Tăng cân quá nhanh sẽ gây ra nhiều nguy cơ xấu với cả mẹ bầu và thai nhi. Bác sĩ vẫn luôn lên án quan niệm “ăn cho cả mẹ cả con” của nhiều thai phụ. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ hấp thụ thật nhiều dưỡng chất cả về số lượng và chất lượng trong thai kì, dẫn đến tình trạng thai nhi to quá mức cần thiết, nguy hiểm hơn là những biến chứng khi sinh. Đặc biệt, với những trường hợp sinh con lần đầu hay thuộc các kiểu cơ địa khác nhau, bạn sẽ cảm thấy cơ thể tăng cân rõ rệt hơn.
Trong thời gian đầu mang thai, cần kiểm tra chỉ số BMI của cơ thể, dựa vào đó để lên kế hoạch tăng cân một cách khoa học và hợp lí. BMI đo lượng chất béo trong cơ thể dựa vào cân nặng và chiều cao của bạn, dựa vào đó để xem bạn đang thừa cân, thiếu cân hay cân nặng lí tưởng. Để biết chỉ số BMI, bạn hãy chia cân nặng theo đơn vị kilograms cho chiều cao tính theo mét, hoặc bạn có thể sử dụng một số công cụ online để tính chỉ số này.
Nếu cân nặng của bạn đang mức bình thường trong thời kì đầu thì bạn cần tăng từ 11,5-16 kí, mỗi tháng tăng khoảng 1,5-2 kí. Nếu bạn đang thừa cân thì cần tăng ít hơn, nếu bạn đang thiếu cân thì cần tăng nhiều hơn.
Dưới Đây Là Những Dấu Hiệu Chứng Tỏ Mẹ Đang Tăng Cân Rất Nhanh Trong Thai Kỳ:
Đây là dấu hiệu thường thấy xảy ra ở quý 2 của thai kì. Thai phụ cũng không thể cúi xuống để sờ hay chạm vào ngón chân của mình. Thậm chí, thay vì ngồi, thai phụ cũng phải đứng thường xuyên hơn.
Vì thai phụ không thể cúi người xuống nên họ cần ngồi ổn định tại một chỗ trước khi mặc đồ. (Tương tự như khi mặc quần hay các loại đồ che phần thân dưới khác). Nếu vẫn thấy khó khăn, thai phụ nên nhờ người thân giúp đỡ.
Bắt đầu từ quý hai của thai kỳ, trọng lượng của cơ thể tập trung chủ yếu ở vùng bụng. Vì thế, thai phụ cần điều chỉnh dáng đi sao cho dễ dàng di chuyển nhất. Điều này cũng lí giải lí do vì sao thai phụ không nên đi giầy cao khi mang bầu. Đặc biệt, bụng bầu càng to, tăng cân càng nhiều, thai phụ càng khó khăn khi đi lại.
Chỗ ngồi càng rộng thì thai phụ càng thoải mái. Đối với những trường hợp di chuyển bằng ô tô, thai phụ nên ngồi ghế sau để thuận tiện duỗi tay/ chân khi mỏi.
Bụng bầu càng to, tăng cân càng nhiều, thai phụ càng khó khăn khi đi lại.
Việc tăng cân nhanh khiến bụng bầu cũng sẽ to hơn tuổi thai và nhìn mẹ bầu nặng nề hơn. Đây chính là lý do bạn sẽ thường xuyên bắt gặp câu hỏi: "Bạn sắp sinh à?"
Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đẻ mổ nếu thấy thai nhi quá to. Để tráng những rủi ro khi lâm bồn, bạn nên lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ và kiêng cữ cẩn thận để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.
Cách Để Quản Lí Cân Nặng Trong Quá Trình Mang Thai
Bất kể cân nặng của bạn như thế nào trước khi mang thai thì việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, các loại đậu và hạt, cá, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo. Bởi vì những thực phẩm này an toàn cho người mang thai và không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng cân.
Luôn đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe của mẹ và bé. Nó cũng giúp các bé có một khởi đầu tốt khi có đầy đủ sắt, canxi, axit folic, i-ốt và protein.
Trong khi đó, bạn cũng nên tập các bài tập cường độ nhẹ như đi bộ và các bài tập cho người mang thai. Nếu bạn muốn tập Yoga thì hãy nói chuyện với bác sĩ và người dạy yoga để có bài tập phù hợp với tình trạng cơ thể.
Nên tránh xa các loại thực phẩm khô, đông lạnh, nhiều đường và muối.
Người mang thai nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nhất là trong những tháng đầu do cơ thể mất nước bởi ốm ghén.
Tăng cân là một vấn đề quan trọng trong quá trình mang thai. Tăng quá nhiều cân hơn mức bình thường có thể sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và bé như đái tháo đường, huyết áp, sinh non, thiếu cân.
Hoàng Quyên
Xoắn buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không phát hiện kịp thời, xoắn buồng trứng có thể dẫn tới hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh xoắn buồng trứng sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.
Vô sinh ở nam giới ngày một gia tăng, nên việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản ngày được quan tâm. Những trường hợp vô sinh, không có tinh trùng trong tinh dịch để điều trị cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ để lấy được tinh trùng. Một số biện pháp được áp dụng để lấy tinh trùng được cho là những vị cứu tinh cho cánh đàn ông muốn có con nhưng không thể lấy được tinh trùng bằng biện pháp tự nhiên.
Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Để hiểu rõ hơn kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé!
Nếu mẹ bầu sinh con bằng phương pháp mổ chắc hẳn sẽ rất đau và mất sức, do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh lấy lại sức khỏe, lượng sữa chảy về dồi dào. Vì thế mẹ nên tham khảo một số kiến thức hay về cách ăn uống hợp lý, nguồn thực phẩm nào tốt cho sức khỏe cho mẹ lẫn bé. Dưới đây Wiki Cách Làm sẽ mách nhỏ một số bí quyết hay về việc sau khi sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vết thương ở bụng nhanh lành mà không để lại sẹo.
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh, dày lên hoặc ngược lại, tóc bị rụng nhiều và mỏng đi...
Hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không là tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai. Các bác sỹ đã chỉ ra rằng, các mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.
Bài viết dưới đây sẽ điểm danh các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu hãy ghi nhớ để theo dõi nhé!