chứa hàm lượng chất béo có lợi rất tốt cho sức khỏe tim mạch và tiêu hóa của con trẻ. Mẹ nên xay bơ nhuyễn cho con ăn dặm hoặc kết hợp bơ với sữa cho trẻ để làm món ăn vặt hoặc ăn phụ tuyệt vời giúp bé tăng cân lành mạnh.
– Thịt, cá: Thịt, cá là hai thực phẩm giàu calo không thể thiếu trong thực đơn để giúp bé tăng cân. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều thịt có thể gây hại cho sức khỏe, vì vậy cha mẹ nên cân đối lượng thịt trong khẩu phần ăn của con.
– Phô mai: Đây là thực phẩm giàu calo cho bé, đồng thời cũng là nguồn đạm và chất béo lý tưởng cho vé đang cần tăng cân.
– Sữa và sữa chua: Hai loại thực phẩm này không chỉ giàu calo, còn kích thích tiêu hóa ở trẻ, giúp bé nhanh chóng có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.
4. Lựa Chọn Đồ Ăn Vặt Lành Mạnh Cho Con
Các mẹ thường quan niệm rằng cho trẻ ăn nhiều đồ vặt là không tốt, khiến trẻ dễ bị sâu răng hoặc có thói quen bỏ bữa chính. Tuy nhiên, mẹ không nhất thiết từ bỏ thói quen ăn vặt của trẻ bằng cách có thể có thể cho trẻ ăn vặt thoải mái với những món ăn lành mạnh như hoa quả, sữa chua, bánh mì bơ đậu phộng, các loại hạt… Những thực phẩm này không khiến trẻ quá no nhưng lại giúp trẻ tăng cân an toàn.
5. Thường Xuyên Kiểm Tra Cân Nặng Của Trẻ
Thường xuyên kiểm tra cân nặng của trẻ là một trong những cách tốt để mẹ có nắm rõ tình hình cân nặng của con. Muốn biết mỗi tháng con tăng giảm ra sao, mẹ nên ghi chép lại cân nặng hàng tháng của con. Dựa trên chỉ số cân nặng đó, mẹ sẽ biết cách mình áp dụng cho con có hữu dụng hay không.
6. Tẩy GiunTheo Định Kì Cho Trẻ
Trẻ nhỏ hay đùa nghịch, cầm nắm thậm chí cho vào miệng bất cứ thứ gì trong tầm với, người lớn chúng ta không thể kiểm soát hết được. Vì thế bạn nên tẩy giun cho bé theo đúng định kỳ như chỉ dẫn của bác sĩ tùy vào độ tuổi của bé.
7. Tiêm Ngừa Phòng Bệnh Cho Trẻ:
Cần tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo các khuyến cáo của bộ Y tế. Các loại vacxin phòng bệnh sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng để có thể chống lại các loại bệnh như suy dinh dưỡng tốt hơn.
8. Tạo Cho Bé Môi Trường Sống Lành Mạnh:
Tạo cho bé không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái, tắm rửa thường xuyên. Vì nếu ở một môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, gần các mầm bệnh khiến bé mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, hay quấy khóc. Làm cho bé kém hấp thu và càng gầy hơn.
9. Tập Cho Bé Ăn Đúng Giờ, Đúng Bữa
Để tránh tình trạng biếng ăn, chán ăn và sụt cân, mẹ hãy cố gắng tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa, tuyệt đối không bỏ bữa chính đặc biệt là bữa sáng. Tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt quá sát bữa ăn vì sẽ khiến bé ngang dạ dẫn đến tình trạng lười ăn. Lên lịch cho bé ăn theo giờ cố định và có thể cho bé ăn tăng cường 4-5 bữa/ngày thay vì chỉ có 3 bữa.
Thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học sẽ giúp hệ tiêu hóa bé hoạt động hiệu quả hơn, tránh tình trạng lười ăn và bỏ bữa ăn, giúp bé cải thiện được cân nặng một cách nhanh chóng.
10. Cho Trẻ Vận Động Thường Xuyên
Cho trẻ vận động thường xuyên cũng là cách giúp trẻ tăng cân. Ở lứa tuổi này, nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để luyện tập cho cơ thể năng động, nhanh nhẹn. Nhưng nhiều mẹ sợ con bị thương nên có xu hướng bao bọc con quá kĩ, hạn chế cho con được tiếp xúc với các hoạt động ngoài trời. Thực tế việc đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Để giúp trẻ tăng cân, mẹ không được phép quên một quy tắc là thường xuyên cho con vận động. Khi được vận động, trẻ sẽ nhanh chóng có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn và cơ thể hấp thu tốt dưỡng chất.
Hoàng Quyên
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: